Để giải quyết nguy cơ cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, giảm ô nhiễm và suy thoái môi trường sống trong những thập niên gần đây, các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam đang từng bước chuyển dịch từ mô hình “kinh tế tuyến tính” sang “kinh tế tuần hoàn” với mục tiêu phát triển bền vững đất nước.
Nghị quyết số 55/NQ-TW về phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã chính thức đặt ra nhiệm vụ “ thực thi chính sách bảo vệ môi trường ngành năng lượng gắn với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn (KTTH) và phát triển bền vững; xây dựng và triển khai Đề án tích hợp mô hình KTTH vào chiến lược phát triển các doanh nghiệp năng lượng. Phát triển hệ thống quản lý và xử lý chất thải trong sản xuất năng lượng với công nghệ tiên tiến, phù hợp với điều kiện nước ta; bảo đảm năng lực tự xử lý các nguồn thải trong các doanh nghiệp năng lượng. Có cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp môi trường gắn với ngành năng lượng “.
Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế bao gồm các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm nguyên liệu thô, kéo dài tuổi thọ sản phẩm, giảm phát sinh chất thải và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
Bên cạnh đó, tại Điều 138, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số Điều của Luật Bảo vệ môi trường, tiêu chí chung về KTTH bao gồm:
(a) Giảm khai thác, sử dụng tài nguyên không tái tạo, tài nguyên nước; tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên, nguyên liệu thô, vật liệu; tiết kiệm năng lượng;
(b) Kéo dài thời gian sử dụng vật liệu, thiết bị, sản phẩm, hàng hóa, các linh kiện, cấu kiện;
(c) Hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường bao gồm: giảm chất thải rắn, nước thải, khí thải; giảm sử dụng hóa chất độc hại; tái chế chất thải, thu hồi năng lượng; giảm sản phẩm sử dụng một lần; mua sắm xanh.
Ngày 07 tháng 6 năm 2022, Thủ tướng Chính Phủ Phê duyệt Quyết định số 687/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án Phát triển KTTH ở Việt Nam. Một trong những mục tiêu cụ thể của Đề án là “góp phần cụ thể hóa mục tiêu giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP ít nhất 15% vào năm 2030 so với năm 2014, hướng tới mục tiêu phát thải ròng về “0” vào năm 2050”.
Trong thời gian tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ ban hành kế hoạch hành động quốc gia thực hiện KTTH và tiếp theo đó, kế hoạch hành động thực hiện KTTH của ngành, lĩnh vực, sản phẩm được xây dựng và xác định các giải pháp thực hiện KTTH hoàn phù hợp theo đặc điểm của từng ngành, lĩnh vực, sản phẩm.
Để triển khai hoạt động tiêu chuẩn hóa thúc đẩy KTTH tại Việt Nam, cần thiết phải có những chính sách của Nhà nước, Bộ, ngành để xây dựng và triển khai các tiêu chuẩn trên. Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam là một trong những nước xả lượng rác thải nhựa lớn trên thế giới, ước tính mỗi năm, Việt Nam thải ra khoảng 3,1 triệu tấn rác thải nhựa. Tuy nhiên, mỗi năm Việt Nam lại nhập khẩu 6,96 triệu tấn hạt nhựa nguyên sinh và cả rác thải nhựa để tái chế, đứng thứ hai thế giới. Việt Nam là nước có tỷ lệ rác thải nhựa đại dương cao, cộng với ô nhiễm nguồn nước nên dự kiến Việt Nam thiệt hại 3,5% tổng sản phẩm nội địa (GDP) vào năm 2035, cùng với đó là dự báo biến đổi khí hậu và thiên tai sẽ ảnh hưởng tới 11% GDP của Việt Nam đến năm 2030.
Một số chính sách được đề xuất như:
(1) Khuyến khích giảm sử dụng nhựa, tiến đến loại bỏ dần những sản phẩm nhựa không cần thiết;
(2) Áp dụng tiêu chuẩn về thiết kế để tái chế cho bao bì nhựa;
(3) Khuyến khích các hệ thống tái sử dụng, ví dụ hệ thống chai có thể nạp lại;
(4) Áp dụng tiêu chuẩn cho các sản phẩm đầu ra từ nhựa tái chế. Đồng thời, có chính sách hỗ trợ các cơ sở tái chế nhỏ lẻ nâng cao hoạt động tái chế đáp ứng các tiêu chuẩn của sản phẩm từ nhựa tái chế;
(5) Xây dựng và triển khai các chính sách ưu đãi cho việc sử dụng hàm lượng tái chế; và
(6) Áp dụng tiêu chuẩn đối với kích thước chuẩn của bao bì sử dụng cho các mục đích sử dụng khác nhau, đặc biệt là ngành hàng tiêu dùng nhanh.
Một trong những cam kết thực thi, nhằm cụ thể hóa các chính sách trên, các tổ chức, doanh nghiệp đã nghiên cứu xây dựng và áp dụng Tiêu chuẩn TCVN 8000:2008 – Chất dẻo – Hướng dẫn thu hồi và tái chế chất dẻo thải.
Lợi ích của việc áp dụng và chứng nhận Tiêu chuẩn TCVN 8000
Việc áp dụng và đạt được chứng nhận TCVN 8000:2008 mang đến nhiều lợi ích cho cả các tổ chức, doanh nghiệp và xã hội. Trong đó, có thể kể đến một số lợi ích cơ bản sau:
◾ Cung cấp cách tiếp cận tiêu chuẩn hóa để thử nghiệm và phân tích vật liệu phế thải, đảm bảo rằng các phương pháp và tiêu chí nhất quán được thống nhất trên toàn cầu. Sự nhất quán này tạo điều kiện giao tiếp và hiểu biết tốt hơn giữa các bên liên quan.
◾ Bảo vệ an toàn và sức khỏe: Xác định đặc tính và chất liệu chất thải phù hợp theo khuyến nghị của tiêu chuẩn, góp phần bảo vệ da và sự an toàn của người lao động cộng đồng và môi trường.
◾ Đánh giá môi trường: TCVN 8000 hỗ trợ đánh giá môi trường bằng cách cung cấp khuôn khổ mô tả các đặc điểm tác động môi trường của vật liệu phế thải. Điều này có giá trị để đánh giá các rủi ro tiềm ẩn liên quan đến việc xử lý chất thải.
◾ Tuân thủ quy định: Giúp các tổ chức và ngành công nghiệp tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn môi trường liên quan đến quản lý chất thải. Tuân thủ nguyên tắc TCVN 8000 trong việc tuân thủ các quy định pháp lý.
◾ Xử lý chất thải được tối ưu hóa: Việc hiểu các đặc tính vật lý và hóa học của chất thải theo khuyến nghị của TCVN 8000 có thể dẫn đến quy trình xử lý và tiêu hủy chất thải hiệu quả hơn. Điều này có thể giúp tiết kiệm chi phí và giảm tác động môi trường.
◾ Cải thiện đặc tính tái chế và tái sử dụng: Các vật liệu phế thải theo tiêu chuẩn có thể hỗ trợ xác định các thành phần có thể tái chế được trong dòng chất thải. Điều này hỗ trợ các hoạt động bền vững và bảo tồn tài nguyên.
◾ Nhận dạng vật liệu nguy hiểm: TCVN 8000 dành cho phân tích hóa học và các thử nghiệm khác có thể giúp xác định các chất độc hại trong vật liệu phế thải, cho phép xử lý các vật liệu đó một cách an toàn.
◾ Ra quyết định dựa trên dữ liệu: Tiêu chuẩn thúc đẩy cách tiếp cận dựa trên dữ liệu để mô tả đặc tính chất thải. Người ra quyết dịnh có thể sử dụng thông tin thu thập được để đưa ra lựa chọn sáng suốt về chiến lược quản lý chất thải và các biện pháp bảo vệ môi trường.
◾ Tiêu chuẩn TCVN 8000 được công nhận quốc tế nhằm quảng cáo cho các tổ chức hoạt động xuyên biên giới trên toàn cầu, giúp đảm bảo rằng các thông lệ mô tả đặc tính chất thải được hiểu và chấp nhận trên toàn thế giới.
◾ Giảm tác động đến môi trường bằng cách hỗ trợ các quyết định xử lý và quản lý chất thải tốt hơn, góp phần giảm ô nhiễm môi trường và tác động tổng thể của chất thải lên hệ sinh thái.
Tổ chức, doanh nghiệp nào cần xây dựng và chứng nhận TCVN 8000 ?
◾ Quản lý chất thải: Tiêu chuẩn TCVN 8000 đặc biệt phù hợp trong lĩnh vực quản lý chất thải. Nó hướng dẫn các tổ chức và cơ quan chức năng mô tả và phân loại chất thải để xử lý, thải bỏ, tái chế và xử lý thích hợp.
◾ Đánh giá môi trường: Tiêu chuẩn được sử dụng trong đánh giá môi trường để đánh giá tác động tiềm tàng của chất thải đối với môi trường. Nó giúp xác định các rủi ro liên quan đến việc xử lý và quản lý chất thải.
◾ Tuân thủ quy định: TCVN 8000 hỗ trợ các tổ chức tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn môi trường liên quan đến quản lý chất thải. Nó có thể được áp dụng để chứng minh sự tuân thủ các yêu cầu pháp lý.
◾ Lĩnh vực công nghiệp và sản xuất: Các cơ sở sản xuất và công nghiệp tạo ra nhiều loại vật liệu phế thải. TCVN 8000 được áp dụng trong các lĩnh vực này để đảm bảo chất thải được xử lý và tiêu hủy một cách có trách nhiệm.
◾ Quản lý chất thải nguy hại: Tiêu chuẩn này rất quan trọng trong việc xác định và mô tả đặc tính của vật liệu chất thải nguy hại. Nó hỗ trợ xử lý và tiêu hủy an toàn các chất độc hại.
* Xin liên hệ với Chúng tôi để được tư vấn và chứng nhận:
Ms. Mỹ Hạnh - 0935.516.518
Ms. Hải Trường - 0986.077.845
* Văn phòng AHEAD:
◾ Hà Nội: Số 18 Tam Trinh, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
◾ Đà Nẵng: 498 Bùi Trang Chước, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
◾ Hồ Chí Minh: 8/29 Hoàng Hoa Thám, phường 7, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.
Bình luận: