Hiện nay, các doanh nghiệp đang phải đối diện với áp lực gia tăng về việc giảm phát thải và thực hiện các hoạt động kinh doanh bền vững và có trách nhiệm với môi trường. Hai khái niệm được nhắc đến phổ biến trong thời gian trở lại đây mà doanh nghiệp nào cũng cần biết tới, đó là “Trung hòa carbon (Carbon Neutral)” và “Net Zero”. Trong bài viết này, AHEAD sẽ đem đếncái nhìn tổng quan và định hướng cụ thể cho doanh nghiệp trong việc lựa chọn hướng đi phù hợp với mục tiêu chung của toàn xã hội.
Trung hòa Carbon là gì?
Trung hòa carbon (Carbon Neutral) là một trạng thái mà tổng lượng khí thải carbon (CO2) phát thải ra môi trường và tổng lượng CO2 được hấp thụ hoặc loại bỏ khỏi môi trường tương đương nhau. Để đạt trạng thái này, các doanh nghiệp, tổ chức phải triển khai các biện pháp tích cực, bao gồm:
➤ Giảm lượng khí thải carbon tới mức tối thiểu (mục tiêu là phát thải bằng 0)
➤ Đầu tư vào các hoạt động bù đắp như mua tín chỉ carbon hoặc tham gia vào các dự án giảm thiểu khí thải như trồng rừng, khôi phục vùng đất ngập nước và quản lý đất nông nghiệp,...
Không chỉ các doanh nghiệp, mà bất kỳ tổ chức nào cũng có thể tiến tới trạng thái Trung hòa Carbon. Điều này được thực hiện thông qua việc tuân thủ các tiêu chuẩn chặt chẽ hiện hành để đo lường và tính toán lượng khí thải. Ngoài ra, một khía cạnh quan trọng của việc đạt trạng thái Carbon Neutral là sự tập trung vào việc phát triển và thúc đẩy các công nghệ và phương pháp tiên tiến nhằm giảm thiểu khí thải carbon. Đây không chỉ là một bước tiến quan trọng trong hướng tới mục tiêu Net Zero, mà còn đóng góp tích cực vào việc xây dựng một môi trường bền vững và cộng đồng toàn cầu.
Với mục tiêu trung hòa Carbon (Carbon Neutral), công ty có thể tập trung vào việc áp dụng các biện pháp cụ thể đối với phạm vi 1 và 2 của khí thải carbon.
➤ Phạm vi 1 bao gồm các nguồn phát thải carbon trực tiếp từ hoạt động kinh doanh của công ty
➤ Phạm vi 2 liên quan đến các khí thải carbon phát sinh từ việc sử dụng năng lượng mà công ty mua từ các nguồn năng lượng bên ngoài.
Bằng cách tập trung vào phạm vi 1 và 2, công ty có thể tối ưu hóa hiệu quả tiêu thụ năng lượng và giảm thiểu lượng khí thải carbon mà chính họ gây ra. Đây là một bước quan trọng trong việc đạt được trạng thái Carbon Neutral và đóng góp tích cực vào việc giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực lên môi trường. Lưu ý rằng mặc dù việc tập trung vào phạm vi 1 và 2 là một bước tích cực, việc xem xét và quản lý cả phạm vi 3 (bao gồm các nguồn phát thải carbon khác như chuỗi cung ứng và sử dụng sản phẩm) cũng đáng xem xét để tạo ra một chiến lược toàn diện hơn đối với mục tiêu trung hòa carbon.
Net Zero là gì?
Net Zero là việc đạt được sự cân bằng tổng thể giữa lượng khí thải nhà kính phát thải ra và lượng khí thải nhà kính được loại bỏ (removal) khỏi bầu khí quyển.
Để tránh nhầm lẫn giữa Trung hòa carbon và Net Zero, chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng, Net Zero có phạm vi bao phủ rộng hơn nhiều so với Trung hòa Carbon. Trung hòa carbon chỉ liên quan đến phát thải CO2, trong khi Net Zero liên quan đến tất cả các khí nhà kính (carbon dioxide, mêtan, nitơ oxit, v.v.).
Với mục tiêu Net Zero, yêu cầu đặt ra với Công ty phải áp dụng đồng thời Phạm vi 1, 2, 3 khi kiểm kê phạm vi phát thải của doanh nghiệp (ảnh trên)
➤ Phạm vi 1 bao gồm các nguồn phát thải khí thải nhà kính trực tiếp từ hoạt động kinh doanh của công ty.
➤ Phạm vi 2 liên quan đến lượng khí thải nhà kính phát sinh từ việc sử dụng năng lượng mà công ty tiêu tốn, mà có thể mua từ các nguồn năng lượng bên ngoài.
➤ Phạm vi 3 mở rộng hơn nữa, bao gồm các nguồn phát thải nhà kính khác như chuỗi cung ứng, sử dụng sản phẩm và các hoạt động liên quan đến doanh nghiệp mà công ty có thể tác động tới.
Chỉ khi tiến hành kiểm kê và quản lý cẩn thận các phạm vi này, công ty mới có thể tiến tới mục tiêu Net Zero và đóng góp một phần quan trọng trong việc giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường và xã hội.
Một số định nghĩa khác liên quan
Carbon Negative (Phát thải Carbon âm)
Carbon Nagative là trạng thái đưa mức phát thải thấp hơn mức trung hoà Carbon cho Phạm vi 1 và 2.
Carbon-free
Carbon-free là không có carbon, là trong quá trình sản xuất, cung ứng dịch vụ và vận hành, tạo ra sản phẩm, dịch vụ, công ty không tạo ra bất kỳ lượng khí thải carbon nào. Điều này phải áp dụng cho toàn bộ chuỗi cung ứng, bao gồm tất cả các nguyên liệu thô, hậu cần và đóng gói. Trên thực tế, không hoặc chưa có ví dụ nào về các sản phẩm không có carbon hay còn gọi là Carbon-free
Lối đi nào cho doanh nghiệp Việt Nam?
Net zero đã trở thành thuật ngữ ngày càng phổ biến sau COP26 và bởi nó phù hợp với mục tiêu toàn cầu là giữ cho nhiệt độ tăng dưới 1,5°C. Tại Việt Nam, Luật Bảo vệ môi trường 2020 và Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam về Quy định về giảm khí nhà kính và bảo vệ tầng Ozon… đã quy định lộ trình thành lập sàn giao dịch tín chỉ carbon tại Việt Nam. Trong đó, từ năm 2024 sẽ thực hiện kiểm kê khí nhà kính đối với các doanh nghiệp lớn. Trong số hơn 1,700 doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê, thì hơn nửa là doanh nghiệp đang niêm yết trên thị trường chứng khoán.
AHEAD là một trong những đơn vị đi đầu với gần 20 năm kinh nghiệm, là người bạn đồng hành đáng tin cậy cho các doanh nghiệp Việt Nam trên con đường đi đến Net Zero. AHEAD cung cấp:
➤ Dịch vụ Lập Báo Cáo Kiểm Kê Khí Nhà Kính đáp ứng NĐ 06/2022/NĐ-CP và Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg cho doanh nghiệp Việt Nam.
➤ Dịch vụ Đào tạo, Tư vấn, Hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện kiểm kê và lập báo cáo phát thải nhà kính đáp ứng đồng thời yêu cầu luật định và yêu cầu của khách hàng (có chứng chỉ cho học viên tham gia).
➤ Dịch vụ Đào tạo, Tư vấn, Hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế liên quan (PAS 2060, SBTi Net Zero, ISO 14064,...) với 100% khách hàng thành công đạt chứng nhận.
➤ Dịch vụ “Xác minh báo cáo khí nhà kính” - do đối tác quốc tế của AHEAD thực hiện.
Vậy bạn còn chần chừ gì mà không liên hệ AHEAD ngay hôm nay!
Hotline/Zalo: Ms. Tuyết Anh
➤ 03.999.07801
➤ 091.944.2077
Để nhận những thông tin, tài liệu mới nhất về báo cáo kiểm kê khí nhà kính, các chứng nhận quốc tế về khí nhà kính, đăng ký tại: https://forms.gle/p3DBo3QnzWyGozQp9
Văn Phòng AHEAD
Hà Nội: Số 18 Tam Trinh, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Đà Nẵng: 498 Bùi Trang Chước, Cẩm Lệ, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: 8/29 Hoàng Hoa Thám, Phường 7, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.
Bình luận: