Ngành dệt may cần những chứng chỉ gì? Tổng hợp 12 tiêu chuẩn quốc tế ngành dệt may

Ngành dệt may cần những chứng chỉ gì? Tổng hợp 12 tiêu chuẩn quốc tế ngành dệt may

2023-09-07 09:30:24 4071

​​Trong bước tiến không ngừng của ngành dệt may, việc tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế đã trở thành nền tảng vững chắc, định hình chất lượng và mở ra cánh cửa cho sự phát triển bền vững. Các chứng nhận không chỉ đảm bảo sự an toàn cho người tiêu dùng mà còn thúc đẩy sự phát triển và cạnh tranh của ngành dệt may trên thị trường toàn cầu. 

Tiêu chuẩn về Hệ Thống Quản Lý ISO

Một trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất không chỉ cho riêng ngành may mặc mà còn ứng dụng cho tất cả các ngành khác mà bạn nên biết là các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý ISO. Một số tiêu chuẩn ISO mà ngành may mặc nên áp dụng để nâng cao năng suất, chất lượng có thể kể đến là: 

ISO 9001 - Hệ thống quản lý chất lượng
ISO 14001 - Hệ thống quản lý môi trường 

Tiêu chuẩn Dệt May Hữu Cơ Toàn Cầu

GOTS (Global Organic Textile Standard) là tiêu chuẩn dệt may hữu cơ toàn cầu, một trong những tiêu chuẩn hàng đầu của ngành dệt may. GOTS được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới bởi tính khả thi cao và những lợi ích tuyệt vời mà nó đem lại.

GOTS là chứng nhận cho sản phẩm có nguồn gốc từ sợi hữu cơ, nhằm đảm bảo sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ và toàn bộ chuỗi cung ứng của sản phẩm cần có trách nhiệm với môi trường và xã hội. 

Xem chi tiết tại: Tư vấn chứng nhận GOTS

Tiêu chuẩn OEKO-TEX 100 

OEKO-TEX là một hệ thống kiểm tra và chứng nhận độc lập cho các sản phẩm dệt may, được thành lập bởi Hiệp hội OEKO-TEX. Từ năm 1992, hệ thống này được sử dụng để đánh giá và kiểm tra các sản phẩm dệt may để đảm bảo chúng không chứa các chất độc hại đối với sức khỏe con người và thân thiện với môi trường.

Oeko-Tex Standard 100 là nhãn dành cho sản phẩm dệt may đã được kiểm nghiệm chất độc hại phổ biến nhất trên toàn thế giới. Với hơn 160.000 chứng chỉ đã được cấp cho hơn 16.000 cơ sở sản xuất tại gần 100 quốc gia trên thế giới.

Xem chi tiết tại: Tư vấn chứng nhận OEKO-TEX 100

Tiêu chuẩn Tái Chế Toàn Cầu (GRS)

GRS (Global Recycled Standard) hay còn gọi là Tiêu chuẩn Tái chế Toàn cầu, nó đặt ra các yêu cầu về việc sử dụng nguyên liệu tái chế, sản xuất có trách nhiệm với môi trường và xã hội.

Tiêu chuẩn tái chế toàn cầu (GRS) đề cập đến xác minh nguyên liệu đầu vào, chuỗi lưu ký, nguyên tắc môi trường, yêu cầu xã hội và ghi nhãn cho các sản phẩm dệt được làm từ vật liệu tái chế. Nó nhằm mục đích là một tiêu chuẩn đầy đủ sản phẩm cho nội dung vật liệu tái chế mà cân bằng chặt chẽ và thiết thực cho ngành công nghiệp và người tiêu dùng cuối cùng.

Xem chi tiết tại: Tư vấn chứng nhận GRS

Tiêu chuẩn Tuyên Bố Tái Chế (RCS)

RSC (Recycled Claim Standard) hay còn gọi là Tiêu chuẩn tuyên bố Tái chế, được thành lập với mục đích sử dụng như một tiêu chuẩn xác định chuỗi hành trình sản xuất. Tiêu chuẩn này sẽ theo dõi toàn bộ quá trình từ nguyên liệu thô tái chế đến quá trình cung ứng và sản xuất đến tay người tiêu dùng. 

Với mục tiêu hàng đầu là tăng cường sử dụng các vật liệu tái chế để thúc đẩy nhanh mô hình sản xuất, tiêu thụ. Hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp giảm tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên như nguyên liệu thô, nước hay năng lượng, bảo vệ môi trường. Để nhận được chứng nhận RCS thì sản phẩm có ít nhất 5% vật liệu tái chế trước và sau khi tiêu dùng.

Xem chi tiết tại: Tư vấn chứng nhận RSC

Tiêu chuẩn Lông vũ có trách nhiệm (RDS)

Tiêu chuẩn RDS (Responsible Down Standard) được biết đến là tiêu chuẩn ngành dệt may về Lông vũ có trách nhiệm, áp dụng trên toàn cầu. Dù đây không phải là một tiêu chuẩn bắt buộc nhưng vẫn được áp dụng phổ biến.

Tiêu chuẩn này bảo vệ quyền lợi của động vật khi sử dụng lông vũ của chúng. Từ đó, giúp truy xuất nguồn gốc của lông vũ được sử dụng.

Tiêu chuẩn Len có trách nhiệm (RWS)

Tiêu chuẩn ngành dệt may RWS (Responsible Wool Standard) hay còn gọi là Tiêu chuẩn Len có trách nhiệm được áp dụng trên toàn cầu nhằm giải quyết phúc lợi cho cừu được chăn thả. Ngoài ra, đây còn là một phương tiện để các nhãn hiệu và người tiêu dùng có thể tin tưởng. Và chắc chắn rằng các sản phẩm dệt may đó được làm từ nguồn len đáng tin cậy.

Tiêu chuẩn Thành phần Hữu cơ (OCS)

Tiêu chuẩn ngành dệt may OCS (Organic Content Standard) hay còn gọi là tiêu chuẩn về Thành phần hữu cơ được nhiều doanh nghiệp dệt may quan tâm. Đây là tiêu chuẩn đánh giá dựa trên việc theo dõi đường đi từ nguyên liệu thô cho đến thành phẩm. 

Từ những chỉ số phân tích sẽ đánh giá và xác minh lượng nguyên liệu hữu cơ có trong thành phẩm. Ngoài ngành dệt may, tiêu chuẩn này còn được áp dụng cho tất cả các sản phẩm không phải thực phẩm có chứa 95 đến 100% nguyên liệu nguồn gốc hữu cơ.

Tiêu chuẩn Hội đồng quản lý rừng  

Chất liệu gỗ được ứng dụng khá phổ biến để sản xuất các loại nguyên phụ liệu trong ngành dệt may. Vì vậy, đây cũng là một trong những bộ tiêu chuẩn mà doanh nghiệp hoạt động sản xuất dệt, may cần quan tâm.

Tiêu chuẩn FSC đảm bảo truy xuất nguồn gốc sản phẩm từ rừng cho đến khi tới tay người tiêu dùng. Chứng chỉ FSC tập trung vào việc theo dõi các quy trình cụ thể, trong đó các đối tượng như người quản lý rừng, nhà sản xuất và đơn vị chế biến được kiểm tra và xác minh để đảm bảo rằng họ tuân thủ một cách nghiêm ngặt các tiêu chuẩn của FSC liên quan đến môi trường, xã hội và bảo vệ rừng.

Xem chi tiết tại: Tư vấn chứng nhận FSC

Tiêu chuẩn BSCI

Tiêu chuẩn BSCI (Business Social Compliance Initiative) là bộ tiêu chuẩn đánh giá mức độ tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh. Tiêu chuẩn này được áp dụng cho các doanh nghiệp dệt may, giúp xây dựng một môi trường làm việc lành mạnh, đảm bảo an toàn cho người lao động.

Det-may_BSCI

Tiêu chuẩn SMETA

Tiêu chuẩn quốc tế SMETA (Sedex Members Ethical Trade Audit) dùng để đánh giá về mức độ thực hành đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội. Đây còn là phương pháp để đánh giá và báo cáo về thực hành đạo đức và trách nhiệm xã hội được công nhận trên toàn thế giới.

Tiêu chuẩn WRAP

The World Responsible Accredited Production (WRAP) là một chứng nhận độc lập xem xét kỹ lưỡng về các vấn đề: lao động cưỡng bức, lợi ích công nhân không được đảm bảo và phân biệt đối xử tại nơi làm việc. WRAP chủ yếu tập trung vào lĩnh vực quần áo, giày dép và sản phẩm may. 

WRAP có 12 nguyên tắc dựa trên việc tuân thủ luật pháp và quy định tại nơi làm việc. Các nguyên tắc này nhằm mục đích cấm lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, quấy rối và lạm dụng, bên cạnh đó là việc đảm bảo lương thưởng, quyền lợi và giờ làm việc bình thường. WRAP cũng tìm cách bảo vệ môi trường, cung cấp các điều kiện an toàn cho người lao động, tôn trọng quyền tự do hiệp hội và thương lượng tập thể. WRAP đo lường các tiêu chuẩn này và các doanh nghiệp sau đó được xếp hạng với 3 mức chứng nhận bạch kim, vàng hoặc bạc. WRAP hoạt động ở mức độ giám sát cao với chính sách không khoan nhượng.

Để được tư vấn chi tiết về 12 tiêu chuẩn trên, mời bạn đọc liên hệ ngay tại:

Hotline: 0919442077 - 0399907801 

Văn Phòng AHEAD

Hà Nội: Số 18 Tam Trinh, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Đà Nẵng: 498 Bùi Trang Chước, Cẩm Lệ, Đà Nẵng.

Hồ Chí Minh: 8/29 Hoàng Hoa Thám, Phường 7, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.

Bình luận:

Trụ sở chính: AHEAD Hà Nội

Số 18 Tam Trinh, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
Phone:

0913567755 - 0919442077

Email:

sale@ahead.com.vn

VPĐD 1: AHEAD Hồ Chí Minh

8/29 Hoàng Hoa Thám, phường 7, quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh
Phone:

0986.077.845

VPĐD 2: AHEAD Đà Nẵng

498 Bùi Trang Chước, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, Tp Đà Nẵng
Phone:

0935.516.518