Nỗ lực hướng tới An toàn thực phẩm (ATTP) cho người tiêu dùng

Nỗ lực hướng tới An toàn thực phẩm (ATTP) cho người tiêu dùng

2018-10-03 00:00:00 3524

Những năm qua, được sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự phối hợp của các sở, ban, ngành đoàn thể và nỗ lực của ngành y tế, công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trên toàn quốc triển khai và đạt một số kết quả nhất định.

 

 

Tuy nhiên, tình trạng kiểm soát ATVSTP vẫn là nỗi lo của người tiêu dùng. 

Hệ thống giám sát ngộ độc thực phẩm (NĐTP) và các bệnh truyền qua thực phẩm từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn được thành lập và duy trì hoạt động, cảnh báo được các nguy cơ. Chỉ tiêu giảm 10% số vụ NĐTP trong các dịp Lễ so với cùng kỳ năm 2011 đã được Ban Chỉ đạo Liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm đặt ra và phổ biến đến 100% các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm những nội dung cơ bản của Luật An toàn thực phẩm và các văn bản hướng dẫn liên quan. Cùng với đó là tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, đặc biệt các cơ sở cung cấp thực phẩm phục vụ Tết dân tộc và các lễ hội. Trong đó, đặc biệt chú ý đến các hoạt động nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng. 

Thực hiện kế hoạch hoạt động bảo đảm ATVSTP, hàng năm ngành Y tế phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan tuyên truyền tích cực trong tháng hành động vì chất lượng VSATTP, dịp tết trung thu, tết nguyên đán... với nhiều loại hình truyền thông. Qua đó góp phần nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của  an toàn thực phẩm với sức khỏe con người, nâng cao nhận thức của nhà quản lý, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Mục tiêu phấn đấu tại Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố đều có khoa An toàn vệ sinh thực phẩm độc lập và có bác sỹ phụ trách, tuyến xã có cán bộ kiêm nhiệm.

Công tác thanh tra, kiểm tra VSATTP được thực hiện đúng theo quy định của Pháp luật, đã có sự phối hợp chặt chẽ liên ngành trong hoạt động kiểm tra, giám sát và hướng dẫn các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh quy định của Nhà nước về VSATTP, các trường hợp vi phạm được phát hiện và xử lý kịp thời. 100% cán bộ làm công tác quản lý và kiểm nghiệm VSATTP được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, cán bộ VSATTP tuyến cơ sở được tham dự các lớp bồi dưỡng các kiến thức và kỹ năng thực hành, kiểm tra nhanh phát hiện ô nhiễm thực phẩm.

Tuy nhiên hiệu quả quản lý nhà nước về VSATTP còn hạn chế do phối hợp giữa các cá nhân, ngành thành viên còn lỏng lẻo, giải quyết vi phạm VSATTP trong quá trình thanh kiểm tra tại một số cơ sở chưa triệt để nên tác dụng răn đe thấp.

Song song, định kỳ và đột xuất tiến hành các hoạt động kiểm tra, thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại các vùng nuôi, trồng tập trung, các cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm. Công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm được đẩy mạnh góp phần kiểm soát hiệu quả, điều chỉnh, uốn nắn hành vi, quy trình mất an toàn vệ sinh, ngăn chặn nguồn thực phẩm không đảm bảo đảm vệ sinh, mất an toàn lưu thông trên thị trường.

Về vấn đề xây dựng và phát triển hệ thống kiểm nghiệm VSATTP theo tiêu chuẩn thực hành labo tốt (GLP), từng bước đầu tư, nâng cấp trang thiết bị, nhưng năng lực thực hiện kỹ thuật kiểm nghiệm thực phẩm  còn hạn chế, nhiều chỉ tiêu thực phẩm cần thiết chưa kiểm nghiệm được. Tại TTYT các huyện, thị xã, thành phố, tuy có nhân lực nhưng thiếu trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện, điều kiện cơ sở vật chất nên các xét nghiệm mới chỉ làm được test nhanh VSATTP.

Phê duyệt Chiến lược quốc gia ATTP giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn 2030, đặt ra mục tiêu:

+ Đến năm 2015: 70% người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, 80% người quản lý, 70% người tiêu dùng có kiến thức và thực hành đúng về ATTP;

+ Đến năm 2020: 95% người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, 100% người quản lý, 80% người tiêu dùng có kiến thức và thực hành đúng về ATTP;

+ Tăng cường Hệ thống quản lý ATTP:

- Đến năm 2015: Tỉnh có dân số từ 2 triệu người trở lên có phòng kiểm nghiệm đạt chất lượng ISO 17025, hình thành hệ thống cảnh báo nhanh về ATTP, và tổ chức, thực hiện phân tích một số nguy cơ cao về ATTP tại Việt Nam.

- Đến năm 2020: Các tỉnh có dân số 1 triệu người trở lên có phòng kiểm nghiệm đạt chất lượng ISO 17025.

+ Cải thiện rõ ràng tình trạng đảm bảo ATTP của các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm: Đến năm 2015 100% cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm quy mô công nghiệp, tập trung được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP; tỷ lệ cơ sở sản xuất, bảo quản, sơ chế, chế biến thực phẩm quy mô tập trung áp dụng Hệ thống đảm bảo chất lượng ATTP như GMP (Thực hành sản xuất tốt), HACCP (Phân tích mối nguy và điểm kiếm soát tới hạn), ISO 9001, ISO 22000... đạt ít nhất 30%; Khuyến khích các cơ sở sản xuất, bảo quản, sơ chế, chế biến thực phẩm quy mô nhỏ áp dụng các hệ thống này.

Liên hệ Hotline tư vấn hỗ trợ: 0931796188. Email: vanpham.ahead@gmail.com

  • Từ khóa:

Bình luận:

Trụ sở chính: AHEAD Hà Nội

Số 18 Tam Trinh, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
Phone:

0913567755 - 0919442077

Email:

sale@ahead.com.vn

VPĐD 1: AHEAD Hồ Chí Minh

8/29 Hoàng Hoa Thám, phường 7, quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh
Phone:

0986.077.845

VPĐD 2: AHEAD Đà Nẵng

498 Bùi Trang Chước, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, Tp Đà Nẵng
Phone:

0935.516.518