QUY ĐỊNH CHỐNG PHÁ RỪNG EUDR CỦA LIÊN MINH EU

QUY ĐỊNH CHỐNG PHÁ RỪNG EUDR CỦA LIÊN MINH EU

2024-09-20 16:43:35 75

Ngày 23/6/2023, EU đã ban hành Quy định chống phá rừng (EUDR), theo Quy định chống phá rừng của châu Âu (EUDR), từ ngày 30/12/2024, các công ty không thể xuất khẩu một số nhóm sản phẩm vào thị trường này nếu không chứng minh được sản phẩm của họ không liên quan đến nạn phá rừng.

Mục Tiêu của việc ban hành quy định chống phá rừng( mất rừng) của EU

      ◾ Tránh việc các sản phẩm được liệt kê mà người châu Âu mua, sử dụng và tiêu thụ góp phần gây ra nạn phá rừng và suy thoái rừng ở EU và trên toàn cầu
      ◾ Giảm lượng khí thải carbon do tiêu thụ và sản xuất các mặt hàng liên quan của EU gây ra ít nhất 32 triệu tấn mỗi năm
      ◾ Giải quyết mọi tình trạng phá rừng do mở rộng nông nghiệp để sản xuất các mặt hàng trong phạm vi quản lý, cũng như tình trạng suy thoái rừng

Nhóm hàng nằm trong quy định chống phá rừng của EU

Các quy định mới sẽ áp dụng cho 7 nhóm hàng gồm: ca cao, cà phê, đậu nành, dầu cọ, gỗ, cao su và gia súc. Để bán những sản phẩm đó ở châu Âu, các công ty lớn sẽ phải cung cấp bằng chứng cho thấy sản phẩm được sản xuất trên những vùng đất không bị ảnh hưởng bởi nạn phá rừng tính từ thời điểm 2020. Với các công ty nhỏ, tính hiệu lực của quy định EUDR được lùi lại tới tháng 7/2025.

EU yêu cầu gì đối với doanh nghiệp

      ◾ Sản phẩm nhập khẩu là hợp pháp. Hợp pháp ở đây có nghĩa các hoạt động sản xuất, chế biến, vận chuyển… diễn ra tại quốc gia sản xuất… đáp ứng được toàn bộ các yêu cầu luật pháp tại quốc gia đó.
      ◾ Quá trình sản xuất sản phẩm không gây mất rừng, với mốc thời gian mất rừng tính từ ngày 31/12/2020.
      ◾ Doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng này vào EU phải thu thập thông tin về chuỗi cung và dựa trên thông tin đó đánh giá rủi ro về các khía cạnh tuân thủ pháp luật của quốc gia sản xuất và về mất rừng, từ đó đưa ra các biện pháp giảm thiểu rủi ro. Thông tin về chuỗi cung ứng, về đánh giá rủi ro và đặc biệt các biện pháp giảm thiểu rủi ro cần được doanh nghiệp công bố trong Cam kết thẩm định chuỗi cung ứng (Due Diligence Statement).

Doanh nghiệp Việt Nam phải làm gì để đáp ứng yêu cầu của EU về việc chống phá rừng

      ◾ Tuân thủ các quy định về chống phá rừng của Việt Nam
      ◾ Xác minh nguồn gốc gỗ: Doanh nghiệp cần xác định rõ nguồn gốc của gỗ mua vào bằng cách đảm bảo rằng gỗ được khai thác hợp pháp và không gây ra mất rừng hoặc phá hủy môi trường.
      ◾ Thực hiện hệ thống theo dõi và kiểm soát: Doanh nghiệp cần thiết lập hệ thống theo dõi và kiểm soát để đảm bảo tính minh bạch của chuỗi cung ứng, từ nguồn gốc của gỗ đến sản phẩm cuối cùng.
      ◾ Tham gia thực hiện , thích ứng với các tiêu chuẩn xanh , phát triển bề vừng như FSC, VFCS/PEFC, SFI, TCVN 5325:1991… để chứng minh rằng sản phẩm gỗ của họ đến từ nguồn gốc bền vững và hợp pháp
      ◾ Đảm bảo tuân thủ EUTR: Các doanh nghiệp cần tuân thủ Quy định về Gỗ Hợp pháp (EUTR) của EU, bao gồm việc thực hiện các biện pháp kiểm tra và đánh giá tính hợp pháp của gỗ nhập khẩu.
      ◾ Hợp tác với đối tác đáng tin cậy: Hợp tác với các đối tác cung cấp gỗ đáng tin cậy và có chứng nhận về tính hợp pháp của gỗ để đảm bảo rằng sản phẩm nhập khẩu đáp ứng các tiêu chuẩn về quản lý rừng bền vững.
      ◾ Gởi hồ sơ và báo cáo đầy đủ: Đảm bảo rằng doanh nghiệp giữ hồ sơ chứng minh nguồn gốc của gỗ và có thể cung cấp báo cáo đầy đủ cho cơ quan quản lý khi cần thiết.

Vì sao nên chọn AHEAD

      ◾ Hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành
      ◾ Hơn 40 chuyên gia trong và ngoài nước
      ◾ Tư vấn chứng nhận thành công cho hơn 2500 khách hàng
      ◾ Dịch vụ chuyên nghiệp, nhanh chóng, hiệu quả, chi phí hợp lý
      ◾ Cam kết đồng hành đến khi khách hàng nhận chứng chỉ

Vậy bạn còn chần chừ gì mà không liên hệ ngay hôm nay để AHEAD giúp hành trình đạt chứng nhận của bạn nhanh chóng và dễ dàng hơn.

*Liên hệ để được tư vấn và chứng nhận:

Ms. Mỹ Hạnh:           0935.516.518
Ms. Hải Trường:       0986.077.845

*Văn phòng AHEAD:

      ◾ Hà Nội: Số 18 Tam Trinh, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
      ◾ Đà Nẵng: 498 Bùi Trang Chước, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
      ◾ Hồ Chí Minh: 8/29 Hoàng Hoa Thám, phường 7, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

  • Từ khóa:

Bình luận:

Trụ sở chính: AHEAD Hà Nội

Số 18 Tam Trinh, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
Phone:

0913567755 - 0919442077

Email:

sale@ahead.com.vn

VPĐD 1: AHEAD Hồ Chí Minh

8/29 Hoàng Hoa Thám, phường 7, quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh
Phone:

0986.077.845

VPĐD 2: AHEAD Đà Nẵng

498 Bùi Trang Chước, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, Tp Đà Nẵng
Phone:

0935.516.518