DU LỊCH MẠO HIỂM - HỆ THỐNG AN TOÀN - YÊU CẦU (TCVN 12592:2018/ISO 21101:2014)

DU LỊCH MẠO HIỂM - HỆ THỐNG AN TOÀN - YÊU CẦU (TCVN 12592:2018/ISO 21101:2014)

2024-04-26 14:23:16 1077

Khái niệm du lịch bền vững được định nghĩa bởi Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO): “Du lịch bền vững là sự phát triển toàn diện về các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của khách tham quan, đồng thời quan tâm đến người dân bản địa, bảo tồn các nguồn tài nguyên và có kế hoạch quản lý nguồn tài nguyên một cách hợp lý. Phát triển du lịch bền vững cũng cần duy trì được các giá trị văn hóa, sự đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái, đồng thời góp phần hỗ trợ cho cuộc sống của con người”.

Du lịch bền vững cần có sự kết hợp toàn diện giữa 3 yếu tố đó chính là: Môi trường – Kinh tế – Văn hóa, Xã hội. Cụ thể, hoạt động này được thực hiện qua các đặc điểm như sau:

      ♦️ Thân thiện với môi trường: các hoạt động du lịch bền vững sẽ tác động một cách tối thiểu nhất đến môi trường tự nhiên như: động vật, cảnh quan, năng lượng… cố gắng mang lại những giá trị tốt đẹp cho môi trường, bảo vệ môi trường một cách tối đa nhất.
      ♦️ Tôn trọng tính xác thực về xã hội và văn hóa: du lịch bền vững sẽ không gây hại đến các giá trị văn hóa của từng địa phương, thay vào đó là góp phần quảng bá, tôn trọng bản sắc đó. Hình thức du lịch này cũng khuyến khích các bên liên quan ra sức phát triển, giáo dục, giám sát, đảm bảo giá trị văn hóa khi xây dựng du lịch bền vững.
      ♦️ Phát triển kinh tế: những hoạt động của du lịch bền vững sẽ tạo ra mức thu nhập ổn định, công bằng cho cộng đồng địa phương và các bên liên quan.

Phát triển du lịch bền vững nói chung và phát triển du lịch mạo hiểm nói riêng đã được định hướng trong các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong thời gian qua, gồm:

- Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị khẳng định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó có phát triển du lịch bền vững; bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ môi trường và thiên nhiên; giải quyết tốt vấn đề lao động,…

- Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, xác định phát triển du lịch Việt Nam với định hướng bền vững và bao trùm trên nền tảng tăng trưởng xanh, tối đa hóa sự đóng góp của du lịch cho các mục tiêu phát triển bền vững.

- Quyết định số 882/QĐ-TTg, ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030.

- Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 18/5/2023 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững.

Du lịch mạo hiểm là loại hình du lịch mà ở khách du lịch có thể thử sức với những trò chơi, thử thách nhằm thoả mãn nhu cầu khám phá, rèn luyện và tự hoàn thiện bản thân. Đây là một hoạt động du lịch khá phổ biến trong ngành du lịch và thường thích hợp với giới trẻ, hoặc những người ưa mạo hiểm, có sức khoẻ và cũng hàm chứa nhiều rủi ro nếu không tuân thủ các quy định về an toàn của nhà tổ chức hoặc các công ty cung cấp dịch vụ du lịch, lữ hành.

Theo Tiêu chuẩn TCVN 12592:2018/ISO 21101:2014: Du lịch mạo hiểm là loại hình du lịch đặc thù đang ngày càng phát triển và dần có vị thế quan trọng trong sự phát triển của ngành du lịch toàn cầu. Dù được tổ chức dưới hình thức là hoạt động thương mại hay phi lợi nhuận hay từ thiện, các hoạt động du lịch mạo hiểm đều có yếu tố thử thách và rủi ro. Để có thể tối đa hóa những lợi ích mang lại, các nhà cung cấp hoạt động du lịch mạo hiểm cần phải vận hành một cách an toàn nhất có thể

Mới đây, ngày 23/02/2024 Thủ tướng Chính Phủ đã ban hàn Chỉ thị số 08/CT-TTg về phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững trong thời gian tới, một lần nữa tiếp tục đề cao trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy Đảng và UBND các cấp trong việc chỉ đạo phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;… tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng đầu vào của ngành du lịch, hình thành chuỗi giá trị du lịch, liên kết du lịch quốc gia và toàn cầu đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước.

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 22/1/2020 đã định hướng du lịch thể thao mạo hiểm là một trong những sản phẩm du lịch chủ lực.

Để du lịch mạo hiểm phát triển bền vững, bảo đảm an toàn cho du khách, chính quyền các địa phương cần đưa ra các cảnh báo nguy hiểm, xây dựng các quy định nghiêm ngặt. Các đơn vị tổ chức du lịch, khai thác tour mạo hiểm cần đặt an toàn của người tham gia lên hàng đầu, có những biện pháp bảo vệ người tham gia, ứng phó, dự phòng với các tình huống xấu. Bên cạnh đó, du khách phải tuân thủ những quy định về an toàn, từ trang phục, phương tiện hỗ trợ, tuân thủ những cảnh báo những khu vực mạo hiểm không được đến. Đối với các điểm đến xa lạ và có độ nguy hiểm, nên chọn các dịch vụ chuyên nghiệp có người hướng dẫn giàu kinh nghiệm

Tuy nhiên, để du lịch mạo hiểm không trở thành du lịch rủi ro, vấn đề an toàn vẫn luôn là điều kiện tiên quyết cho mọi loại hình du lịch. Bằng cách tôn trọng tự nhiên, lựa chọn những nhà tổ chức uy tín, chuẩn bị tốt sức khỏe, kỹ năng và tuân thủ quy tắc an toàn, để không phải gánh chịu những hậu quả đáng tiếc. Việc xây dựng, áp dụng và chứng nhận HTQL du lịch mạo hiểm – hệ thống an toàn – yêu cầu theo Tiêu chuẩn TCVN 12592:2018/ISO 21101:2014 giúp Tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh du lịch mạo hiểm hạn chế ở mức thấp nhât các rủi ro cho loại hình du lịch mạo hiểm như trên.

TCVN 12592:2018 (ISO 21101:2014) đưa ra những yêu cầu, hướng dẫn cơ bản trong hoạt động du lịch mạo hiểm để lập kế hoạch, trao đổi thông tin và tổ chức hoạt động du lịch mạo hiểm một cách an toàn.

Tổng quan và cấu trúc về tiêu chuẩn TCVN 12592:2018 (ISO 21101:2014)

- Mục đích áp dụng:

Mục đích của tiêu chuẩn TCVN 12592:2018 (ISO 21101:2014) là đưa ra các yêu cầu tối thiểu cho hệ thống quản lý an toàn của các nhà cung cấp hoạt động du lịch mạo hiểm.

Quá trình quản lý rủi ro là một phần của hệ thống quản lý an toàn. Một hệ thống quản lý an toàn tạo ra khuôn khổ cho sự cải tiến liên tục và góp phần vào việc cung cấp các hoạt động du lịch mạo hiểm an toàn.

Cách tiếp cận hệ thống quản lý an toàn khuyến khích các đơn vị phân tích hoạt động du lịch mạo hiểm do mình tổ chức, hiểu được yêu cầu của người tham gia, xác định các quá trình đảm bảo an toàn, và kiểm soát các quá trình này.

- Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn TCVN 12592:2018 (ISO 21101:2014) đưa ra các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn cho các nhà cung cấp hoạt động du lịch mạo hiểm.

Nhà cung cấp có thể sử dụng tiêu chuẩn này để:

      + Cải tiến kết quả thực hiện an toàn;
      + Đáp ứng nhu cầu an toàn của người tham gia và nhân viên;
      + Chứng minh việc thực hành an toàn;
      + Hỗ trợ tuân thủ các yêu cầu pháp lý hiện hành.

Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho tất cả các loại hình nhà cung cấp, ở mọi quy mô, hoạt động trong các môi trường địa lý, văn hóa và xã hội khác nhau.

Cấu trúc về tiêu chuẩn TCVN 12592:2018 (ISO 21101:2014)

1  Phạm vi áp dụng
2  Tài liệu viện dẫn
3  Thuật ngữ và định nghĩa
4  Bối cảnh của tổ chức
4.1  Hiểu về tổ chức và bối cảnh của tổ chức
4.2  Hiểu nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm
4.3  Xác định phạm vi của hệ thống quản lý an toàn du lịch mạo hiểm
4.4  Hệ thống quản lý an toàn du lịch mạo hiểm
5  Sự lãnh đạo
5.1  Sự lãnh đạo và cam kết
5.2  Chính sách
5.3  Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn trong tổ chức
6  Hoạch định
6.1  Hành động giải quyết các rủi ro và cơ hội
6.2  Các mục tiêu an toàn trong du lịch mạo hiểm và hoạch định để đạt được mục tiêu
7  Hỗ trợ
7.1  Nguồn lực
7.2  Năng lực
7.3  Nhận thức
7.4  Trao đổi thông tin
7.5  Thông tin dạng văn bản
8  Thực hiện
8.1  Hoạch định và kiểm soát việc thực hiện
8.2  Chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó với tình huống khẩn cấp
8.3  Quản lý sự cố
9  Đánh giá kết quả thực hiện
9.1  Theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá
9.2  Đánh giá nội bộ
9.3  Xem xét của lãnh đạo
10  Cải tiến
10.1  Sự không phù hợp và hành động khắc phục
10.2  Cải tiến liên tục
Phụ lục A (Quy định) Quá trình quản lý rủi ro trong du lịch mạo hiểm
Phụ lục B (Tham khảo) Một số ví dụ về công cụ quản lý an toàn

Lợi ích áp dụng Tiêu chuẩn:

      ♦️ Giảm rủi ro và tăng cường sự an toàn cho người tham gia và nhân viên tham gia du lịch mạo hiểm;
      ♦️ Cung cấp sự phù hợp với các yêu cầu quy định;
      ♦️ Tăng cơ hội thâm nhập nhiều thị trường hơn;
      ♦️ Duy trì một tiêu chuẩn đã đặt ra cho Hệ thống quản lý an toàn được quốc tế chấp nhận.

Các bước triển khai áp dụng và chứng nhận TCVN 12592:2018 (ISO 21101:2014)

      ♦️ Bước 1: Khảo sát thực địa và đánh giá thực trạng áp dụng tiêu chuẩn TCVN 12592:2018 (ISO 21101:2014) tại tổ chức, doanh nghiệp;
      ♦️ Bước 2: Đào tạo nhận thức TCVN 12592:2018 (ISO 21101:2014) cho nhân viên của doanh nghiệp;
      ♦️ Bước 3: Tư vấn, hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng hệ thống văn bản theo yêu cầu tiêu chuẩn TCVN 12592:2018 (ISO 21101:2014);
      ♦️ Bước 4: Hướng dẫn áp dụng hệ thống tài liệu vào thực tế;
      ♦️ Bước 5: Đào tạo và tổ chức đánh giá nội bộ;
      ♦️ Bước 6: Đăng ký hồ sơ đánh giá chứng nhận;
      ♦️ Bước 7: Đánh giá chứng nhận chính thức và nhận giấy chứng nhận.

*Liên hệ để được tư vấn và chứng nhận:

Ms. Mỹ Hạnh:      0935.516.518
Ms. Hải Trường:   0986.077.845

*Văn phòng AHEAD:

      ♦️ Hà Nội: Số 18 Tam Trinh, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
      ♦️ Đà Nẵng: 498 Bùi Trang Chước, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
      ♦️ Hồ Chí Minh: 8/29 Hoàng Hoa Thám, phường 7, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

Bình luận:

Trụ sở chính: AHEAD Hà Nội

Số 18 Tam Trinh, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
Phone:

0913567755 - 0919442077

Email:

sale@ahead.com.vn

VPĐD 1: AHEAD Hồ Chí Minh

8/29 Hoàng Hoa Thám, phường 7, quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh
Phone:

0986.077.845

VPĐD 2: AHEAD Đà Nẵng

498 Bùi Trang Chước, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, Tp Đà Nẵng
Phone:

0935.516.518