WRAP & BSCI - Tiền đề cho các doanh nghiệp dệt may, da giầy khi hội nhập TPP

WRAP & BSCI - Tiền đề cho các doanh nghiệp dệt may, da giầy khi hội nhập TPP

2018-10-03 00:00:00 2682

         Sau hơn 5 năm đàm phán, 12 nước tham gia Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã hoàn tất đàm phán vào ngày 5/10/2015. TPP được xem là hiệp định thương mại lớn nhất thế giới bao phủ 40% kinh tế toàn cầu và bổ sung cho GDP thế giới thêm gần 300 tỷ USD mỗi năm.

        TPP là Hiệp định tiếp cận thị trường toàn diện, bảo đảm sự dịch chuyển tự do ở mức độ cao hơn của hàng hóa, dịch vụ, vốn và công nghệ thông qua việc cam kết loại bỏ nhanh thuế xuất khẩu, nhập khẩu và rào cản phi quan thuế; xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, văn minh, tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, qua đó đem lại lợi ích nhiều hơn cho sản xuất kinh doanh, người lao động cũng như người tiêu dùng.

        Việc Việt Nam ký kết chính thức Hiệp định TPP tạo ra những cơ hội và thách thức rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và tạo ra cơ hội vô cùng to lớn cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt may, da giầy nói riêng. Cụ thể là sau khi ký kết TPP, thuế xuất - nhập khẩu đối với lĩnh vực dệt may sẽ được dỡ bỏ ngay theo quy định tại “Chương 4- Dệt may” của Hiệp định TPP.

        Như vậy, năm 2016 sẽ là giai đoạn chuẩn bị cho các doanh nghiệp dệt may để tiếp cận với một thị trường rộng lớn như Mỹ, Nhật Bản, Australia, Singapore với nhu cầu lượng đơn hàng tăng gấp 3-4 lần hiện nay.

        Tuy nhiên, để đáp ứng các yêu cầu của thị trường thì các doanh nghiệp Việt Nam cần phải xây dựng, thực hiện áp dụng và xin chứng nhận một số tiêu chuẩn Quốc tế quan trọng trong lĩnh vực dệt may, da giầy cụ thể như:

Bộ quy tắc Trách nhiệm tuân thủ WRAP (được phát triển bởi các thành viên của Hiệp hội May mặc & Da giày Hoa Kỳ AAFA- American Apparel Footwear Association)

Bộ quy tắc Ứng xử BSCI: 2014 (Business Social Compliance Initiative), Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh do Hiệp hội Ngoại thương FTA ban hành.


Và các tiêu chuẩn, chương trình khác như:

  • Chương trình kiểm soát C-TPAT: Hợp tác thương mại – Hải quan chống khủng bố, là một sáng kiến chung và tự nguyện nhằm xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa chính phủ và Doanh nghiệp Hoa Kỳ
  • SA 8000, Sedex, ICS, EICC, ICTI
  • Chương trình đánh giá điều kiện làm việc (WCA)
  • Chương trình đánh giá an ninh (GSV)
  • Chương trình đánh giá bảo vệ môi trường (TGI)
  • Chương trình đánh giá năng lực nhà cung cấp (SQP)
  • Chương trình đánh giá nhà máy dệt vải (MQP)

        Với đội ngũ tư vấn nhiều kinh nghiệm, ISO AHEAD là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn - hỗ trợ doanh nghiệp thiết lập và áp dụng các hệ thống các tiêu chuẩn quốc tế để đáp ứng các yêu cầu của hội nhập và điều kiện hợp tác trong thương mại quốc tế.
_____________________________________________________________________________________________________________

Liên hệ tư vấn chứng nhận: Công ty TNHH Tư vấn quản lý và Phát triển doanh nghiệp Á Châu (AHEAD Consulting & Training)

  • Trụ sở chính AHEAD Hà Nội: Số 18 Tam Trinh, Quận Hai Bà Trưng, Thành Phố Hà Nội
  • Email: info.isoahead@gmail.com  /Tel: (84.24) 6321 5109
  • AHEAD Hồ Chí Minh:Số 8/29 Đường Hoàng Hoa Thám, Phường 7, Quận Bình Thạnh - Tel: (84.28) 2226 8288; Phone: 0931796188 - 0933096426 (zalo); Email: vanpham.ahead@gmail.com 
  • AHEAD Đà Nẵng: Số 32 Tôn Thất Đạm, Phường Xuân Hà, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng - Tel: (84.236) 2219 374; Phone : 0986 077 845

 

 

https://iso-ahead.vn

  • Từ khóa:

Bình luận:

Trụ sở chính: AHEAD Hà Nội

Số 18 Tam Trinh, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
Phone:

0913567755 - 0919442077

Email:

sale@ahead.com.vn

VPĐD 1: AHEAD Hồ Chí Minh

8/29 Hoàng Hoa Thám, phường 7, quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh
Phone:

0986.077.845

VPĐD 2: AHEAD Đà Nẵng

498 Bùi Trang Chước, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, Tp Đà Nẵng
Phone:

0935.516.518