Quá trình chứng nhận ISO 9001:2015 và chuyển đổi sang phiên bản ISO 9001:2015

Quá trình chứng nhận ISO 9001:2015 và chuyển đổi sang phiên bản ISO 9001:2015

2018-10-01 00:00:00 1714

     Nhìn chung các bước áp dụng ISO 9001:2015 và các tiêu chuẩn, hệ thống quản lý khác đều được xây dựng trên cơ sở chu trình PDCA, nhằm hướng tới sự cải tiến liên tục của hệ thống.

 

Quá trình áp dụng ISO 9001:2015 tại DN được triển khai theo các bước cơ bản dưới đây:

Bước 1: Chuẩn bị

·         Tìm hiểu về ISO 9001:2015: DN cần tìm hiểu kỹ về ISO 9001:2015 và khả năng áp dụng vào DN mình. Chú ý rằng HTQLCL có thể áp dụng cho toàn bộ hoạt động của DN hoặc chỉ sử dụng cho một số hoạt động đặc thù.

·         Thành lập ban chỉ đạo ISO: Nhằm đảm bảo việc áp dụng ISO 9001:2015 hiệu quả và thông suốt, DN cần thành lập một Ban chỉ đạo ISO (hoặc nhóm thực hiện đối với các DN quy mô nhỏ). Ban chỉ đạo gồm đại diện lãnh đạo và các bộ phận nằm trong phạm vi áp dụng ISO 9001:2015. Đại diện lãnh đạo phải là người có quyền ra quyết định và huy động những nguồn lực khi cần thiết. Phân rõ trách nhiệm của các thành viên trong Ban chỉ đạo ISO.

·         Đánh giá thực trạng của DN và so sánh với tiêu chuẩn: DN nghiên cứu, đối chiếu thực trạng hoạt động của mình với yêu cầu trong tiêu chuẩn. Xác định bối cảnh của tổ chức, nhu cầu và mong đợi của các bên liên quan, phạm vi của HTQLCL. Việc đánh giá cần người có kiến thức về ISO 9001:2015 thực hiện. Xác định các công việc cần thực hiện để xây dựng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015.

·         Lên kế hoạch: DN phải lập ra một kế hoạch cụ thể, chi tiết để thực hiện việc xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015.

·         Đào tạo: Bao gồm đào tạo nhận thức chung về ISO 9001:2015 cho người lao động và phương pháp xây dựng hệ thống văn bản cho những cá nhân thực hiện chức vụ quản lý trong DN về ISO 9001:2015.

Bước 2: Xây dựng hệ thống văn bản chất lượng

·         Xác định các hồ sơ, tài liệu cần thiết: Căn cứ trên thực trạng của doanh nghiệp và yêu cầu của ISO 9001:2015 về việc duy trì, lưu giữ “thông tin dạng văn bản”, DN xác định các hồ sơ, tài liệu, quy trình phải xây dựng mới hoặc sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu; thiết lập các quy trình để chuẩn hóa cách thức thực hiện, kiểm soát các quá trình trong hệ thống.

·         Xây dựng hệ thống văn bản của HTQLCL: Xây dựng chính sách, mục tiêu chất lượng; và các quy trình cần thiết kèm theo các mẫu, biểu mẫu và hướng dẫn thực hiện.

Bước 3: Áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015

·         Phổ biến, hướng dẫn áp dụng: DN cần phổ biến, hướng dẫn áp dụng quy trình, tài liệu, những thay đổi cần thực hiện để áp dụng ISO 9001:2015 cho tất cả các nhân viên.

·         Ban hành và áp dụng HTQLCL vào thực tế: Chính thức áp dụng ISO 9001:2015 vào thực tế sản xuất. Ban chỉ đạo ISO cần giám sát việc áp dụng theo đúng chức năng, nhiệm vụ, và thủ tục được mô tả trong HTQLCL. Xem xét và cải tiến các quy trình, tài liệu nhằm đảm bảo kiểm soát công việc một cách thuận tiện, hiệu quả.

Bước 4: Đánh giá nội bộ

·         Đào tạo chuyên gia đánh giá nội bộ: DN tiến hành đào tạo các nhân sự phụ trách đánh giá việc thực hiện ISO 9001:2015 tại chính DN mình (đánh giá nội bộ).

·         Đánh giá nội bộ các lần: Tổ chức các cuộc đánh giá nội bộ để đánh giá sự phù hợp của hệ thống và đề ra các hành động khắc phục đối với sự không phù hợp. Đánh giá nội bộ cần được duy trì thường xuyên để đảm bảo DN luôn tuân theo các yêu cầu mà tiêu chuẩn đưa ra.

·         Thực hiện hành động khắc phục, phòng ngừa sau mỗi lần đánh giá nội bộ

·         Xem xét của lãnh đạo

Bước 5: Tiến hành đánh giá chứng nhận.

·         Lựa chọn tổ chức chứng nhận: Tổ chức chứng nhận là tổ chức thực hiện việc đánh giá và cấp chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Về nguyên tắc, mọi chứng chỉ ISO 9001:2015 đều có giá trị như nhau không phân biệt tổ chức nào tiến hành cấp. Công ty có quyền lựa chọn bất kỳ tổ chức nào để đánh giá và cấp chứng chỉ.

·         Đánh giá trước chứng nhận: Thực hiện đánh giá trước chứng nhận nếu DN có nhu cầu và khi cần thiết. Có thể được tiến hành bởi chính nội bộ DN hoặc một tổ chức bên ngoài.

·         Tiến hành đánh giá chứng nhận và khắc phục sau đánh giá: Tổ chức chứng nhận tiến hành đánh giá HTQLCL của DN. Chuẩn bị về mặt tổ chức và nguồn lực để tiến hành đánh giá.

Bước 6: Duy trì hệ thống sau khi chứng nhận:

·         Chứng chỉ ISO 9001:2015 có hiệu lực trong 3 năm (tối đa là 4 năm). Trong thời gian này tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá giám sát định kỳ để đảm bảo HTQLCL tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2015 và luôn có hiệu lực. Chu kỳ giám sát có thể là 6 tháng, 9 tháng hoặc tối đa là 12 tháng tùy theo quy định hoặc thỏa thuận giữa khách hàng và tổ chức chứng nhận. Hết 3 năm nếu vẫn muốn chứng nhận, DN sẽ phải đăng ký đánh giá lại. Cuộc đánh giá lại được tiến hành tương tự cuộc đánh giá chứng nhận lần đầu. Chứng chỉ cấp lại cũng có hiệu lực trong 3 năm.

Chuyển đổi từ phiên bản ISO 9001:2008 sang phiên bản mới ISO 9001:2015:

Đối với các tổ chức, DN đã và đang áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 có mong muốn chuyển đổi sang tiêu chuẩn ISO 9001:2015 cần lưu ý thực hiện những hoạt động sau:

·       Đào tạo nhân sự cho DN, tập trung vào nhóm chuyên gia đánh giá nội bộ và các nhân viên chịu trách nhiệm duy trì, thực hiện và phát triển ISO 9001:2015.

·      Phân tích kỹ lưỡng những điểm mới của tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Rà soát lại cấu trúc của hệ thống tài liệu. Bổ sung/duy trì các thông tin dạng văn bản(các tài liệu mới) phù hợp với quy mô và mức độ áp dụng. Phê duyệt hệ thống tài liệu theo ISO 9001:2015.

·      Đào tạo, phổ biến về tiêu chuẩn ISO 9001:2015, về HTQLCL, về chính sách chất lượng cho toàn bộ cán bộ trong tổ chức, DN

·      Cập nhật hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức để đáp ứng các yêu cầu của ISO 9001:2015

·       Đào tạo đánh giá viên nội bộ theo ISO 9001:2015. Thực hiện đánh giá nội bộ theo phiên bản ISO 9001:2015

·       Rà soát, khắc phục và cải tiến HTQLCL theo các yêu cầu của tiêu chuẩn mới.

·       Liên hệ đăng ký chứng nhận với các Tổ chức chứng nhận.

iso-ahead.vn

Liên hệ Hotline tư vấn hỗ trợ: 0931796188. Email: vanpham.ahead@gmail.com 

  • Từ khóa:

Bình luận:

Trụ sở chính: AHEAD Hà Nội

Số 18 Tam Trinh, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
Phone:

0913567755 - 0919442077

Email:

sale@ahead.com.vn

VPĐD 1: AHEAD Hồ Chí Minh

8/29 Hoàng Hoa Thám, phường 7, quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh
Phone:

0986.077.845

VPĐD 2: AHEAD Đà Nẵng

498 Bùi Trang Chước, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, Tp Đà Nẵng
Phone:

0935.516.518