TCVN 12257:2018 - Bao bì và môi trường - Tái chế vật liệu

TCVN 12257:2018 - Bao bì và môi trường - Tái chế vật liệu

2024-04-08 16:35:41 742

Bao bì đóng một vai trò quan trọng trong hầu hết các ngành công nghiệp, lĩnh vực và chuỗi cung ứng. Bao bì phù hợp là rất cần thiết để ngăn ngừa sự thất thoát hàng hóa và giảm tác động đến môi trường. Sử dụng bao bì hiệu quả góp phần tích cực để đạt được một xã hội bền vững.

Tuy nhiên, theo Báo cáo Chương trình giám sát và đánh giá rác thải nhựa ở bờ biển Việt Nam năm 2020 của Liên minh Quốc tế Bảo tồn thiên nhiên (IUCN) cho thấy, Việt Nam là một trong những quốc gia có lượng CTR xả ra biển nhiều nhất trên thế giới (trong số 20 quốc gia được nghiên cứu), mỗi năm, lượng CTR thải ra biển khoảng 0,28 - 0,73 triệu tấn, tương đương 6% tổng lượng rác thải nhựa đại dương. Chỉ tính riêng 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và túi ni lông khó phân hủy.

Điều đáng nói là, với lượng chất thải nhựa (CTN) thải ra môi trường lớn như vậy, nhưng việc phân loại, thu gom, tái chế và xử lý CTN còn hạn chế, chỉ có khoảng 11 - 12 % lượng CTN, túi ni lông được xử lý, tái chế theo đúng quy định, số còn lại chủ yếu là chôn lấp, đốt và thải ra môi trường. Trong khi, CTN phát sinh từ sinh hoạt, tiêu dùng của người dân thì hầu hết chưa được phân loại tại nguồn, CTN và túi ni lông được thu gom từ hộ gia đình, chợ, khu vực công cộng được vận chuyển và xử lý cùng với chất thải rắn (CTR) sinh hoạt.

Nhằm giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa, phòng, chống ô nhiễm rác thải nhựa đại dương, Nhà nước ban hành luật bảo vệ môi trường năm 2005 và năm 2014 quy định thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 (có hiệu lực từ 1/1/2022) đã quy định về trách nhiệm tái chế, trách nhiệm thu gom xử lý chất thải. Các Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường của Chính phủ ban hành gần đây cũng đã quy định cụ thể trách nhiệm này.

Bao bì sẽ phải áp dụng thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm bao bì từ năm 2024. Có 6 nhóm bao bì nằm trong đối tượng phải áp dụng là thực phẩm; mỹ phẩm; thuốc; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thú y; chất tảy rửa, chế phẩm gia dụng nông, nghiệp, y tế và xi măng. Ngoại trừ các trường hợp nhà sản xuất, nhập khẩu sản phẩm bao bì để xuất khẩu hoặc tạm nhập tái xuất hoặc sản xuất nhập khẩu cho mục đích nghiên cứu, học tập thử nghiệm. Các nhà sản xuất bao bì có doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm trước dưới 30 tỷ đồng; Nhà nhập khẩu bao bì có tổng giá trị nhập khẩu (tính theo trị giá hải quan) của năm trước dưới 20 tỷ đồng cũng được loại trừ.

Tổng quan TCVN 12254

TCVN 12254 (ISO 18601) định rõ mối tương quan trong phạm vi của bộ tiêu chuẩn về tác động môi trường của bao bì trong suốt vòng đời của chúng.

Các tiêu chuẩn này sẽ giúp xác định cách thức lựa chọn bao bì tối ưu và cần thay đổi bao bì để đảm bảo tái sử dụng hoặc thu hồi sau khi sử dụng. Việc chứng minh sự đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này có thể được thực hiện bởi nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp, người sử dụng hoặc người mua, hoặc bởi sự hỗ trợ của cơ quan độc lập.

Quy trình đánh giá bao bì có thể thu hồi thông qua tái chế vật liệu

Mục tiêu: Để xác định tiêu chí cần phải quan tâm khi đánh giá sự phù hợp của bao bì đối với việc tái chế vật liệu. Các tiêu chí cho tái chế phải được xem xét trong bối cảnh bao gồm tất cả các khía cạnh, từ thiết kế, sản xuất, sử dụng qua thu gom và phân loại đến khi bao bì được thu hồi thông qua tái chế vật liệu, cũng như sự phát triển của các công nghệ tái chế.

Kiểm soát kết cấu/thành phần và gia công bao bì: Đảm bảo thiết kế của bao bì đã xem xét các khía cạnh quan trọng đối với việc tái chế vật liệu dùng để sản xuất bao bì. Kiểm soát việc lựa chọn nguyên liệu được sử dụng trong các công đoạn sản xuất/đóng gói/làm đầy và nếu được, cả công đoạn thu gom/phân loại để bảo đảm quá trình tái chế không bị tác động tiêu cực

Sự phù hợp với công nghệ tái chế vật liệu sẵn có: Đảm bảo thiết kế của bao bì có sử dụng các vật liệu hoặc tổ hợp vật liệu phù hợp, tương thích với các công nghệ tái chế phù hợp dùng để tái chế vật liệu sử dụng trong bao bì được giám sát, ghi lại và các ghi chép sẵn có để thiết kế.

Chất thải ra môi trường của quá trình tái chế bao bì sau sử dụng: Cần lưu ý đến những thay đổi tiềm ẩn của các chất thải ra môi trường phát sinh từ bao bì đã sử dụng hoặc sản phẩm còn lại trong quá trình tái chế.

Quy trình đánh giá tiêu chí có thể tái chế

Mục tiêu: Để đánh giá mối quan hệ lẫn nhau giữa các tiêu chí khác nhau hỗ trợ cho các yêu cầu tái chế

Tiêu chí thiết kế: Thiết kế bao bì, bao gồm kết cấu, thành phần, sự kết hợp và khả năng phân tách của các bộ phận phải sao cho đảm bảo thỏa mãn với các yêu cầu kỹ thuật của các công nghệ tái chế liên quan, cho phép tỷ lệ phần trăm theo khối lượng vật liệu nhất định được tái chế …

Tiêu chí sản xuất:

     + Nguyên liệu thô và thành phần vật liệu trong sản xuất, chuyển đổi và làm đầy
     + Kiểm soát sự thay đổi trong quá trình sản xuất
     + Tiêu chí sử dụng
     + Tiêu chí thu gom/phân loại

Rác thải nhựa đang là hiểm họa môi trường toàn cầu. Cùng với các quốc gia trên thế giới, Việt Nam đang nỗ lực để loại bỏ ô nhiễm do rác thải nhựa gây ra. Do đó, ngành công nghiệp tái chế tại Việt Nam có vai trò hết sức quan trọng trong giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa và bảo vệ môi trường. Theo đó, cần thực thi đồng bộ các giải pháp mang tính pháp lý, kinh tế và nâng cao nhận thức cộng đồng, thay đổi thói quen tiêu dùng và thải bỏ chất thải nhựa. Các biện pháp tận dụng, tái chế rác thải nhựa không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn có ý nghĩa về phát triển bền vững, mục tiêu mà mọi quốc gia đều hướng đến.

* Xin liên hệ với Chúng tôi để được tư vấn và chứng nhận:

Ms. Mỹ Hạnh - 0935.516.518
Ms. Hải Trường - 0986.077.845

* Văn phòng AHEAD:

    ◾ Hà Nội: Số 18 Tam Trinh, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
    ◾ Đà Nẵng: 498 Bùi Trang Chước, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
    ◾ Hồ Chí Minh: 8/29 Hoàng Hoa Thám, phường 7, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

Bình luận:

Trụ sở chính: AHEAD Hà Nội

Số 18 Tam Trinh, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
Phone:

0913567755 - 0919442077

Email:

sale@ahead.com.vn

VPĐD 1: AHEAD Hồ Chí Minh

8/29 Hoàng Hoa Thám, phường 7, quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh
Phone:

0986.077.845

VPĐD 2: AHEAD Đà Nẵng

498 Bùi Trang Chước, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, Tp Đà Nẵng
Phone:

0935.516.518