NET ZERO

NET ZERO

2023-07-10 16:39:51 1121

NET-ZERO LÀ GÌ?

Net-zero được hiểu là cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính xuống gần bằng 0 nhất có thể, với lượng khí thải còn lại được tái hấp thụ từ khí quyển bởi rừng và đại dương.

TẠI SAO NET-ZERO LẠI QUAN TRỌNG?

Khoa học đã chứng minh, để ngăn chặn những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu và bảo tồn một hành tinh có thể sống được, sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu cần được giới hạn ở mức 1,5°C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp. Trái Đất hiện nay đã ấm hơn khoảng 1,1°C so với cuối những năm 1800, trong khi lượng khí thải vẫn tiếp tục tăng lên. Để giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu không vượt quá 1,5°C như mục tiêu đặt ra trong Thỏa thuận Paris, thế giới cần phải giảm 45% lượng khí thải vào năm 2030 và đạt net-zero vào năm 2050.

TRUNG HÒA CARBON VỚI "NET ZERO": SỰ KHÁC BIỆT LÀ GÌ?

Biến đổi khí hậu đã thay đổi chương trình nghị sự của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, và khái niệm về Trung hòa Carbon cũng vậy. Trung hòa Carbon có nghĩa là để có thể đạt được kết quả không phát thải Carbon cho một công ty, địa điểm, sản phẩm, thương hiệu hoặc sự kiện, đầu tiên cần thực hiện đo lường, rồi giảm lượng khí thải đến mức có thể và sau đó bù đắp lượng khí thải còn lại bằng một lượng khí thải có thể tránh được hoặc tương đương. Điều này có thể đạt được bằng cách mua đủ các khoản tín chỉ bù đắp Carbon để tạo ra sự khác biệt.

Ngược lại, Net Zero là một mục tiêu tham vọng hơn áp dụng cho toàn bộ tổ chức và chuỗi giá trị của tổ chức đó. Điều này có nghĩa sẽ cắt giảm lượng khí thải Carbon gián tiếp từ các nhà cung cấp đầu tiên trong chuỗi giá trị đến người dùng cuối, một sự nỗ lực đáng kể trong một thế giới mà các công ty không kiểm soát hết toàn bộ chuỗi giá trị của họ.

Chi tiết về cách các công ty có thể đóng góp cho mục tiêu toàn cầu về “Không phát thải ròng” (Net zero) đã được xây dựng bởi Science Based Targets initiative (Mục Tiêu Dựa Trên Khoa Học), với các hành động được huy động bởi chiến dịch Race to Zero. Cách tiếp cận đối với lượng khí thải tồn dư cũng khác nhau, với việc chủ động loại bỏ Carbon khỏi khí quyển là điều cần thiết để đạt được mức phát thải ròng bằng không trong dài hạn. Sự bù đắp Carbon có thể chấp nhận được theo một số phương pháp luận để đạt được Trung hòa Carbon lâu dài, nhưng hầu hết các nhà quan sát đồng ý rằng tốt nhất chỉ nên sử dụng như một biện pháp chuyển tiếp ngắn hạn trên lộ trình về “Net Zero”.

CÓ THỂ ĐẠT NET-ZERO BẰNG CÁCH NÀO?

Chuyển đổi sang một thế giới phát thải ròng bằng 0 là một trong những thách thức lớn nhất mà loài người phải đối mặt. Nó đòi hỏi không gì khác hơn là một sự chuyển đổi hoàn toàn về cách thức chúng ta sản xuất, tiêu thụ và di chuyển. Ngành năng lượng là nguồn phát sinh của khoảng 3/4 lượng phát thải khí nhà kính hiện nay, do đó nắm giữ vai trò then chốt trong việc ngăn chặn những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu. Việc thay thế nhiệt điện than, khí đốt và dầu gây ô nhiễm bằng năng lượng từ các nguồn tái tạo, chẳng hạn như gió hoặc mặt trời, sẽ làm giảm đáng kể lượng phát thải carbon.

Công ty cần làm gì

Các công ty muốn đạt được mục tiêu không phát thải ròng cần phải thực hiện một cách tiếp cận đa hướng. Họ phải giảm lượng khí thải Carbon từ các hoạt động, quản lý việc cắt giảm trong nội bộ và trong chuỗi cung ứng, đồng thời bù đắp lượng khí thải khó tránh khỏi trong ngắn hạn. Điều này bắt đầu với dữ liệu chính xác: để giảm lượng khí thải, trước tiên cần phải hiểu chúng. Ngoài ra, các công ty có trách nhiệm cần đảm bảo cung cấp báo cáo dữ liệu chính xác, kỹ lưỡng và khách quan để xác nhận một cách minh bạch những thông đó.

Để đi xa hơn trạng thái Trung hòa Carbon và đạt Net Zero, các công ty cũng cần mở rộng cách họ nghĩ về Carbon. Nghị định thư về khí nhà kính phân loại khí thải Carbon thành ba phạm vi.

Ba phạm vi của phát thải Carbon

       ◾ Phạm vi 1: các phát thải trực tiếp từ các nguồn được sở hữu hoặc kiểm soát, bao gồm đốt nhiên liệu tại chỗ như trong nồi hơi khí, phương tiện của đội xe và điều hòa không khí.
       ◾ Phạm vi 2: các phát thải gián tiếp bao gồm từ việc tạo ra điện, nhiệt, làm mát và hơi nước do tổ chức mua và sử dụng.
       ◾ Phạm vi 3: tất cả các phát thải gián tiếp khác xảy ra trong chuỗi giá trị của một công ty. Đây là những thứ khó theo dõi và kiểm soát nhất nhưng thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong phát thải của một công ty, bao gồm những thứ liên quan đến các nhà cung cấp đầu chuỗi cung ứng, đi công tác, mua sắm, chất thải và nước cũng như các giai đoạn sử dụng và cuối vòng đời của các sản phẩm và dịch vụ họ sản xuất.

Hầu hết các công ty hiện chỉ xem xét hai phạm vi đầu tiên, nhưng sẽ có nhiều lợi thế khi đo lường lượng khí thải trong phạm vi 3.

Các công ty có thể xác định các điểm nóng phát thải trong chuỗi cung ứng của họ và đánh giá các nhà cung cấp về tính bền vững, xác định hiệu quả năng lượng và cơ hội giảm chi phí, đồng thời tích cực tham gia với các nhà cung cấp và nhân viên để giúp giảm phát thải. Họ cũng có thể tìm cách tác động đến hành vi của khách hàng, hoặc chuẩn bị cho kết thúc vòng đời sản phẩm, chẳng hạn bằng cách làm việc với các nhà bán lẻ và nhà phân phối về các chương trình mua lại.

Do đó, điều quan trọng là để đạt được mục tiêu phát thải bằng không, các công ty có nghĩa vụ phải hiểu và cắt giảm lượng khí thải trên cả ba phạm vi. Điều này thể hiện sự khác biệt quan trọng khác so với Trạng thái trung hòa Carbon: để đạt được Trung hòa Carbon, một công ty chỉ cần quan tâm đến phạm vi 1 và 2; phạm vi 3 được khuyến khích nhưng không bắt buộc.

AHEAD CÓ THỂ GIÚP CÁC DOANH NGHIỆP NHƯ THẾ NÀO?

AHEAD hỗ trợ các công ty có trách nhiệm bằng cách cung cấp các dịch vụ đánh giá và thẩm tra các nỗ lực của các doanh nghiệp nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Chúng tôi thẩm tra thống kê hay Vết Carbon và báo cáo về tiến độ hướng tới các mục tiêu không phát thải. Chúng tôi cũng thẩm định và thẩm tra các sáng kiến bù đắp và loại bỏ, chứng minh tính hợp pháp của tín chỉ carbon. Các chuyên gia của chúng tôi cũng có thể xác minh các tuyên bố về các hoạt động kinh doanh Trung hòa Carbon, cung cấp xác nhận và chứng nhận của bên thứ ba đối với các tiêu chuẩn khác nhau.

Mục tiêu không phát thải bắt đầu bằng một thông báo và theo đó là những kết quả đạt được. Tuy nhiên, không doanh nghiệp nào nên đánh giá thấp tầm quan trọng của bước thẩm tra bổ sung nếu họ muốn truyền đạt nỗ lực của mình một cách minh bạch và chính xác, từ đó xây dựng lòng tin của các bên liên quan và bảo vệ lợi ích danh tiếng của việc họ đóng góp vào việc hạn chế biến đổi khí hậu.

* Xin liên hệ với Chúng tôi để được tư vấn:

Ms. Mỹ Hạnh - 0935.516.518
Ms Trường - 0986.077.845

* Văn phòng AHEAD:

Hà Nội: Số 18 Tam Trinh, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Đà Nẵng: 498 Bùi Trang Chước, Cẩm Lệ, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: 8/29 Hoàng Hoa Thám, Phường 7, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.

  • Từ khóa:

Bình luận:

Trụ sở chính: AHEAD Hà Nội

Số 18 Tam Trinh, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
Phone:

0913567755 - 0919442077

Email:

sale@ahead.com.vn

VPĐD 1: AHEAD Hồ Chí Minh

8/29 Hoàng Hoa Thám, phường 7, quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh
Phone:

0986.077.845

VPĐD 2: AHEAD Đà Nẵng

498 Bùi Trang Chước, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, Tp Đà Nẵng
Phone:

0935.516.518