Được ban hành lần đầu vào năm 1996 bởi Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (ISO), tiêu chuẩn ISO 14001 hiện đã có mặt tại 138 quốc gia và vùng lãnh thổ và đã có trên 140.000 doanh nghiệp/tổ chức được chứng nhận.
Mọi loại hình doanh nghiệp, tổ chức khi hoạt động đều tác động đến môi trường ở những mức độ tác động khác nhau. Yêu cầu đặt ra là những doanh nghiệp với các quy mô khác nhau đó cần làm những gì để có thể quản lý, giảm thiểu tác động lên môi trường của mình. Đó là lý do của sự ra đời của tiêu chuẩn ISO 14001 về Hệ thống quản lý môi trường. Được ban hành lần đầu vào năm 1996 bởi Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (ISO), tiêu chuẩn ISO 14001 hiện đã có mặt tại 138 quốc gia và vùng lãnh thổ và đã có trên 140.000 doanh nghiệp/tổ chức được chứng nhận.
Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp hiện đang xây dựng và có kế hoạch xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001, chúng tôi nêu lên một số những khó khăn mà hầu hết doanh nghiệp gặp phải khi xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn:
Những khó khăn chính
– Khi xác định khía cạnh môi trường và đánh giá tác động môi trường chưa lưu ý đến các yêu cầu của luật pháp.
– Phương pháp đánh giá để xác định khía cạnh môi trường có ý nghĩa thường không thống nhất và thiếu sự nhất quán trong việc xác định chuẩn mực khía cạnh môi trường có ý nghĩa.
– Việc cập nhật các yêu cầu của luật định không thường xuyên và thường có nhiều thiếu sót, thường khó khăn trong việc triển khai các yêu cầu của luật định vào áp dụng thực tiễn.
– Việc thực hiện kiểm soát điều hành như quản lý hóa chất, quản lý rác thải, điện, gas…còn hạn chế do nhận thức chung của nhân viên về vấn đề môi trường.
– Đầu tư kinh phí phục vụ cho xử lý các chất thải
– Việc theo dõi, giám sát chưa được thực hiện đầy đủ dẫn đến sự lệch lạc trong quá trình kiểm soát điều hành.
Phương pháp giải quyết những khó khăn
– Cập nhật liên tục những yêu cầu pháp luật mới được ban hành như: các thông tư, nghị định của địa phương hoặc của chính phủ ban hành.
– Nâng cao nhận thức cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty bằng cách tổ chức các khóa đào tạo nhận thức về quản lý môi trường.
– Cử nhân viên tham gia các khóa đào tạo về môi trường do các tổ chức giảng dạy.
– Mời các chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm, am hiểu luật định, các thông tư, hướng dẫn có liên quan đến môi trường.
– Xây dựng hệ thống giám sát để kiểm soát toàn bộ hoạt động quản lý môi trường
– Lắng nghe những phản hồi từ cộng đồng xung quanh để kịp thời điều chỉnh
– Lãnh đạo phải xem xét lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài của doanh nghiệp khi có những tác động trực tiếp ảnh hưởng tới môi trường
Phải quan tâm và có những chỉ đạo kịp thời để đảm bảo hệ thống quản lý môi trường vận hành một cách hiệu quả.
Liên hệ Hotline tư vấn hỗ trợ: 0931796188. Email: vanpham.ahead@gmail.com
Bình luận: