QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN NÔNG SẢN XUẤT KHẨU THỊ TRƯỜNG EU

QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN NÔNG SẢN XUẤT KHẨU THỊ TRƯỜNG EU

2023-10-16 16:27:45 685

Hiện nay, có nhiều nhà sản xuất lo sợ rằng tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang Châu Âu rất phức tạp nên đã bỏ lỡ nhiều cơ hội để có thể xuất khẩu thực phẩm, xuất khẩu nông sản sang Châu Âu. Nhưng những tiêu chuẩn đó đều là những yêu cầu bắt buộc, là kết quả của bộ luật hoặc quy định của nước nhập khẩu đưa ra. Để có thể xuất khẩu nông sản sang Châu Âu, bất cứ nhà sản xuất nào cũng phải đáp ứng được các quy định, tiêu chuẩn đó. 

Dưới đây AHEAD đã tổng hợp một số quy định, tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang Châu Âu, Quý doanh nghiệp cùng tham khảo:

I. Quy định tiêu chuẩn nông sản xuất khẩu thị trường EU

1. Qui định chất lượng thương mại và ghi nhãn mác

Cộng đồng Châu Âu yêu cầu rau quả tươi nhập khẩu phải đáp ứng tiêu chuẩn thị trường của EU về chất lượng và ghi nhãn. Việc kiểm soát được cơ quan thanh tra tiến hành tại địa điểm nhập khẩu hoặc trong một vài trường hợp được kiểm chứng tại nước thứ ba, tại địa điểm xuất khẩu.

2. Quy định về an toàn thực phẩm

Các nước trong cộng đồng Châu Âu tiếp tục giảm mức dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật cho phép với các sản phẩm. Với nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật hiện đã có các mức dư lượng chung áp dụng cho toàn bộ Cộng đồng Châu Âu. Tuy nhiên, một số loại thuốc thì mức dư lượng lại khác nhau giữa các nước. Mỗi quốc gia phải xác định là đáp ứng được các quy định (thường là thông qua bộ nông nghiệp) tại địa điểm nhập khẩu. Trường hợp các nước trong Cộng đồng Châu Âu chưa thiết lập được mức dư lượng tối đa, các nhà xuất khẩu yêu cầu cần phải có giấy phép nhập khẩu.

3. Truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Để đối phó với những vấn đề gần đây về an toàn thực phẩm và khủng bố toàn cầu, nhiều chính phủ đang tăng cường kiểm soát ở tất cả các công đoạn sản xuất, chế biến và phân phối thực phẩm nhằm bảo vệ người tiêu dùng khỏi các nguy cơ ô nhiễm sinh học, hóa học và môi trường lên thực phẩm. Truy xuất là khả năng theo dõi sự di chuyển của thực phẩm qua các công đoạn nhất định trong việc sản xuất, chế biến và phân phối. Nó cũng giúp tăng cường hiệu quả trong việc thu hồi các loại thực phẩm bị ô nhiễm. Hơn thế nữa, chúng cũng giúp xác định gốc rễ của một vấn đề an toàn thực phẩm, tuân thủ các quy định pháp luật và đạt được sự mong đợi của người tiêu dùng về an toàn và chất lượng khi mua nông sản nhập khẩu.

Các quy định của Cộng đồng Châu Âu về truy xuất nguồn gốc sản phẩm có hiệu lực từ tháng 1 năm 2005. Để tuân thủ những quy định này, điều quan trọng là các nhà nhập khẩu EU xác định rõ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Chính vì lý do đó, yêu cầu các nhà xuất khẩu tuân thủ các qui định về truy xuất nguồn gốc thậm trí trong trường hợp các nhà xuất khẩu tại các nước đối tác thương mại theo luật không đòi hỏi phải thỏa mãn yêu cầu về truy xuất nguồn gốc áp dụng trong cộng đồng Châu Âu.

4. Qui định kiểm dịch thực vật

Các nhà sản xuất phải tuân thủ quy định kiểm dịch thực vật nhằm ngăn ngừa sự xâm nhập và lan truyền của bệnh dịch và sâu hại sang các vùng khác. Các nước nhập khẩu chính trên thế giới tiến hành phân tích rủi ro của dịch hại nhằm xác định mức độ rủi ro của mỗi sản phẩm nhập khẩu và kiểm tra sản phẩm tại nơi đến để đảm bảo rằng mức rủi ro đó không bị vượt quá mức qui định.

Để xuất khẩu nông sản sang Châu Âu, các nhà sản xuất và xuất khẩu phải tuân thủ các quy định về sức khỏe thực vật của Châu Âu. Các quy định được áp dụng ngay tại địa điểm nhập khẩu.

5. Khai báo hải quan

Khâu cuối cùng cho nông sản được nhập khẩu phụ thuộc vào Cơ quan Hải quan ở nước nhập khẩu. Để thông qua Hải quan, nhà xuất khẩu phải điền những thông tin cần thiết vào mẫu tờ khai và trả tất cả các khoản phí. Do quá trình xử lý những mẫu đơn này có thể tiêu tốn thời gian, một số nước hiện nay đã đưa ra chương trình khai báo hải quan trước để tiết kiệm thời gian. Điều này có nghĩa là các nông sản có thể được khai báo hải quan tại nước xuất khẩu do các cơ quan chức năng và các cơ quan này có thể đảm bảo các quy định đối với sản phẩm đã được tuân thủ đầy đủ. Việc không tuân thủ một số các quy định của nước nhập khẩu sẽ có thể là nguyên nhân từ chối sản phẩm.

Những thủ tục khai báo hải quan trong Cộng đồng Châu Âu (EU) khác nhau tùy thuộc từng nước. Tuy nhiên, rất nhiều nước ở đây có hệ thống hải quan điện tử và các chương trình khác giúp đẩy nhanh thời gian khai báo.

II. Một số chứng nhận hữu cơ

Chứng nhận hữu cơ chính là một trong những kiểm nghiệm chính xác nhất giúp người tiêu dùng an tâm hơn khi sử dụng thực phẩm organic. Hầu hết các thực phẩm organic được công nhận bởi các chứng nhận hữu cơ đều có quá trình trồng trọt, chăn nuôi hoàn toàn không sử dụng thuốc trừ sâu hóa học, phân bón hóa học (đối với sản phẩm trồng trọt) hoặc hoàn toàn không sử dụng thuốc kháng sinh, hormone, thức ăn công nghiệp (đối với sản phẩm chăn nuôi).

Các chứng nhận hữu cơ uy tín nhất trên thế giới hiện nay có thể kể đến bao gồm:

Chứng nhận hữu cơ

Nội dung

Chứng nhận hữu cơ USDA - Mỹ

USDA là từ viết tắt của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (United States Department of Agriculture) thuộc Ủy ban Hữu cơ Quốc gia. Đây là cơ quan đặc trách phát triển và thực thi chính sách của chính phủ Hoa Kỳ về nông nghiệp, nông trại và thực phẩm. 

Đây là chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ nghiêm ngặt nhất. Cơ quan này yêu cầu sản phẩm chứa 95% thành phần hữu cơ mới được sử dụng logo. USDA cũng không cho phép sử dụng chất bảo quản tổng hợp và hầu hết các  thành phần hóa học khi chế biến cũng như các hoạt động hữu cơ phải chứng minh rằng họ bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học.

Chứng nhận hữu cơ EU - Liên Minh Châu Âu

Chứng nhận hữu cơ EU do Liên minh châu Âu EU kiểm soát và cấp giấy chứng nhận. Đây là chứng nhận nhằm kiểm tra độ an toàn, độ sạch của thực phẩm hoặc mỹ phẩm. Mỗi chứng nhận đều được yêu cầu riêng nghiêm ngặt từ giống, nguồn nước, vùng đệm, vật liệu, độ đa dạng sinh học, đầu vào hữu cơ.

Chứng nhận hữu cơ JAS - Nhật Bản

JAS là tên gọi tắt của Japanese Agricultural Standards System, có nghĩa là tiêu chuẩn hữu cơ nông nghiệp Nhật Bản do Bộ nông nghiệp Nhật Bản đưa ra quy định về tiêu chí cho các sản phẩm, nhãn mác tạo điều kiện thuận lợi cho sự lựa chọn của người tiêu dùng.

Chứng nhận hữu cơ Naturland - Đức

Đây là chứng nhận hữu cơ nghiêm ngặt tại Đức, được quản lý bởi Naturland Zeichen GmbH tại Đức với độ tin cậy và phạm vi phổ biến toàn thế giới.

Chứng nhận Cosmebio - Pháp

Là Tổ chức phi chính phủ của Pháp ra đời năm 2002 nhằm tập hợp lại các nhà sản xuất mỹ phẩm được chứng nhận hữu cơ bở các tổ chức kiểm định độc lập với mục đích tuyên truyền các sản phẩm hữu cơ đến người tiêu dùng Pháp.

Chứng nhận hữu cơ ACO - Úc

ACO là từ viết tắt của Austrailian Certified Organic, là cơ quan chứng nhận lớn nhất của Úc về sản phẩm hữu cơ và năng lượng sinh học, có độ uy tín cao và được sử dụng rộng khắp châu Mỹ, châu Âu và châu Á. Các sản phẩm nhận được chứng nhận ACO chứa ít nhất 95% thành phần được chứng nhận hữu cơ.

5% còn lại là thành phần thực vật được sản xuất tự nhiên, nếu có sử dụng chất bảo quản/phụ gia phải là tự nhiên được cho phép. Vì thế, các sản phẩm dán nhãn ACO tạo được niềm tin đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.

Chứng nhận hữu cơ NASAA (NCO) - Úc

Chứng nhận hữu cơ NASAA hay còn gọi là tiêu chuẩn hữu cơ Úc và chứng nhận hữu cơ quốc tế (NCO), thuộc sở hữu của Hiệp hội Quốc gia về Nông nghiệp bền vững Úc, cung cấp các dịch vụ chứng nhận cho các nhà khai thác trong nội địa Úc và quốc tế.

Chứng nhận hữu cơ Onecert

Onecert là cơ quan kiểm tra và chứng nhận nông nghiệp hữu cơ toàn cầu. Cơ quan này thực hiện các chứng nhận hữu cơ của USDA (Hoa Kỳ), EU EC834/2007 (Châu Âu), JAS (Nhật Bản) và kiểm định mẫu vật.

Chứng nhận hữu cơ Ecocert - Pháp

Chứng nhận hữu cơ Ecocert được các nhà nông lâm học Pháp thành lập năm 1991 nhằm thiết lập các tiêu chuẩn và chứng nhận các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.

Các nhà sản xuất được chứng nhận Ecocert đều đảm bảo: Tối thiểu 95% trên tổng thành phần nguồn gốc tự nhiên, không chứa thành phần biến đổi gen, phenoxyethanol, thành phần có nguồn gốc từ dầu mỏ hay hóa học tổng hợp, không thử nghiệm trên động vật. Quy trình sản xuất được quản lý nghiêm ngặt, chất liệu đóng gói đảm bảo tự phân hủy sinh học hoặc có thể tái chế.

Chứng nhận hữu cơ BioGro - New Zealand

 

Chứng nhận hữu cơ BioGro được thành lập để kiểm tra sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ hay không. Sản phẩm đạt chứng nhận đảm bảo thu được bằng phương pháp trồng trọt hữu cơ, không phân bón hóa học, không thuốc trừ sâu và tia phóng xạ, không biến đổi gen hay sử dụng màu, hương liệu tổng hợp để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.

Chứng nhận hữu cơ Bio - Đức

Đây là chứng nhận hữu cơ của Đức lập ra để kiểm soát các sản phẩm hữu cơ với những tiêu chí khắt khe, nghiêm khắc đủ để mang lại niềm tin khi sử dụng các mặt hàng của người dân trên thế giới.

Chứng nhận hữu cơ Soil Association - Anh

Chứng nhận này yêu cầu các sản phẩm phải thể hiện tỉ lệ hữu cơ trên nhãn sản phẩm. Một sản phẩm được gọi là hữu cơ khi sản phẩm đó chứa 95% thành phần hữu cơ. Đặc biệt, Soil không tính thành phần nước trong sản phẩm nhưng nếu nước được dùng để tạo ra một thành phần nào đó thì trọng lượng của nước so với trọng lượng của loại thực vật được sử dụng sẽ quyết định tỷ lệ hữu cơ. Đây là cách ngăn ngừa việc nhà sản xuất làm tăng tỉ lệ thành phần hữu cơ trong sản phẩm của mình bằng nước gốc thực vật.

Chứng nhận hữu cơ ICEA - Ý

ICEA là Viện chứng nhận môi trường, một tổ chức chứng nhận ở Ý. ICEA hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực chứng nhận và giám định các sản phẩm trong lĩnh vực thực phẩm, trên cơ sở cả các tiêu chuẩn quy định và tự nguyện. ICEA cam kết hỗ trợ mô hình phát triển bền vững nhằm bảo vệ môi trường và lãnh thổ cũng như đảm bảo, kiểm soát chất lượng cho sản phẩm ở nhiều lĩnh vực khác nhau, từ canh tác hữu cơ đến nuôi trồng thủy sản, từ chứng nhận chuỗi ngắn cho các sản phẩm chay, thuần chay và không chứa gluten.

Chứng nhận hữu cơ Natrue - Pháp

Đây là chứng nhận của Hội chợ hữu cơ Marjolaine, tiêu chuẩn của Natrue được xem là khắt khe nhất trong các tổ chức chứng nhận hữu cơ tại Pháp.

Chứng nhận hữu cơ Ecogarantie - Bỉ

Là một nhãn chứng nhận của Bỉ để chứng nhận các sản phẩm hàng hóa hữu cơ, bền vững, có cấp độ ở cộng đồng châu Âu. Ecogarantie ra đời năm 2005 như một bộ quy cách duy nhất, được kiểm tra hàng năm, cho các sản phẩm hữu cơ sinh thái, bền vững từ sản phẩm chăm sóc cá nhân đến các sản phẩm giặt tẩy.

Chứng nhận hữu cơ MAFRA - Hàn Quốc

Là chứng nhận hữu cơ do Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc ban hành. Người tiêu dùng dễ dàng nhận biết để sử dụng sản phẩm an toàn tuyệt đối cho sức khỏe.

Chứng nhận hữu cơ AB – Pháp

AB là từ viết tắt của Agriculture Biologique, có nghĩa là “canh tác hữu cơ”. AB dựa trên các quy định cụ thể về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, hệ sinh thái môi trường & con người cùng phương pháp canh tác. Đây là thương hiệu được tin dùng nhất tại Pháp.

Chứng nhận hữu cơ PGS – thành lập năm 2004

Là Tổ chức chứng nhận hữu cơ tại Việt Nam, cung cấp chứng nhận cho các sản phẩm nông nghiệp như rau hữu cơ, thịt lợn hữu cơ. Vào năm 2004, Liên đoàn quốc tế các phong trào nông nghiệp hữu cơ (IFOAM) chấp nhận PGS là một hệ thống đảm bảo có giá trị cho các sản phẩm hữu cơ đặc biệt là cho thị trường nội địa.

Trên đây là một số quy định, tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang Châu Âu, những đơn vị sản xuất hay Doanh nghiệp làm thương mại trước khi xuất khẩu nông sản sang Châu Âu nên tìm hiểu kĩ để tránh lô hàng bị trả về và những thiệt hại không mong muốn. 

* Liên hệ với Chúng tôi để được tư vấn miễn phí:

Ms. Mỹ Hạnh - 0935.516.518 
Ms Trường - 0986.077.845

* Văn phòng AHEAD:

Hà Nội: Số 18 Tam Trinh, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Đà Nẵng: 498 Bùi Trang Chước, Cẩm Lệ, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: 8/29 Hoàng Hoa Thám, Phường 7, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.

  • Từ khóa:

Bình luận:

Trụ sở chính: AHEAD Hà Nội

Số 18 Tam Trinh, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
Phone:

0913567755 - 0919442077

Email:

sale@ahead.com.vn

VPĐD 1: AHEAD Hồ Chí Minh

8/29 Hoàng Hoa Thám, phường 7, quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh
Phone:

0986.077.845

VPĐD 2: AHEAD Đà Nẵng

498 Bùi Trang Chước, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, Tp Đà Nẵng
Phone:

0935.516.518