MỤC TIÊU BỀN VỮNG CỦA LIÊN HIỆP QUỐC ĐẾN NĂM 2030

MỤC TIÊU BỀN VỮNG CỦA LIÊN HIỆP QUỐC ĐẾN NĂM 2030

2023-07-06 16:02:19 6695

Các Mục tiêu Phát triển Bền vững (Sustainable Development Goals – SDG), còn được gọi là Mục tiêu Toàn cầu, đã được Liên Hợp Quốc thông qua vào năm 2015. Với 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) và 169 mục tiêu liên quan của Liên Hợp Quốc ngày càng trở nên quan trọng hơn trong báo cáo của công ty và sự phát triển của các quốc gia. Các Mục tiêu và chỉ tiêu Phát triển Bền vững được tích hợp và không thể chia cắt, có tính chất toàn cầu và được áp dụng phổ biến, có tính đến thực tế, năng lực và trình độ phát triển khác nhau của các quốc gia và tôn trọng các ưu tiên và chính sách quốc gia. Các mục tiêu được xác định là mang tính khát vọng và toàn cầu, trong đó mỗi Chính phủ đặt ra các mục tiêu quốc gia của riêng mình dựa trên mức độ tham vọng toàn cầu nhưng có tính đến hoàn cảnh quốc gia vào năm 2030.

17 Mục tiêu và 169 mục tiêu phát triển bền vững của liên hợp quốc  (Phần 1)

Mục tiêu 1. Xóa nghèo : Xóa nghèo ở mọi lĩnh vực ở mọi nơi

1.1 Đến năm 2030, xóa bỏ hoàn toàn nghèo đói cùng cực cho tất cả mọi người ở mọi nơi, người nghèo đói là người có mức sống dưới 1,25 đô la một ngày

1.2 Đến năm 2030, giảm ít nhất một nửa tỉ lệ nam giới, nữ giới và trẻ em ở mọi lứa tuổi đang phải sống trong nghèo đói ở mọi khía cạnh theo cách xác định của từng quốc gia.

1.3 Thực hiện các giải pháp và hệ thống bảo trợ xã hội quốc gia phù hợp với tất cả các tầng lớp, đến năm 2030 sẽ bao phủ toàn bộ tới người nghèo và người dễ bị tổn thương

1.4 Đến năm 2030, đảm bảo rằng tất cả mọi người, đặc biệt là người nghèo và dễ bị tổn thương, có quyền bình đẳng với các nguồn lực kinh tế, quyền tiếp cận với các dịch vụ cơ bản, quyền sở hữu và quyền sử dụng đất đai cũng như quyền đối với các tài sản khác, quyền thừa kế, quyền đối với tài nguyên thiên nhiên, phù hợp với công nghệ mới và các dịch vụ tài chính bao gồm cả tài chính vi mô

1.5 Đến năm 2030 xây dựng khả năng phục hồi của người nghèo và những người dễ bị tổn thương; giảm sự rủi ro và tổn thất của những người này đối với các sự kiện liên quan đến khí hậu khắc nghiệt và các cú sốc kinh tế, xã hội, môi trường và thiên tai

1.a. đảm bảo huy động nguồn lực lớn từ nhiều nguồn khác nhau, thông qua tăng cường hợp tác phát triển để cung cấp đầy đủ phương tiện và dự đoán cho các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước kém phát triển để triển khai các chương trình, chính sách xóa nghèo ở mọi khía cạnh

1.b tạo ra các khuôn khổ chính sách đúng đắn, ở cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, dựa trên chiến lược phát triển vì người nghèo và nhạy cảm giới để hỗ trợ đẩy mạnh đầu tư vào các hoạt động xóa đói giảm nghèo

Mục tiêu 2. Xóa đói : Không còn đói, đảm bảo an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng, và khuyến khích nông nghiệp bền vững

2.1: Đến năm 2030, chấm dứt nạn đói và đảm bảo mọi người dân, đặc biệt là người nghèo và những người dễ bị tổn thương, bao gồm cả trẻ sơ sinh, được tiếp cận với thực phẩm an toàn, đủ dinh dưỡng và đủ quanh năm

2.2 Đến năm 2030, chấm dứt tất cả các tình trạng suy dinh dưỡng, bao gồm đạt được các mục tiêu đã được quốc tế thống nhất về phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi và gầy còm ở trẻ em dưới 5 tuổi vào năm 2025, đồng thời giải quyết nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em gái vị thành niên, phụ nữ có thai và cho con bú và người lớn tuổi

2.3 Đến năm 2030 tăng gấp đôi năng suất nông nghiệp và thu nhập của các nhà sản xuất thực phẩm quy mô nhỏ, đặc biệt là của phụ nữ, người dân bản địa, gia đình nông dân, người chăn gia súc và ngư dân, thông qua tiếp cận an toàn và công bằng đối với đất đai, các nguồn lực sản xuất ; các nguyên liệu đầu vào như kiến thức, dịch vụ tài chính, thị trường ; các cơ hội gia tăng giá trị và lao động phi nông nghiệp

2.4 Đến năm 2030, đảm bảo hệ thống sản xuất lương thực bền vững và thực hiện các biện pháp canh tác nông nghiệp có khả năng phục hồi giúp tăng năng suất và sản lượng, giúp duy trì hệ sinh thái, tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, hạn hán, lũ lụt và các thảm họa khác, đồng thời cải tạo dần đất đai và chất lượng đất

2.5 Đến năm 2020, duy trì sự đa dạng di truyền của hạt giống, cây trồng, vật nuôi và các loài hoang dã liên quan của chúng, bao gồm thông qua các ngân hàng giống và cây trồng được quản lý tốt và đa dạng ở cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, đồng thời thúc đẩy khả năng tiếp cận và chia sẻ công bằng và hợp lý các lợi ích phát sinh từ việc sử dụng các nguồn gen và tri thức truyền thống liên quan, theo thỏa thuận quốc tế

2.a. Tăng cường đầu tư, bao gồm thông qua tăng cường hợp tác quốc tế, vào cơ sở hạ tầng nông thôn, nghiên cứu nông nghiệp và dịch vụ khuyến nông, phát triển công nghệ và ngân hàng gen cây trồng và vật nuôi nhằm nâng cao năng lực sản xuất nông nghiệp ở các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước kém phát triển nhất .

2.b. Điều chỉnh và ngăn ngừa các hạn chế thương mại và sự biến dạng thương mại trong thị trường nông sản thế giới bằng cách loại bỏ đồng thời các hình thức trợ cấp xuất khẩu nông nghiệp và tất cả các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu có hiệu quả tương ứng phù hợp với yêu cầu đưa ra của Vòng đàm phán Doha

2.c. áp dụng các biện pháp đảm bảo sự hoạt động đúng đắn của thị trường thực phẩm và các công cụ phái sinh, tạo điều kiện tiếp cận kịp thời thông tin thị trường, bao gồm cả dự trữ lương thực, để giúp hạn chế các biến động lớn tới giá thực phẩm

Mục tiêu 3. Cuộc sống khỏe mạnh : Đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh và nâng cao phúc lợi cho tất cả mọi lứa tuổi

3.1 Đến năm 2030 giảm tỷ lệ tử vong của bà mẹ xuống dưới 70 trên 100.000 ca sinh

3.2 Đến năm 2030 chấm dứt các trường hợp tử vong có thể phòng ngừa của trẻ sơ sinh và trẻ em dưới năm tuổi

3.3 Đến năm 2030 chấm dứt dịch bệnh AIDS, bệnh lao, sốt rét và các những bệnh nhiệt đới, chống viêm gan, các bệnh liên quan đến nước, và các bệnh truyền nhiễm khác

3.4 Đến năm 2030 giảm một phần ba trường hợp tử vong sớm từ các bệnh không lây nhiễm (NCDs) thông qua phòng ngừa và điều trị, tăng cường sức khỏe tinh thần và phúc lợi

3.5 tăng cường phòng chống và điều trị lạm dụng chất gây nghiện, bao gồm lạm dụng thuốc gây nghiện và sử dụng rượu theo cách có hại.

3.6 Đến năm 2020 giảm một nửa trường hợp tử vong trên toàn cầu và thương tích do tai nạn giao thông đường bộ

3.7 Đến năm 2030 đảm bảo cơ hội tiếp cận phổ cập tới dịch vụ chăm sóc sức khỏe tình dục và sinh sản, bao gồm việc lập kế hoạch hóa gia đình, thông tin, giáo dục và sự tích hợp sức khỏe sinh sản vào các chiến lược và chương trình quốc gia

3.8 Đạt được bảo hiểm y tế toàn dân, bao gồm bảo vệ rủi ro tài chính, tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thiết yếu có chất lượng và tiếp cận với các loại thuốc và vắc xin thiết yếu an toàn, hiệu quả, chất lượng và giá cả phải chăng cho tất cả mọi người

3.9 Đến năm 2030 giảm đáng kể số ca tử vong và bệnh tật từ các hóa chất độc hại và từ nguồn không khí, nước, đất bị ô nhiễm và nhiễm

3.a Tăng cường thực hiện Công ước khung của Tổ chức Y tế Thế giới về Kiểm soát Thuốc lá ở tất cả các quốc gia, nếu phù hợp

3.b Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển các loại vắc-xin, thuốc điều trị các bệnh truyền nhiễm và không truyền nhiễm có ảnh hưởng lớn đến các nước đang phát triển; cung cấp quyền tiếp cận đến các loại thuốc, vắc xin thiết yếu với giá cả phải chăng và phù hợp với Tuyên bố Doha, tuyên bố khẳng định quyền của các nước đang phát triển trong việc sử dụng các quy định linh hoạt trong Hiệp định TRIPS để bảo vệ sức khỏe cộng đồng và đặc biệt cung cấp cho tất cả mọi ngườiquyền tiếp cận tới các loại thuốc

3.c Tăng cường đáng kể tài chính y tế cho việc tuyển dụng, đào tạo, phát triển và duy trì nhân lực y tế ở các nước đang phát triển, đặc biệt là ở các nước đang phát triển và các quốc đảo nhỏ đang phát triển

3.d tăng cường năng lực của tất cả các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, cảnh báo sớm, giảm thiểu và quản lý các rủi ro y tế của mỗi quốc gia và trên toàn cầu

Mục tiêu 4. Chất lượng giáo dục : Đảm bảo giáo dục chất lượng, toàn diện và công bằng và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho mọi người

4.1 Đến năm 2030, đảm bảo rằng tất cả các trẻ em gái và trẻ em trai hoàn thành giáo dục tiểu học và trung học miễn phí, công bằng và chất lượng, có kết quả học tập phù hợp và hiệu quả

4.2 Đến năm 2030 đảm bảo rằng tất cả các trẻ em gái và trẻ em trai có quyền tiếp cận với sự chăm sóc và giáo dục mầm non chất lượng

4.3 Đến năm 2030 nữ giới và nam giới được đảm bảo tiếp cận bình đẳng với các loại hình giáo dục chất lượng, giá cả phải chăng đối với giáo dục kỹ thuật, dạy nghề và đại học

4.4 Đến năm 2030 tăng x% thanh thiếu niên và người trưởng thành được đào tạo nghề, bao gồm các kỹ năng nghề nghiệp và kỹ thuật phục vụ cho công việc và khả năng làm chủ doanh nghiệp

4.5 Đến năm 2030, chấm dứt sự bất bình đẳng giới trong giáo dục và đảm bảo quyền tiếp cận bình đẳng cho người dễ bị tổn thương bao gồm người khuyết tật, người bản địa, trẻ em dễ bị tổn thương ở tất cả các cấp giáo dục và đào tạo nghề,

4.6 Đến năm 2030 đảm bảo rằng tất cả thanh niên và ít nhất là x% người trưởng thành, cả nam giới và nữ giới biết đọc viết và tính toán

4.7 Đến năm 2030 đảm bảo tất cả người học nhận được kiến thức và kỹ năng cần thiết để thúc đẩy sự phát triển bền vững thông qua giáo dục về phát triển bền vững, lối sống bền vững, nhân quyền, bình đẳng giới; thúc đẩy một nền văn hóa hòa bình, không bạo lực, toàn cầu; coi trọng sự đa dạng văn hóa và sự đóng góp của văn hóa vào phát triển bền vững

4.a  Xây dựng và nâng cấp các cơ sở giáo dục dành cho trẻ em, người khuyết tật và nhạy cảm về giới và cung cấp môi trường học tập an toàn, không bạo lực, hòa nhập và hiệu quả cho tất cả mọi người

4.b Đến năm 2020 tăng cường x% số lượng học bổng đại học trên toàn cầu cho các nước đặc biệt là nước kém phát triển nhất, quốc đảo nhỏ đang phát triển và các nước châu Phi, học bổng bao gồm đào tạo nghề, công nghệ thông tin, kỹ thuật và các chương trình khoa học ở các nước phát triển và các nước đang phát triển khác

4.c Đến năm 2030 tăng x% nguồn cung giáo viên có trình độ bằng việc hợp tác quốc tế trong đào tạo giáo viên ở các nước đang phát triển, đặc biệt là nước kém phát triển nhất và các quốc đảo nhỏ đang phát triển

Mục tiêu 5.Bình đẳng giới : Đạt được bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái

5.1 chấm dứt các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ và trẻ em gái ở mọi nơi

5.2 loại bỏ tất cả các hình thức bạo lực đối với tất cả phụ nữ và trẻ em gái ở khu vực công và tư, bao gồm cả buôn bán tình dục và các loại hình khác.

5.3 loại bỏ tất cả các tập quán có hại, ví dụ như như tảo hôn, kết hôn sớm; hôn nhân cưỡng bức và việc cắt bỏ bộ phận sinh dục phía ngoài của người phụ nữ

5.4 ghi nhận và đánh giá những công việc gia đình và chăm sóc không lương thông qua việc cung cấp các dịch vụ công cộng, cơ sở hạ tầng và các chính sách bảo trợ xã hội, thúc đẩy sự chia sẻ trách nhiệm trong gia đình và cũng như các quốc gia

5.5 đảm bảo sự tham gia đầy đủ đầy đủ và có hiệu quả của phụ nữ và cơ hội bình đẳng trong lãnh đạo ở các cấp đóng vai trò quyết định trong đời sống chính trị, kinh tế, và xã hội

5.6 đảm bảo quyền tiếp cận phổ cập về sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản cũng như quyền sinh sản phù hợp theo thoả thuận của Chương trình hành động ICPD và Kế hoạch Hành động Bắc Kinh cũng như các văn bản đã kí kết của hội nghị

5.a Thực hiện cải cách nhằm cung cấp cho phụ nữ quyền bình đẳng trong tiếp cận, sở hữu và kiểm soát đối với các nguồn lực kinh tế, đất đai,các tài sản, dịch vụ tài chính, thừa kế và các nguồn tài nguyên thiên nhiên theo quy định của pháp luật quốc gia

5.b Tăng cường việc sử dụng các công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin để thúc đẩy nâng cao vị thế cho phụ nữ

5.c Áp dụng và tăng cường chính sách và pháp luật đã có hiệu lực cho việc thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái ở các cấp

Mục tiêu 6. Nước sạch và vệ sinh:  Đảm bảo nguồn cung cứng và quản lý bền vững nguồn nước và các điều kiện vệ sinh môi trường cho tất cả mọi người

6.1 Đến năm 2030, đạt được khả năng tiếp cận phổ cập và công bằng đối với nước uống an toàn và giá cả phải chăng cho tất cả mọi người

6.2 đến năm 2030, tất cả mọi người được tiếp cận công bằng với các điều kiện vệ sinh đầy đủ; chấm dứt đại tiện lộ thiên; đặc biệt chú ý đến nhu cầu của phụ nữ và trẻ em gái cũng như những người dễ bị tổn thương

6.3 Đến năm 2030, cải thiện chất lượng nước bằng cách giảm ô nhiễm, loại bỏ việc bán phá giá và giảm thiểu thải ra các hóa chất và vật liệu độc hại, giảm một nửa tỷ lệ nước thải chưa qua xử lý và tăng đáng kể hoạt động tái chế và tái sử dụng an toàn trên toàn cầu

6.4 Đến năm 2030, tăng đáng kể hiệu quả sử dụng nước trong tất cả các ngành và đảm bảo khai thác và cung cấp nước ngọt bền vững để giải quyết tình trạng khan hiếm nước và giảm đáng kể số người bị khan hiếm nước

6.5 Đến năm 2030 thực hiện quản lý tài nguyên nước ở tất cả các cấp thông qua hợp tác xuyên biên giới một cách phù hợp

6.6 Đến năm 2020, bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái liên quan đến nước, bao gồm núi, rừng, đất ngập nước, sông, tầng ngậm nước và hồ

6.a Đến năm 2030, mở rộng hợp tác quốc tế, xây dựng năng lực hỗ trợ về nước cho các nước đang phát triển và các hoạt động, chương trình liên quan đến vệ sinh môi trường, bao gồm khai thác nước, khử muối, tiết kiệm nước, xử lý nước thải, tái chế và tái sử dụng công nghệ

6.b Hỗ trợ và đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng địa phương trong viêc cải thiện quản lý nước và vệ sinh môi trường

Mục tiêu 7. Năng lượng sạch và giá thành hợp lý : Đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn năng lượng hiện đại, bền vững, đáng tin cậy và trong khả năng chi trả cho tất cả mọi người

7.1 Đến năm 2030 đảm bảo quyền tiếp cận phổ cập tới các dịch vụ năng lượng đáng tin cậy, và hiện đại, trong khả năng chi trả

7.2 Đến năm 2030, tăng đáng kể tỷ trọng năng lượng tái tạo trong cơ cấu năng lượng toàn cầu

7.3 Đến năm 2030, tăng gấp đôi tốc độ cải thiện toàn cầu về hiệu quả năng lượng

7.a Đến năm 2030, tăng cường hợp tác quốc tế để tạo điều kiện tiếp cận với nghiên cứu và công nghệ năng lượng sạch, bao gồm năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng hiệu quả và công nghệ nhiên liệu hóa thạch tiên tiến và sạch hơn, đồng thời thúc đẩy đầu tư vào cơ sở hạ tầng năng lượng và công nghệ năng lượng sạch

7.b  Đến năm 2030, mở rộng cơ sở hạ tầng và nâng cấp công nghệ để cung cấp các dịch vụ năng lượng hiện đại và bền vững cho tất cả các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước kém phát triển nhất, các quốc đảo nhỏ đang phát triển và các nước đang phát triển không giáp biển, phù hợp với các chương trình hỗ trợ tương ứng của họ

Mục tiêu 8. Công việc tốt và tang trưởng kình tế : Khuyến khích tăng trưởng kinh tế bền vững hiệu quả dài hạn, tạo việc làm đầy đủ, năng suất cao và bền vững cho tất cả mọi người

8.1 Duy trì mức tăng trưởng kinh tế bình quân đầu người phù hợp với hoàn cảnh mỗi quốc gia, đặc biệt tăng trưởng GDP ít nhất 7% mỗi năm ở các nước kém phát triển nhất

8.2 Nền kinh tế đạt được năng suất cao hơn thông qua đa dạng hóa, đổi mới và nâng cấp công nghệ, thông qua việc tập trung vào các lĩnh vực có giá trị gia tăng và thâm dụng lao động

8.3 Thúc đẩy các chính sách định hướng phát triển để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất, tạo việc làm bền vững, tinh thần làm chủ doanh nghiệp, sự sáng tạo và sự đổi mới, khuyến khích hợp thức hóa và phát triển các các doanh nghiệp vi mô, nhỏ và vừa thông qua tiếp cận các dịch vụ tài chính

8.4 Đến năm 2030 cải thiện từng bước việc sản xuất và tiêu dùng hiệu quả tài nguyên toàn cầu, nỗ lực không để tăng trưởng kinh tế gây hủy hoại môi trường phù hợp với khuôn khổ 10 năm của chương trình sản xuất và tiêu dùng bền vững mà các nước phát triển đang dẫn đầu

8,5 Vào năm 2030 cung cấp công ăn việc làm chất lượng và bền vững cho tất cả phụ nữ và nam giới, kể cả những người trẻ tuổi và người khuyết tật, và trả công bằng nhau cho công việc có giá trị ngang nhau

8,6 đến năm 2020 giảm đáng kể tỷ lệ thanh niên không có việc làm, giáo dục và đào tạo

8,7 Thực hiện biện pháp khẩn cấp và hiệu quả đảm bảo việc nghiêm cấm và xoá bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, xóa bỏ cưỡng bức lao động, đến năm 2025 chấm dứt lao động trẻ em ở mọi hình thức bao gồm cả việc tuyển dụng và sử dụng binh lính trẻ em

8.8 Bảo vệ quyền lợi của người lao động, thúc đẩy và đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho tất cả người lao động, bao gồm cả lao động nhập cư, đặc biệt là phụ nữ di cư và lao động làm các công việc tạm thời

8.9 Đến năm 2030 đưa ra và thực hiện các chính sách thúc đẩy du lịch bền vững , tạo công ăn việc làm, khuyến khích các sản phẩm và văn hóa địa phương

8.10 Tăng cường năng lực của các tổ chức tài chính trong nước để khuyến khích và mở rộng cho tất cả mọi người khả năng tiếp cận với ngân hàng, bảo hiểm và dịch vụ tài chính

8.a Tăng cường viện trợ để hỗ trợ thương mại cho các nước đang phát triển, đặc biệt là nước kém phát triển, thông qua tăng cường hợp tác trong các nước đang phát triển

8.b Đến năm 2020, xây dựng và triển khai chiến lược toàn cầu về việc làm cho thanh niên và thực hiện Hiệp ước Việc làm Toàn cầu của Tổ chức Lao động Quốc tế

Mục tiêu 9. Công nghiệp, sang tạo và phát triển cơ sở hạ tầng: Xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, khuyến khích quá trình công nghiệp hóa toàn diện và bền vững, thúc đẩy sự đổi mới.

9.1 Phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng, đáng tin cậy, bền vững và linh hoạt, bao gồm cơ sở hạ tầng khu vực và xuyên biên giới, để hỗ trợ phát triển kinh tế và phúc lợi của con người, tập trung vào khả năng tiếp cận bình đẳng và hợp túi tiền cho tất cả mọi người

9.2 Thúc đẩy công nghiệp hóa toàn diện và bền vững, đến năm 2030, nâng cao đáng kể tỷ trọng việc làm và tổng sản phẩm quốc nội của ngành, phù hợp với hoàn cảnh quốc gia, và tăng gấp đôi tỷ trọng này ở các nước kém phát triển nhất

9.3 Tăng khả năng tiếp cận của các doanh nghiệp công nghiệp quy mô nhỏ và các doanh nghiệp khác, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, với các dịch vụ tài chính, bao gồm cả tín dụng hợp lý, và sự hội nhập của họ vào chuỗi giá trị và thị trường

9.4 Đến năm 2030, nâng cấp cơ sở hạ tầng và các ngành công nghiệp trang bị thêm để làm cho chúng bền vững, tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên và áp dụng nhiều hơn các công nghệ và quy trình công nghiệp sạch và thân thiện với môi trường, trong đó tất cả các quốc gia đều hành động phù hợp với khả năng của mình

9.5 Tăng cường nghiên cứu khoa học, nâng cao năng lực công nghệ của các ngành công nghiệp ở tất cả các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, bao gồm, đến năm 2030, khuyến khích đổi mới và tăng đáng kể số lượng nhân viên nghiên cứu và phát triển trên 1 triệu dân và nghiên cứu công và tư nhân và chi phát triển

9.a Tạo thuận lợi cho phát triển hạ tầng bền vững và đồng bộ ở các nước đang phát triển thông qua tăng cường hỗ trợ tài chính, công nghệ và kỹ thuật cho các nước châu Phi, nước kém phát triển, các nước không giáp biển đang phát triển và các quốc đảo nhỏ đang phát triển

9.b Hỗ trợ nghiên cứu,đổi mới, phát triển công nghệ trong nước ở các nước đang phát triển thông qua đảm bảo một môi trường chính sách thuận lợi cho sự đa dạng hóa công nghiệp, gia tăng giá trị cho hàng hóa

9.c Tăng cường đáng kể việc tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông , cố gắng cung cấp cơ hội tiếp cận internet một cách phổ cập và trong khả năng chi trả ở các nước kém phát triển vào năm 2020

Mục tiêu 10. Giảm bất bình đẳng trong và giữa các quốc gia

10.1 Đến năm 2030 từng bước đạt được và duy trì ở dưới 40% mức chênh lệch tốc độ tăng trưởng thu nhập của dân số có mức thu nhập cao so với trung bình toàn quốc

10.2 Đến năm 2030, trao quyền và thúc đẩy sự hòa nhập về xã hội, kinh tế và chính trị của tất cả mọi người, không phân biệt tuổi tác, giới tính, khuyết tật, chủng tộc, dân tộc, nguồn gốc, tôn giáo hoặc tình trạng kinh tế hoặc tình trạng khác

10.3 Đảm bảo cơ hội bình đẳng và giảm bất bình đẳng về kết quả, bao gồm bằng cách loại bỏ các luật, chính sách và thông lệ phân biệt đối xử và thúc đẩy luật pháp, chính sách và hành động phù hợp về vấn đề này

10.4 Ap dụng các chính sách đặc biệt về tài chính, tiền lương và các chính sách an sinh xã hội và từng bước đạt được sự bình đẳng

10.5 Cải thiện quy định và giám sát các tổ chức và thị trường tài chính toàn cầu và tăng cường thực hiện các quy định đó

10.6 Đảm bảo tăng cường sự đại diện và tiếng nói của các quốc gia đang phát triển trong việc thiết lập các quyết định kinh tế toàn cầu và các cơ quan tài chính nhằm cung cấp cơ chế tin cậy, có trách nhiệm và hợp pháp

10.7 Tạo điều kiện cho người dân di cư một cách chính thức, trật tự, an toàn và trách nhiệm thông qua việc thực hiện tốt các chính sách và quản lý di cư theo kế hoạch

10.a Thực thi các nguyên tắc đối xử đặc biệt và khác biệt đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước kém phát triển nhất, phù hợp với hiệp định WTO

10.b Khuyến khích các nguồn vốn ODA và các nguồn tài chính, bao gồm cả đầu tư trực tiếp từ nước ngoài cho các quốc gia có nhu cầu lớn nhất, đặc biệt là các nước kém phát triển, các nước châu Phi, các nước đang phát triển không có biển và các quốc đảo nhỏ đang phát triển phù hợp với các kế hoạch và chương trình quốc gia của họ

10.c Đến năm 2030, giảm xuống dưới 3% chi phí giao dịch kiều hối và loại bỏ các hành lang chuyển tiền với chi phí cao hơn 5%

Mục tiêu 11. Đô Thị và công đồng bền vững : Xây dựng các đô thị và cộng đồng dân cư hiệu quả, an toàn, đồng bộ và bền vững

11.1 Đến năm 2030, đảm bảo khả năng tiếp cận nhà ở và dịch vụ cơ bản phù hợp, an toàn và trong khả năng chi trả cho tất cả mọi người, và nâng cấp các khu ổ chuột

11.2 Đến năm 2030, cung cấp quyền tiếp cận hệ thống giao thông an toàn, trong khả năng chi trả, dễ tiếp cận và bền vững cho tất cả mọi người; cải thiện an toàn đường bộ, đặc biệt là bằng cách mở rộng giao thông công cộng, đặc biệt chú ý đến nhu cầu của những người dễ bị tổn thương, phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật và người cao tuổi

11.3 Đến năm 2030 tăng cường quá trình đô thị hóa bền vững và nâng cao năng lực tham gia, lên kế hoạch, quản lý, mở rộng các cộng đồng dân cư bền vững ở tất cả các quốc gia

11.4 Tăng cường các nỗ lực để bảo vệ và bảo tồn các di sản văn hóa và thiên nhiên trên thế giới

11.5 Đến năm 2030, giảm đáng kể số người chết, số người bị ảnh hưởng và giảm đáng kể thiệt hại kinh tế trực tiếp so với tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu do thiên tai gây ra, bao gồm cả thiên tai liên quan đến nước, chú trọng bảo vệ người nghèo và người dân trong những tình huống dễ bị tổn thương

11.6 Đến năm 2030, giảm tác động môi trường bất lợi tính theo đầu người của các thành phố, bao gồm bằng cách đặc biệt chú ý đến chất lượng không khí và quản lý chất thải đô thị và chất thải khác

11.7 Đến năm 2030, cung cấp khả năng tiếp cận phổ cập tới các không gian xanh và công cộng an toàn, toàn diện và dễ tiếp cận, đặc biệt là cho phụ nữ và trẻ em, người già và người khuyết tật

11.a Hỗ trợ các mối liên kết tích cực về kinh tế, xã hội và môi trường giữa các khu vực thành thị, ven đô và nông thôn bằng cách tăng cường quy hoạch phát triển quốc gia và khu vực

11.b Đến năm 2020, tăng đáng kể số lượng các thành phố và khu dân cư áp dụng và thực hiện các chính sách và kế hoạch tích hợp hướng tới hòa nhập, hiệu quả tài nguyên, giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu, khả năng chống chịu với thiên tai, đồng thời xây dựng và thực hiện, phù hợp với mục tiêu Khung Sendai về Giảm nhẹ Rủi ro Thiên tai 2015–2030, quản lý rủi ro thiên tai toàn diện ở tất cả các cấp

11.8 Hỗ trợ các quốc gia kém phát triển thông qua các hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho các công trình bền vững, tận dụng các vật liệu địa phương

Mục tiêu 12. Tiêu thụ và sản xuất có trách nhiệm : Đảm bảo các hình mẫu sản xuất và tiêu dùng bền vững

12.1 Thực hiện Khung chương trình 10 năm về mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững, tất cả các quốc gia hành động, với các nước phát triển đi đầu, có tính đến sự phát triển và khả năng của các nước đang phát triển

12.2  Đến năm 2030, quản lý bền vững và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên

12.3 Đến năm 2030, giảm một nửa lượng lãng phí lương thực toàn cầu trên đầu người ở cấp độ bán lẻ và người tiêu dùng, đồng thời giảm tổn thất lương thực trong chuỗi sản xuất và cung ứng, bao gồm cả tổn thất sau thu hoạch

12.4 Đến năm 2020, đạt được sự quản lý lành mạnh về mặt môi trường đối với hóa chất và tất cả chất thải trong suốt vòng đời của chúng, phù hợp với các khuôn khổ quốc tế đã được thống nhất và giảm đáng kể lượng phát thải của chúng vào không khí, nước và đất nhằm giảm thiểu tác động bất lợi của chúng đối với sức khỏe con người và môi trường

12.5 Đến năm 2030, giảm đáng kể lượng chất thải phát sinh thông qua phòng ngừa, giảm thiểu, tái chế và tái sử dụng

12.6 Khuyến khích các công ty, đặc biệt là các công ty lớn và xuyên quốc gia, thông qua hoạt động ổn định tích hợp thông tin bền vững vào chu kỳ báo cáo của họ

12.7 Thúc đẩy các hoạt động mua sắm công bền vững, phù hợp với các ưu tiên và chính sách quốc gia

12.8  Đến năm 2030, đảm bảo người dân ở mọi nơi có thông tin và nhận thức phù hợp về phát triển bền vững và lối sống hài hòa với thiên nhiên

12.a Hỗ trợ các nước đang phát triển tăng cường năng lực khoa học và công nghệ để hướng tới các mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững hơn

12.b Xây dựng và triển khai các công cụ giám sát tác động phát triển bền vững đối với du lịch bền vững nhằm tạo việc làm và quảng bá văn hóa và sản phẩm địa phương

12.c Hợp lý hóa các khoản trợ cấp nhiên liệu hóa thạch không hiệu quả, khuyến khích tiêu dùng lãng phí bằng cách loại bỏ các biến dạng thị trường, phù hợp với hoàn cảnh quốc gia, bao gồm bằng cách cơ cấu lại hệ thống thuế và loại bỏ dần các khoản trợ cấp có hại đó, nếu chúng tồn tại, để phản ánh các tác động môi trường của chúng, có tính đến đầy đủ tính đến các nhu cầu và điều kiện cụ thể của các nước đang phát triển và giảm thiểu các tác động bất lợi có thể có đối với sự phát triển của họ theo cách bảo vệ người nghèo và các cộng đồng bị ảnh hưởng

Mục tiêu 13. Hành động về khí hậu : Triển khai các hành động khẩn cấp để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và các tác động của nó

13.1 Tăng cường khả năng phục hồi và khả năng thích ứng với các hiểm họa từ khí hậu và thiên tai ở tất cả các nước

13.2 Lồng ghép các giải pháp cho biến đổi khí hậu vào các chính sách, chiến lược, quy hoạchquốc gia

13.3 Cải thiện giáo dục, nâng cao nhận thức, năng lực con người và thể chế về giảm thiểu, thích ứng, giảm thiểu tác động và cảnh báo sớm với biến đổi khí hậu

13.a Thực hiện cam kết của các quốc gia phát triển tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu nhằm mục tiêu huy động chung 100 tỷ USD hàng năm vào năm 2020 từ tất cả các nguồn để giải quyết nhu cầu của các quốc gia đang phát triển trong bối cảnh giảm nhẹ có ý nghĩa hành động và minh bạch trong việc thực hiện và vận hành đầy đủ Quỹ Khí hậu Xanh thông qua vốn hóa càng sớm càng tốt

13.b Thúc đẩy các cơ chế nâng cao năng lực lập kế hoạch và quản lý hiệu quả liên quan đến biến đổi khí hậu ở các quốc gia kém phát triển nhất và các quốc đảo nhỏ đang phát triển, bao gồm tập trung vào phụ nữ, thanh niên và các cộng đồng địa phương và bị thiệt thòi

* Xin liên hệ với Chúng tôi để được tư vấn về phát triển bền vững:

Ms. Mỹ Hạnh - 0935.516.518
Ms Trường - 0986.077.845

* Văn phòng AHEAD:

Hà Nội: Số 18 Tam Trinh, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Đà Nẵng: 498 Bùi Trang Chước, Cẩm Lệ, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: 8/29 Hoàng Hoa Thám, Phường 7, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.

  • Từ khóa:

Bình luận:

Trụ sở chính: AHEAD Hà Nội

Số 18 Tam Trinh, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
Phone:

0913567755 - 0919442077

Email:

sale@ahead.com.vn

VPĐD 1: AHEAD Hồ Chí Minh

8/29 Hoàng Hoa Thám, phường 7, quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh
Phone:

0986.077.845

VPĐD 2: AHEAD Đà Nẵng

498 Bùi Trang Chước, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, Tp Đà Nẵng
Phone:

0935.516.518