QUẢN LÝ ĐỔI MỚI - HỆ THỐNG QUẢN LÝ ĐỔI MỚI – HƯỚNG DẪN (TCVN ISO 56002:2020/ISO 56002:2019)

QUẢN LÝ ĐỔI MỚI - HỆ THỐNG QUẢN LÝ ĐỔI MỚI – HƯỚNG DẪN (TCVN ISO 56002:2020/ISO 56002:2019)

2024-03-13 08:46:46 145

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Triển lãm Quốc tế đổi mới sáng tạo VIIE 2023

Ngày 31/12/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2289/QĐ-TTg ban hành Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030; Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022 Ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 và Quyết định số 882/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 về Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, theo đó, đã giao các Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng các Bộ, Ngành phối hợp với địa phương và các cơ quan có liên quan hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách và hướng dẫn hoạt động khoa học và công nghệ, quản lý đổi mới sáng tạo, phát triển doanh nghiệp.

Hoàn thiện thể chế thúc đẩy đổi mới sáng tạo ở doanh nghiệp Việt Nam là một nội dung cần thiết nhằm thúc đẩy sự phát triển về chất của khu vực doanh nghiệp nước ta, qua đó tạo động lực mới cho phát triển nhanh và bền vững đất nước trước bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Khả năng đổi mới của một tổ chức được công nhận là yếu tố then chốt cho sự tăng trưởng bền vững, khả năng tồn tại của nền kinh tế, phúc lợi gia tăng và sự phát triển của xã hội. Năng lực đổi mới của một tổ chức bao gồm khả năng hiểu và ứng phó với các điều kiện thay đổi trong bối cảnh của tổ chức, theo đuổi các cơ hội mới và tận dụng kiến thức và tính sáng tạo của mọi người trong tổ chức cũng như phối hợp với các bên quan tâm bên ngoài. Một tổ chức có thể đổi mới hiệu quả hơn nếu tất cả các hoạt động cần thiết và các yếu tố có liên quan hoặc tương tác với nhau khác được quản lý như một hệ thống.

Hệ thống quản lý đổi mới hướng dẫn tổ chức xác định tầm nhìn, chiến lược, chính sách và mục tiêu đổi mới của mình, đồng thời thiết lập sự hỗ trợ và các quy trình cần thiết để đạt được mục tiêu đã định.

Nhằm thực hiện đầy đủ, kịp thời, hiệu quả các định hướng, nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2021 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050; Quyết định số 687/QĐ-TTg ngày 07 tháng 6 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt nam; Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 05 tháng 11 năm 2016 của Ban Chấp hành Trung ương về “Thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới”,… trong đó hoạt động đổi mới sáng tạo là một trong những nhiệm vụ trong tâm và cốt lõi của các tổ chức, doanh nghiệp trong hội nhập và phát triển xanh, phát triển bền vững.

Tiêu chuẩn TCVN ISO 56002: 2020 cung cấp hướng dẫn về việc thiết lập, triển khai, bảo trì và cải tiến liên tục IMS để áp dụng trong tất cả các tổ chức, doanh nghiệp. Hướng dẫn chung này dự kiến sẽ được áp dụng cho tất cả các loại tổ chức, doanh nghiệp với các loại hình đổi mới sáng tạo.Ví dụ: sản phẩm, dịch vụ, quá trình, mô hình kinh doanh và tổ chức...

Một tổ chức, doanh nghiệp có thể thực hiện đổi mới sáng tạo hiệu quả. Đặc biệt, hoạt động đổi mới sáng tạo sẽ hiệu quả hơn nếu tất cả các yếu tố tương tác khác được quản lý như một hệ thống. Hệ thống quản lý đổi mới hướng dẫn tổ chức, doanh nghiệp xác định tầm nhìn, chiến lược, chính sách và mục tiêu đổi mới sáng tạo của tổ chức, doanh nghiệp, đồng thời thiết lập các quá trình hỗ trợ cần thiết để đạt được kết quả mong muốn. 

Cấu trúc và điều khoản áp dụng TCVN ISO 56002:2020/ ISO 56002:2019.

1. Phạm vi
2. Tài liệu viện dẫn
3. Thuật ngữ và định nghĩa
4. Bối cảnh của tố chức
       4.1 Tìm hiểu về tổ chức và bối cảnh của tổ chức
       4.2 Hiểu nhu cầu và mong đợi của các bên liên quan
       4.3 Xác định phạm vi của hệ thống quản lý đổi mới sáng tạo
       4.4 Hệ thống quản lý đổi mới sáng tạo
5. Sự lãnh đạo
       5.1 Sự lãnh đạo và cam kết
       5.2  Chính sách
       5.3 Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn
6. Hoạch định
       6.1 Xác định rủi ro và xử lý rủi ro
       6.2 Các mục tiêu đổi mới sáng tạo và lập kế hoạch để đạt được mục tiêu
       6.3 Cơ cấu tổ chức
       6.4 Danh mục đổi mới
7.Hỗ trợ
8.Vận hành
9.Đánh giá kết quả thực hiện
10.Cải tiến

 

Quy trình các bước triển khai áp dụng và chứng nhận TCVN ISO 56002:2020/ ISO 56002:2019

 

✔️Bước 1: Khảo sát thực địa và đánh giá thực trạng áp dụng tiêu chuẩn TCVN ISO 56002:2020 tại tổ chức, doanh nghiệp;
✔️Bước 2: Đào tạo nhận thức TCVN ISO 56002:2020 cho nhân viên của doanh nghiệp;
✔️Bước 3: Tư vấn, hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng hệ thống văn bản theo yêu cầu tiêu chuẩn TCVN ISO 56002:2020;
✔️Bước 4: Hướng dẫn áp dụng hệ thống tài liệu vào thực tế;
✔️Bước 5: Đào tạo và tổ chức đánh giá nội bộ;
✔️Bước 6: Đăng ký hồ sơ đánh giá chứng nhận;
✔️Bước 7: Đánh giá chứng nhận chính thức và nhận giấy chứng nhận;

*Liên hệ để được tư vấn và chứng nhận:

Ms. Mỹ Hạnh:      0935.516.518
Ms. Hải Trường:   0986.077.845

*Văn phòng AHEAD:

Hà Nội: Số 18 Tam Trinh, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
Đà Nẵng: 498 Bùi Trang Chước, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: 8/29 Hoàng Hoa Thám, phường 7, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

  • Từ khóa:

Bình luận:

Trụ sở chính: AHEAD Hà Nội

Số 18 Tam Trinh, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
Phone:

0913567755 - 0919442077

Email:

sale@ahead.com.vn

VPĐD 1: AHEAD Hồ Chí Minh

8/29 Hoàng Hoa Thám, phường 7, quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh
Phone:

0986.077.845

VPĐD 2: AHEAD Đà Nẵng

498 Bùi Trang Chước, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, Tp Đà Nẵng
Phone:

0935.516.518