TIÊU CHUẨN GACP/GACP-WHO: XÂY DỰNG VÀ CHỨNG NHẬN

TIÊU CHUẨN GACP/GACP-WHO: XÂY DỰNG VÀ CHỨNG NHẬN

2023-03-08 16:12:49 4862

GACP/GACP-WHO là gì?

GACP Việt Nam (Good Agricultural and Collection Practices Việt Nam): Là các nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nuôi trồng, thu hái dược liệu và các nguyên tắc, tiêu chuẩn khai thác dược liệu tự nhiên” của Việt Nam.

GACP – WHO (Good Agricultural and Collection Practices – World Health Organization): Là các nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu” theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO).

Nhằm hiện thực hóa chiến lược phát triển bền vững, từng bước vươn ra thị trường quốc tế, lĩnh vực dược phẩm đã đầu tư xây dựng để được chứng nhận vùng trồng dược liệu đạt chuẩn GACP/GACP-WHO. Bước tiến này góp phần đảm bảo chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, một mắt xích quan trọng giúp cho hoạt động sản phẩm chất lượng, lành tính với giá cả hợp lý đến tay người tiêu dùng.

GACP có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra nguồn nguyên liệu làm thuốc đạt các tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng. Nó bao gồm hai nội dung chính là: Thực hành tốt trồng cây thuốc (GAP) và Thực hành tốt thu hái cây thuốc hoang dã (GCP). Mỗi quy trình có nhiều công đoạn, mỗi công đoạn lại có những tiêu chuẩn riêng cho từng loài cây thuốc cụ thể.

Thông tư 19/2019/TT-BYT được Bộ Y Tế đưa ra ngày 30/7/2019 quy định thực hành tốt nuôi trồng, thu hái dược liệu và các nguyên tắc, tiêu chuẩn khai thác tự nhiên cũng đã đề cập đến việc đáp ứng GACP-WHO là bắt buộc.

Lợi ích của việc áp dụng tiêu chuẩn GACP/GACP – WHO

Việc áp dụng và đạt được chứng nhận GACP mang đến nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và xã hội. Trong đó, có thể kể đến một số lợi ích cơ bản sau:

     ✨Chủ động được nguồn dược liệu;
     ✨Tránh các vấn đề về luật pháp;
     ✨Hạn chế tối đa các rủi ro có thể phát sinh;
     ✨Kiểm soát được chất lượng dược liệu;
     ✨Bảo tồn nguồn dược liệu quý của Việt Nam;
     ✨Góp phần giải quyết vấn đề an sinh xã hội;
     ✨Tiếp cận được nhiều thị trường tiềm năng;
     ✨Dễ dàng xác định và truy xuất nguồn gốc dược liệu.

Quy trình tư vấn xây dựng áp dụng và chứng nhận GACP/GACP-WHO

     ✨Khảo sát thực địa và đánh giá thực trạng áp dụng tiêu chuẩn GACP tại doanh nghiệp;
     ✨Đào tạo nhận thức cho nhân viên của doanh nghiệp về GACP;
     ✨Tư vấn, hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng hệ thống văn bản theo tiêu chuẩn GACP;
     ✨Hướng dẫn áp dụng GACP-WHO vào sản xuất, trồng trọt và thu hái dược liệu;
     ✨Xây dựng hồ sơ đăng ký chứng nhận GACP;
     ✨Đánh giá nội bộ trước khi đánh giá chính thức;
     ✨Đánh giá chính thức và cấp giấy chứng nhận GACP.

Một số khó khăn khi áp dụng GACP/GACP-WHO

Nội dung của GACP rất rộng và phức tạp, liên quan đến nhiều ngành khoa học kỹ thuật như sinh học, nông học, dược học, khoa học quản lý. Chính vì thế, quá trình áp dụng GACP – WHO vào sản xuất dược liệu thường gặp phải không ít khó khăn.

Cơ sở vật chất phải phù hợp điều kiện tự nhiên và đối tượng trồng trọt, thu hái như: nhà làm việc, nơi phơi sấy, kho chứa, công cụ sản xuất, mặt bằng làm nơi sơ chế, phòng thực nghiệm với các thiết bị đo đạc và kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Nhân lực: những người trực tiếp trồng trọt, thu hái cũng phải được đào tạo để có sự hiểu biết và kỹ năng thực hiện đúng các yêu cầu kỹ thuật của GACP liên quan đến công việc mà họ đang làm.

Phụ thuộc vào môi trường tự nhiên, điều kiện sinh thái, nguồn giống, đất trồng, biện pháp canh tác, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hái, vận chuyển, xử lý sau thu hoạch đến cách đóng gói và bảo quản dược liệu.

Sự thiếu thận trọng gây ô nhiễm vi sinh vận hoặc các tác nhân hóa học trong bất cứ công đoạn sản xuất nào cũng có thể làm giảm mức độ an toàn và chất lượng.

Các cây thuốc thu hái từ quần thể hoang dã có thể bị ô nhiễm bởi các loài cây khác hay những bộ phận khác do nhận dạng sai, nhiễm bẩn ngẫu nhiên hay cố tình pha trộn, tất cả đều có thể gây những hậu quả không an toàn.

Việc thu hái cây thuốc từ những quần thể hoang dã có thể làm này sinh các quan ngại về việc thu hoạch quá mức trên toàn cầu, trong khu vực và/hoặc tai địa phương, và việc bảo vệ các loài có nguy cơ tuyệt chủng.

* Xin liên hệ với Chúng tôi để được tư vấn và chứng nhận:

Ms. Mỹ Hạnh - 0935.516.518
Ms Phương - 0987.953.530

* Văn phòng AHEAD:

Hà Nội: Số 18 Tam Trinh, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Đà Nẵng: 498 Bùi Trang Chước, Cẩm Lệ, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: 8/29 Hoàng Hoa Thám, Phường 7, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.

  • Từ khóa:

Bình luận: