Phạm vi áp dụng, định nghĩa các thuật ngữ tiêu chuẩn TCVN 11856:2017 về Chợ kinh doanh thực phẩm an toàn

Phạm vi áp dụng, định nghĩa các thuật ngữ tiêu chuẩn TCVN 11856:2017 về Chợ kinh doanh thực phẩm an toàn

2021-01-08 08:08:03 1086

Tiêu chuẩn TCVN 11856:2017 do Bộ Công Thương đề nghị và được biên soạn bởi Viện Nghiên cứu Thương mại cùng Vụ thị trường trong nước. Bài viết ngay sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phạm vi của tiêu chuẩn cũng như các thuật ngữ liên quan.

Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn TCVN 11856:2017

Những yêu cầu và phương pháp đánh giá mà tiêu chuẩn quy định dùng để áp dụng áp dụng trong việc đánh giá chợ kinh doanh thực phẩm không bao gồm các chợ đầu mối hay đấu giá nông sản.

Định nghĩa các thuật ngữ về tiêu chuẩn về chợ kinh doanh thực phẩm an toàn

Để hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn thì việc nắm bắt được định nghĩa các thuật ngữ là điều vô cùng cần thiết. Trong đó, một số thuật ngữ quan trọng bạn cần hiểu rõ gồm có:

Chợ nằm trong quy hoạch (planned market)

Đây là thuật ngữ dùng để gọi tên những khu chợ đang nằm trong quy hoạch phát triển mạng lưới đã được phê duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền.

Chợ kinh doanh thực phẩm (Food business market)

Đây là nơi được tổ chức tại một địa điểm quy hoạch và đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi theo phương thức truyền thống.

Thực phẩm (Food)

Bao gồm những sản phẩm dạng tươi sống, đã qua chế biến hoặc bảo quản. Thuật ngữ này không bao gồm dược phẩm và mỹ phẩm.

Sản phẩm động vật (Animal Product)

Đây là thuật ngữ nói đến những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ động vật.

Kinh doanh thực phẩm (Food business)

Kinh doanh thực phẩm là bao gồm các hoạt động như giới thiệu, bảo quản, vận chuyển và buôn bán.

An toàn thực phẩm (Food Safety)

Thực phẩm được cung cấp cho con người sẽ được đảm bảo không gây hại đến sức khỏe và tính mạng.

Chế biến thực phẩm (Food Processing)

Chế biến thực phẩm là quá trình sơ chế theo các phương pháp thủ công hoặc công nghiệp. Quá trình này giúp tạo ra nguyên liệu hoặc sản phẩm để cung cấp cho người dùng.

Phụ gia thực phẩm (Food Additives)

Đây không phải là thành phần của thực phẩm và chúng thường được sử dụng để giải quyết mục đích công nghệ trong các khâu như chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển.

Truy xuất nguồn gốc thực phẩm (Food Traceability)

Truy xuất nguồn gốc thực phẩm là khả năng theo dõi các công đoạn của quá trình sản xuất, chế biến cũng như phân phối của đơn vị.

Thực phẩm chín (Cooked Food)

Đây là những thực phẩm đã được chế biến và người dùng có thể sử dụng ngay.

Dịch vụ ăn uống (Food service business)

Dịch vụ ăn uống bao gồm tổ chức chế biến, cung cấp thực phẩm.

Tổ chức quản lý chợ (market management organization)

Tổ chức này bao gồm ban quản lý, doanh nghiệp, hợp tác xã và các tổ quản lý được cơ quan có thẩm quyền giao hoặc trúng thầu.

Tiêu chuẩn TCVN 11856:2017 có ý nghĩa khá quan trọng trong việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Không chỉ giúp nâng cao chất lượng chợ kinh doanh ma còn đặt lợi ích của người tiêu dùng lên hàng đầu.

Liên hệ đào tạo tư vấn chứng nhận tiêu chuẩn :

AHEAD VIỆT NAM

Hà Nội : Số 31/487, phố Kim Ngưu, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội

Hồ Chí Minh : 8/29 Hoàng Hoa Thám, P.7, Quận Bình Thạnh, TP. HCM

ĐT : 028 22268288

Hotline : 0933096426 – 0931796188 – Ms. Vân

Email : vanpham.ahead@gmail.com

Bình luận:

Trụ sở chính: AHEAD Hà Nội

Số 18 Tam Trinh, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
Phone:

0913567755 - 0919442077

Email:

sale@ahead.com.vn

VPĐD 1: AHEAD Hồ Chí Minh

8/29 Hoàng Hoa Thám, phường 7, quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh
Phone:

0986.077.845

VPĐD 2: AHEAD Đà Nẵng

498 Bùi Trang Chước, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, Tp Đà Nẵng
Phone:

0935.516.518