Hiện nay, có vô vàn sản phẩm được tung ra thị trường nhưng chưa được kiểm chứng chất lượng. Nhất là đối với những sản phẩm có chứa chất hóa học có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng và còn gây hại với môi trường nếu không được xử lý đúng cách. Đó là lý do các doanh nghiệp cần làm chứng nhận REACH nhằm đảm bảo các hóa chất mà doanh nghiệp sử dụng đạt yêu cầu trong toàn bộ chuỗi cung ứng và trong chính sản phẩm của đơn vị đó.
1. Tiêu chuẩn REACH là gì?
REACH là từ viết tắt của Đăng ký (Registration), Đánh giá (Evaluation), Cấp phép (Authorisation) và Hạn chế các Hóa chất (Restriction of Chemical substances). REACH là một quy định của Liên minh châu Âu (EU) về hóa chất và sử dụng an toàn hóa chất được ban hành ngày 01/06/2007 và sẽ được thực hiện trong nhiều giai đoạn trong vòng 10 năm. Mục đích của quy định này nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho con người và môi trường bằng cách áp dụng các phương pháp đánh giá độ nguy hại của các chất mà không ảnh hưởng đến lưu thông hóa chất trong thị trường EU.
REACH được áp dụng trong tất cả 27 nước thuộc EU. Ngoài ra, Iceland, Lichtenstein và Na Uy, những nước nằm trong vùng kinh tế châu Âu đang có kế hoạch đưa REACH vào áp dụng. Khi áp dụng luật này thì việc xuất khẩu vào các quốc gia này cũng phải tuân thủ REACH giống như các nước thuộc EU.
2. Đối tượng áp dụng REACH là gì?
- Nhà sản xuất
- Đơn vị chứng nhận thứ 3 độc lập (Third Party Certifier - TPC)
- Nhà nhập khẩu/kinh doanh/phân phối
- Người tiêu dùng (cá nhân, tập thể sử dụng chất)
3. Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn REACH là gì?
Tiêu chuẩn REACH có thể áp dụng với những sản phẩm sau:
- Chất (đơn chất và hợp chất)
- Chế phẩm (hỗn hợp hay dung dịch được tạo từ 02 hay nhiều chất)
- Vật phẩm (một vật thể mà hình dáng, bề mặt hay thiết kế đặc biệt tạo ra trong quá trình sản xuất góp phần xác định các chức năng của nó, thay vì thành phần hóa học của nó, ví dụ đồ chơi, giày dép, quần áo, đồ nội thất,…)
4. Tại sao cần làm chứng nhận REACH?
Việc sử dụng các chất có nguy cơ cao (SVHC) cho các mục đích cụ thể, dù với liều lượng lớn hay nhỏ, đều phải được cấp phép. SVHC bao gồm các chất được phân loại thành:
- CMR (Chất gây ung thư, gây đột biến hoặc ảnh hưởng đến khả năng sinh sản)
- PBT (Chất khó phân hủy, tích tụ sinh học)
- vPvBs (Chất rất khó phân hủy và tích tụ sinh học rất cao)
- Các chất được xác định dựa trên bằng chứng khoa học là có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người hoặc môi trường và tương đương với PBT hoặc vPvB.
5. Lợi ích khi chứng nhận REACH
- Chứng nhận REACH là điều kiện bắt buộc khi muốn xuất khẩu hàng vào các nước thuộc Liên minh Châu Âu (EU) và là điều kiện cần khi xuất khẩu vào các nước khác (ví dụ Nhật, Hàn, Úc,…)
- Tại thị trường Việt Nam các doanh nghiệp trong lĩnh vực điện/điện tử mà cụ thể là điện thoại di động và thiết bị media cần làm chứng nhận REACH
- Giảm rủi ro cho doanh nghiệp bằng cách đáp ứng các yêu cầu và tiêu chuẩn quy định.
- Nâng cao chất lượng, độ an toàn của các sản phẩm và quy trình của doanh nghiệp
- Tiết kiệm thời gian và chi phí với dịch vụ thử nghiệm và chứng nhận toàn diện cho doanh nghiệp.
- Đánh giá và quản lý rủi ro về an toàn hóa chất.
6. Quy trình chứng nhận tiêu chuẩn REACH
- Chuẩn bị hồ sơ đăng ký
- Chuẩn bị báo cáo an toàn hóa chất và các dịch vụ liên quan đến Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS/CLP)
- Thử nghiệm hóa học (chất bị hạn chế sử dụng, chất có nguy cơ cao (SVHC))
- Đào tạo (đào tạo nội bộ và đào tạo nhà cung cấp)
LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ:
Ms. Phương - 0987.953.530
Email: phuongmkt.ahead@gmail.com
* Địa chỉ văn phòng AHEAD:
- Trụ sở Hà Nội: Số 18 Tam Trinh, Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.
- Đà Nẵng: 498 Bùi Trang Chước, Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.
- Hồ Chí Minh: 8/29 Hoàng Hoa Thám, Phường 7, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
Bình luận: