TCVN 5603:2023 - NGUYÊN TẮC CHUNG VỀ VỆ SINH THỰC PHẨM

TCVN 5603:2023 - NGUYÊN TẮC CHUNG VỀ VỆ SINH THỰC PHẨM

2024-05-18 11:35:37 616

Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể, đảm bảo cho cơ thể hoạt động và làm việc hiệu quả. Tuy nhiên, đó cũng là nguồn gây bệnh tiềm ẩn khi thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. Trước tình hình đó Nhà nước đã ban hành các nghị định hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm bao gồm:

Nghị định 85/2019/NĐ-CP quy định thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm;

Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm;

Nghị định 09/2016/NĐ-CP quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm;

Nghị định 178/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm;

Nghị định 91/2012/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm;

Nghị định 38/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm.

Bên cạnh đó, việc xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm là yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay. Gần đây, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định số 586/QĐ-BKHCN về công bố tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5603:2023 “Nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm”. Theo đó, tiêu chuẩn HACCP do Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (CODEX) ban hành đã được biên soạn thành tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam, với số hiệu TCVN 5603. TCVN 5603:2023 là phiên bản thứ tư, được biên soạn trên cơ sở tiêu chuẩn CODEX là CXC 1 (2020) và thay thế TCVN 5603:2008.

Khái quát về TCVN 5603:2023 về vệ sinh thực phẩm

TCVN 5603:2023 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F3 Nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Tiêu chuẩn này đưa ra các nguyên tắc chung để sản xuất thực phẩm an toàn và phù hợp cho nhu cầu tiêu dùng dựa trên các biện pháp kiểm soát vệ sinh và an toàn thực phẩm cần thiết được thực hiện trong sản xuất (bao gồm cả sản xuất ban đầu), chế biến, chuẩn bị, bao gói, bảo quản, phân phối, bán lẻ, kinh doanh dịch vụ ăn uống, vận chuyển thực phẩm cũng như các biện pháp kiểm soát an toàn thực phẩm cụ thể sẽ được áp dụng ở các bước nhất định trong toàn bộ chuỗi thực phẩm, khi thích hợp.

So với phiên bản năm 2008, TCVN 5603:2023 có nhiều thay đổi nhất định.

Trước tiên, về mặt cấu trúc tiêu chuẩn, TCVN 5603:2023 được bố cục lại gồm hai chương: Chương 1 - Thực hành vệ sinh tốt (GHP), Chương 2 - Hệ thống phân tích mối nguy, điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), với các nội dung hướng dẫn chi tiết.

Thứ hai, về nội dung, TCVN 5603:2023 đã được bổ sung một số nội dung như quy định về cam kết của lãnh đạo doanh nghiệp trong việc áp dụng HACCP, quy định về cải tiến liên tục, khiến tiêu chuẩn này tiến gần hơn với các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý của ISO. TCVN 5603:2023 cũng yêu cầu cơ sở sản xuất phải áp dụng tiêu chuẩn thực chất hơn, trở thành “văn hóa an toàn thực phẩm”, thể hiện trong việc nâng cao ý thức vệ sinh thực phẩm cho toàn thể nhân viên, cải tiến chương trình đào tạo cán bộ, nhân viên về vệ sinh và an toàn thực phẩm. Song song các mối nguy vật lý, hóa học và sinh học, TCVN 5603:2023 còn bổ sung quy định bắt buộc kiểm soát chất gây dị ứng. TCVN 5603:2023 cũng bổ sung yêu

Mục đích ban hành tiêu chuẩn TCVN 5603:2023 về nguyên tắc chung vệ sinh thực phẩm là gì

- Cung cấp các nguyên tắc và hướng dẫn về việc áp dụng các GHP được áp dụng trong toàn bộ chuỗi thực phẩm để cung cấp thực phẩm an toàn và phù hợp cho nhu cầu tiêu dùng;
- Cung cấp hướng dẫn về việc áp dụng các nguyên tắc HACCP;
- Làm rõ mối quan hệ giữa GHP và HACCP;
- Cung cấp cơ sở để có thể thiết lập các quy phạm thực hành dành riêng cho ngành và sản phẩm.

Nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm tại TCVN 5603:2023 gồm những gì

      1. An toàn thực phẩm và sự phù hợp của thực phẩm cần được kiểm soát bằng cách sử dụng các phương pháp phòng ngừa dựa trên cơ sở khoa học, ví dụ hệ thống vệ sinh thực phẩm. GHP phải đảm bảo rằng thực phẩm được sản xuất và xử lý trong môi trường giảm thiểu sự có mặt của các chất ô nhiễm.
      2. Các chương trình tiên quyết được áp dụng đúng cách, bao gồm GHP, cần cung cấp nền tảng cho hệ thống HACCP có hiệu lực.
      3. Mỗi cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần nhận thức được các mối nguy liên quan đến nguyên liệu, các thành phần khác, quá trình sản xuất hoặc chuẩn bị và môi trường mà thực phẩm được sản xuất và/hoặc xử lý, phù hợp với sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
      4. Tùy thuộc vào bản chất của thực phẩm, quá trình sản xuất thực phẩm và khả năng gây ra các ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe, để kiểm soát các mối nguy có thể áp dụng GHP, bao gồm, khi thích hợp, một số GHP cần được chú ý nhiều hơn vì chúng có tác động lớn hơn đến an toàn thực phẩm. Khi áp dụng riêng GHP không đủ để kiểm soát thì phải áp dụng kết hợp cả GHP và các biện pháp kiểm soát bổ sung tại các CCP.
      5. Các biện pháp kiểm soát cần thiết để đạt được mức độ an toàn thực phẩm đến mức chấp nhận được, cần được xác nhận hiệu lực một cách khoa học
      6. Việc áp dụng các biện pháp kiểm soát phải được giám sát, các hành động khắc phục, kiểm tra xác nhận và tài liệu, phải phù hợp với bản chất của sản phẩm thực phẩm và quy mô của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
      7. Hệ thống vệ sinh thực phẩm cần được xem xét để xác định xem có cần sửa đổi hay không. Việc này cần được thực hiện định kỳ và bất cứ khi nào có sự thay đổi đáng kể có thể tác động đến các mối nguy tiềm ẩn và/hoặc các biện pháp kiểm soát (ví dụ: quá trình mới, thành phần mới, sản phẩm mới, thiết bị mới, kiến thức khoa học mới) liên quan đến sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
      8. Việc trao đổi thông tin thích hợp về thực phẩm và quá trình sản xuất thực phẩm cần được duy trì giữa tất cả các bên liên quan để đảm bảo an toàn thực phẩm và sự phù hợp của thực phẩm trong toàn bộ chuỗi thực phẩm.cầu về truy xuất nguồn gốc sản phẩm và nhấn mạnh hướng dẫn người tiêu dùng về việc áp dụng các biện pháp vệ sinh thực phẩm phù hợp như rửa tay đúng cách, bảo quản và nấu nướng đúng cách, tránh ô nhiễm chéo. Sự ra đời của TCVN 5603:2023 góp phần nâng cao chất lượng, sự an toàn của sản phẩm cung cấp ra thị trường, đồng thời góp phần tích cực tăng uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn TCVN 5603:2023

       ◾ Bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng: TCVN 5603 đảm bảo rằng thực phẩm được sản xuất, chế biến, vận chuyển và lưu trữ một cách an toàn, không gây hại đến sức khỏe của người tiêu dùng. Điều này giúp giảm nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn, virus, chất ô nhiễm hay các chất độc hại có thể có trong thực phẩm.
       ◾ Tăng cường chất lượng sản phẩm: Áp dụng TCVN 5603 đảm bảo rằng quy trình sản xuất và chế biến thực phẩm tuân thủ các yêu cầu về vệ sinh và an toàn. Điều này giúp nâng cao chất lượng thực phẩm, bảo đảm rằng chúng đáp ứng được các tiêu chuẩn về dinh dưỡng, hương vị, hình thức và tính an toàn.
       ◾ Xây dựng lòng tin và niềm tin của khách hàng: Áp dụng 5603 giúp xây dựng lòng tin và niềm tin của khách hàng. Khi khách hàng biết rằng sản phẩm được sản xuất và cung cấp theo các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng, họ sẽ tin tưởng và có xu hướng lựa chọn những sản phẩm đó. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng và tăng cường sự cạnh tranh trên thị trường.
       ◾ Tuân thủ quy định pháp luật: Áp dụng TCVN 5603 giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến an toàn thực phẩm. Điều này giúp tránh vi phạm pháp luật, tránh các hậu quả pháp lý và xây dựng một hình ảnh đáng tin cậy trong cộng đồng kinh doanh.
       ◾ Mở rộng thị trường và xuất khẩu: Áp dụng TCVN 5603 giúp doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu xuất khẩu và tiếp cận các thị trường khó tính. Các quốc gia và tổ chức quốc tế thường yêu cầu các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm nghiêm ngặt và việc tuân thủ TCVN này giúp doanh nghiệp mở rộng cơ hội xuất khẩu và tăng cường cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Các bước triển khai TCVN 5603:2023 trong tổ chức:

Trình tự áp dụng tiêu chuẩn này gồm các bước cơ bản sau:

    1.Thành lập nhóm dự án;
    2. Ghi chép, thuyết minh về thực phẩm (tính an toàn, thời hạn sử dụng, bao gói, hình thức phân phối);
    3. Xác nhận phương pháp sử dụng thực phẩm;
    4. Vạch sơ đồ trình tự chế biến thực phẩm;
    5. Kiểm tra tại nhà máy trình tự chế biến thực phẩm.
    6. Nhận diện mối nguy;
    7. Xác định điểm kiểm soát tới hạn ;
    8. Xác định giới hạn tới hạn cho mỗi CCP;
    9. Thiết lập thủ tục giám sát CCP;
    10. Thiết lập kế hoạch hành động khắc phục khi giới hạn tới hạn bị phá vỡ;   
    11. Xây dựng thủ tục thẩm tra hệ thống;
    12. Thiết lập thủ tục lưu trữ hồ sơ

*Liên hệ để được tư vấn và chứng nhận:

Ms. Mỹ Hạnh:      0935.516.518
Ms. Hải Trường:   0986.077.845

*Văn phòng AHEAD:

Hà Nội: Số 18 Tam Trinh, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
Đà Nẵng: 498 Bùi Trang Chước, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: 8/29 Hoàng Hoa Thám, phường 7, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

Bình luận:

Trụ sở chính: AHEAD Hà Nội

Số 18 Tam Trinh, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
Phone:

0913567755 - 0919442077

Email:

sale@ahead.com.vn

VPĐD 1: AHEAD Hồ Chí Minh

8/29 Hoàng Hoa Thám, phường 7, quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh
Phone:

0986.077.845

VPĐD 2: AHEAD Đà Nẵng

498 Bùi Trang Chước, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, Tp Đà Nẵng
Phone:

0935.516.518