TRUY XUẤT NGUỒN GỐC HÀNG HÓA -XU HƯỚNG TIÊU DÙNG THÔNG MINH

TRUY XUẤT NGUỒN GỐC HÀNG HÓA -XU HƯỚNG TIÊU DÙNG THÔNG MINH

2024-03-07 09:27:58 238

Hiện nay, việc truy xuất nguồn gốc đã trở thành một yêu cầu bắt buộc của sản phẩm nếu muốn đưa ra lưu thông trên thị trường. Nhiều nước trên thế giới đã xây dựng, áp dụng Hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm thông qua việc số hóa, thu thập dữ liệu tự động và trao đổi thông tin truy xuất thông qua hệ thống các phần mềm công nghệ thông tin thích hợp.

Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc (TXNG) được phê duyệt ban hành kèm theo Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 19/01/2019 đã và đang được các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện. Ðối với doanh nghiệp, Nghị định số 13/2022/NÐ-CP cũng là căn cứ để các doanh nghiệp đưa ra được kế hoạch triển khai các hoạt động nâng cao năng lực kỹ thuật cho hoạt động truy xuất nguồn gốc, hỗ trợ phát triển sản phẩm đạt yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường trong và ngoài nước.

MINH BẠCH, NHẬN DIỆN GIÁ TRỊ SẢN PHẨM

Quyết định số 889/QĐ-TTg: ngày 24/6/2020: Phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030, trong đó có đề cập tới nội dung hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu, quy định kỹ thuật về truy xuất nguồn gốc sản phẩm tại Mục 4, Phụ lục kèm theo Quyết định này.

Trên thực tế, việc truy xuất nguồn gốc và áp dụng tem, mã truy xuất nguồn gốc tại Việt Nam đang tồn tại một số vấn đề như: truy xuất nguồn gốc chưa được áp dụng đồng bộ; hệ thống truy xuất nguồn gốc mang tính khép kín. Trong khi đó, truy xuất nguồn gốc đòi hỏi tính chuẩn hóa cao cả về kỹ thuật và thông tin dữ liệu gốc, yêu cầu các bên tham gia truy xuất nguồn gốc cần thống nhất chuẩn chung tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về truy xuất nguồn gốc.

Tiêu chuẩn quốc gia về Yêu cầu đối với hệ thống truy xuất nguồn gốc được quy định tại TCVN 12850:2019, tiêu chuẩn này xây dựng dựa trên các nguyên tắc trọng tâm là “Định danh – Thu thập – Chia sẻ” để đảm bảo các giải pháp truy xuất nguồn gốc luôn đạt được hiệu quả.

PHẠM VI ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chung đối với hệ thống truy xuất nguồn gốc trong một tổ chức cũng như toàn bộ chuỗi cung ứng. Được áp dụng cho tất cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, không phân biệt quy mô của tổ chức, chuỗi cung ứng và áp dụng đồng thời với các tiêu chuẩn quốc gia về truy xuất nguồn gốc cho từng lĩnh vực, sản phẩm.

CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG

      ◾ “Một bước trước – Một bước sau”
      ◾ “Sẵn có của phần tử dữ liệu chính”
      ◾ “Minh bạch”
      ◾ “Có sự tham gia đầy đủ các bên truy xuất nguồn gốc”

LỢI ÍCH ÁP DỤNG TCVN 12850:2019:

Xây dựng một hệ thống truy xuất nguồn gốc là biện pháp hữu hiệu giúp tổ chức đạt được các mục đích:

      ◾ Quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh;
      ◾ Quản lý chất lượng và an toàn sản phẩm;
      ◾ Quản lý mối quan hệ tương tác trong nội bộ và các bên tham gia trong chuỗi cung ứng; ...
      ◾ Minh bạch thông tin;
      ◾ Nâng cao uy tín của tổ chức.

Truy xuất nguồn gốc (traceability)

Hệ thống Hoạt động giám sát, xác định được một đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ qua từng công đoạn, theo thời gian, địa điểm của quá trình sản xuất, chế biến, lưu trữ, bảo quản, vận chuyển, phân phối và kinh doanh.

Hệ thống truy xuất nguồn gốc (traceability system)

Hệ thống bao gồm hoạt động định danh sản phẩm, thu thập và lưu trữ thông tin về trạng thái của sản phẩm theo thời gian, địa điểm nhằm quản lý thông tin về chất lượng và an toàn của sản phẩm.

CÁC YÊU CẦU CỦA TCVN 12850:2019 

Yêu cầu về hệ thống

     ❶ Khả năng tương tác;
     ❷ Tính đa dạng;
     ❸ Định danh;
     ❹ Phạm vi hệ thống TXGN;
     ❺ Quản lý hệ thống.

Yêu cầu về dữ liệu truy xuất nguồn gốc

     ❶ Yêu cầu về dữ liệu;
     ❷ Khả năng trao đổi dữ liệu;
     ❸ Dữ liệu truy xuất bên trong tổ chức;
     ❹ Dữ liệu truy xuất qua chuỗi cung ứng;
     ❺ Quản lý dữ liệu truy xuất nguồn gốc
                - Chuẩn bị;
                - Nguồn dữ liệu;
                - Tính chính xác của dữ liệu TXNG;
                - Tính nhạy cảm của dữ liệu TXNG;
                - Chất lượng dữ liệu TXNG;
                - Chia sẻ dữ liệu TXNG;
                - Lưu trữ dữ liệu TXNG.

CÁC BƯỚC XÂY DỰNG HỆ THỐNG TXNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA

      1. Khảo sát, đánh giá thực trạng sản phẩm cần phải TXNG (yêu cầu luật định, yêu cầu khách hàng, đánh giá các rủi to và cơ hội, khả năng nâng cao thỏa mãn của khách hàng, …)
      2. Đào tạo kiến thức về TXNG, tiêu chuẩn TCVN 12850.
      3. Xác định và xây dựng các thủ tục, quy trình TXNG có liên quan.
      4. Triển khai xây dựng hệ thống TXNG.
      5. Thực hành diễn tập truy xuất trước khi áp dụng.
      6. Kiểm tra, giám sát định kỳ.
      7. Thực hiện hành động khắc phục khi có sự không phù hợp.
      8. Đánh giá chứng nhận.
      9. Công bố với các bên liên quan.

*Liên hệ để được tư vấn, hướng dẫn:

Ms. Mỹ Hạnh:      0935.516.518
Ms. Hải Trường:   0986.077.845

*Văn phòng AHEAD:

      ◾ Hà Nội: Số 18 Tam Trinh, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
      ◾ Đà Nẵng: 498 Bùi Trang Chước, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
      ◾ Hồ Chí Minh: 8/29 Hoàng Hoa Thám, phường 7, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

  • Từ khóa:

Bình luận:

Trụ sở chính: AHEAD Hà Nội

Số 18 Tam Trinh, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
Phone:

0913567755 - 0919442077

Email:

sale@ahead.com.vn

VPĐD 1: AHEAD Hồ Chí Minh

8/29 Hoàng Hoa Thám, phường 7, quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh
Phone:

0986.077.845

VPĐD 2: AHEAD Đà Nẵng

498 Bùi Trang Chước, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, Tp Đà Nẵng
Phone:

0935.516.518