QUẢN LÝ BỀN VỮNG TRONG TỔ CHỨC SỰ KIỆN DU LỊCH

QUẢN LÝ BỀN VỮNG TRONG TỔ CHỨC SỰ KIỆN DU LỊCH

2024-03-25 14:43:23 280

Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai (TCVN 12595:2018).

Phát triển du lịch bền vững đã được định hướng trong các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước như:

- Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị khẳng định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó có phát triển du lịch bền vững; bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ môi trường và thiên nhiên; giải quyết tốt vấn đề lao động,…

- Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, xác định phát triển du lịch Việt Nam với định hướng bền vững và bao trùm trên nền tảng tăng trưởng xanh, tối đa hóa sự đóng góp của du lịch cho các mục tiêu phát triển bền vững.

- Quyết định số 882/QĐ-TTg, ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030.

- Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 18/5/2023 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững.

- Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 23/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững trong thời gian tới.

- Nhiệm vụ thúc đẩy việc thực thi các “tiêu chuẩn về du lịch bền vững” cũng đã được nêu rõ tại Danh mục các nhiệm vụ, hoạt động ưu tiên thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững theo Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 24/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12595:2018, “sự kiện du lịch” là một loại sự kiện gắn liền với các hoạt động du lịch, văn hóa, nghệ thuật, thể thao, giải trí, thương mại, ... được tổ chức tại một điểm đến nhất định trong một khoảng thời gian xác định, nhằm truyền tải một thông điệp, nội dung cụ thể, thỏa mãn nhu cầu của thị trường khách du lịch và/hoặc có tác dụng thu hút khách du lịch tới điểm đến đó.

Về bản chất, các sự kiện đôi khi là những sự việc, chương trình dài ngày và ngắn ngày với những tác động xã hội, kinh tế và môi trường theo hướng cả tích cực và tiêu cực. Do vậy để giúp các tổ chức, cá nhân cải thiện tính bền vững của các hoạt động có liên quan đến sự kiện, tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12595:2018 được công bố ban hành nhằm hướng dẫn áp dụng TCVN ISO 20121:2015 trong hoạt động tổ chức sự kiện du lịch của mình.

TỔNG QUAN TCVN 12595:2018

      ◾ Hướng dẫn áp dụng TCVN ISO 20121:2015 trong hoạt động tổ chức sự kiện du lịch.
      ◾ Không bao gồm các yêu cầu cụ thể đối với các hệ thống quản lý khác như hệ thống liên quan đến an toàn thực phẩm, môi trường hay an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
      ◾ Sự kiện du lịch còn có những đặc điểm riêng hướng tới người sử dụng cuối cùng là khách du lịch và cộng đồng dân cư của địa điểm tổ chức sự kiện nên cần được xem xét và có hướng dẫn phù hợp.
      ◾ Hướng dẫn các tổ chức và các bên tham gia tổ chức sự kiện du lịch có được một phương cách chính thức định hướng thực hiện và áp dụng hệ thống quản lý tính bền vững khi tổ chức sự kiện du lịch.

PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG TCVN 12595:2018

      ◾ Hướng dẫn áp dụng hệ thống quản lý sự kiện bền vững theo TCVN ISO 20121:2015 trong tổ chức sự kiện du lịch.
      ◾ Có thể áp dụng cho bất cứ tổ chức nào ở mọi loại hình, quy mô với mong muốn thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý sự kiện du lịch bền vững.
      ◾ Có thể áp dụng cho các tổ chức là nhà tổ chức sự kiện, tham gia vào quá trình tổ chức sự kiện du lịch, các tổ chức cung cấp sản phẩm, dịch vụ phục vụ việc tổ chức sự kiện du lịch.
      ◾ Không sử dụng cho mục đích chứng nhận mà để hướng dẫn các tổ chức mong muốn chứng nhận sự phù hợp với TCVN ISO 20121:2015.

MÔ HÌNH  HỆ THỐNG QUẢN LÝ SỰ KIỆN BỀN VỮNG

CÁC YÊU CẦU CỦA TCVN 12595:2018

4.1  Hiểu biết về tổ chức và bối cảnh của tổ chức
4.2  Hiểu nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm
4.3  Xác định phạm vi của hệ thống quản lý tính bền vững khi tổ chức sự kiện
4.4  Hệ thống quản lý tính bền vững khi tổ chức sự kiện
4.5  Các nguyên tắc phát triển bền vững, tuyên bố về mục đích và các giá trị
5.1  Sự lãnh đạo và cam kết
5.2  Chính sách
5.3  Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn trong tổ chức
6.1  Hành động để xử lý rủi ro và cơ hội
6.2  Các mục tiêu về sự kiện bền vững và cách thức đạt được mục tiêu
7.1  Các nguồn lực
7.2  Năng lực
7.3  Nhận thức
7.4  Trao đổi thông tin
7.5  Thông tin dạng văn bản
8.1  Hoạch định và kiểm soát vận hành
8.2  Xử lý các hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ có sự thay đổi
8.3  Quản lý chuỗi cung ứng
9.1  Kết quả thực hiện theo các nguyên tắc quản trị về phát triển bền vững
9.2  Theo dõi, đo lường, phân tích và xem xét, đánh giá
9.3  Đánh giá nội bộ
9.4  Xem xét của lãnh đạo
10.1  Sự không phù hợp và hành động khắc phục
10.2  Cải tiến liên tục
Phụ lục A (Tham khảo) Quản lý chuỗi cung ứng
(sửa đổi Phụ lục B của TCVN ISO 20121:2015)

 LỢI ÍCH ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN

Thực hành kinh doanh tốt nhất

      ◾ Áp dụng cách tiếp cận có tổ chức, dựa vào các quá trình để quản lý các tác động về kinh tế, môi trường và xã hội trong hoạt động quản lý sự kiện;
      ◾ Việc theo dõi và đo lường theo yêu cầu của tiêu chuẩn tạo ra các cơ hội để giảm việc sử dụng các nguồn tài nguyên và cắt giảm chi phí.

Lợi thế về danh tiếng

     ◾ Việc sử dụng một khuôn khổ được công nhận sẽ cho phép các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực quản lý sự kiện bền vững thể hiện hành động của họ một cách đáng tin cậy và minh bạch;
     ◾ Việc áp dụng tiêu chuẩn sẽ dễ dàng hơn vì nó dựa trên nền tảng các tiêu chuẩn ISO nổi tiếng về các hệ thống quản lý như ISO 9001 (quản lý chất lượng), ISO 14001 (quản lý môi trường), bao gồm cách tiếp cận PDCA;
     ◾ Cách tiếp cận hệ thống quản lý nên mang tính linh hoạt, nó đáp ứng được nhu cầu riêng biệt và đặc trưng của các tổ chức khác nhau trong lĩnh vực sự kiện.

TRÌNH TỰ CÁC BƯỚC ÁP DỤNG TCVN 12595:2018

     1. Khảo sát, đánh giá ban đầu.
     2. Đào tạo nhận thức về TCVN 12595:2018.
     3. Triển khai xây dựng & áp dụng tiêu chuẩn.
     4. Đánh giá nội bộ, xem xét lãnh đạo và hoàn thiện hệ thống.
     5. Xác nhận và công bố kết quả thực hiện TCVN 12595:2018.
     6. Đánh giá chứng nhận (đối với TCVN ISO 20121).

*Liên hệ để được tư vấn, hướng dẫn:

Ms. Mỹ Hạnh:      0935.516.518
Ms. Hải Trường:   0986.077.845

*Văn phòng AHEAD:

  • Hà Nội: Số 18 Tam Trinh, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
  • Đà Nẵng: 498 Bùi Trang Chước, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
  • Hồ Chí Minh: 8/29 Hoàng Hoa Thám, phường 7, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.
  • Từ khóa:

Bình luận:

Trụ sở chính: AHEAD Hà Nội

Số 18 Tam Trinh, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
Phone:

0913567755 - 0919442077

Email:

sale@ahead.com.vn

VPĐD 1: AHEAD Hồ Chí Minh

8/29 Hoàng Hoa Thám, phường 7, quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh
Phone:

0986.077.845

VPĐD 2: AHEAD Đà Nẵng

498 Bùi Trang Chước, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, Tp Đà Nẵng
Phone:

0935.516.518