Nắm bắt cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường thực phẩm Halal

Nắm bắt cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường thực phẩm Halal

2022-07-12 09:28:07 849

Việt Nam chúng ta được đánh giá là một trong những quốc gia có nhiều cơ hội thâm nhập vào thị trường thực phẩm Halal toàn cầu do có nguồn nguyên liệu nông sản dồi dào như cà phê, gạo, gia vị, đậu hạt, rau củ quả …,Các sản phẩm và sản phẩm chế biến từ nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản - lợi thế của một đất nước có hàng nghìn Km bờ biển, chưa kể đến hàng vạn Km2 diện tích mặt nước ao hồ sông suối trong đất liền. Ngành công nghiệp thực phẩm phát triển mạnh sau khi mở cửa hội nhập cũng tạo thế mạnh tiềm năng để phát triển thị trường thực phẩm Halal như các sản phẩm đồ uống, sản phẩm sữa, sản phẩm chế biến lương thực, thực phẩm như bánh kẹo, sản phẩm chế biến từ thủy hải sản, thực hẩm chay, thực phẩm đóng hộp …

Trên thế giới có gần 1,8 tỷ người Hồi giáo, chiếm tỷ lệ khoảng 23% dân số thế giới, chiếm tỷ lệ đa số ở các quốc gia như Malaysia, Indonesia, Brunei, Arab, Các tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và các nước Trung Đông; Theo số liệu được Diễn đàn Halal thế giới công bố, giá trị trao đổi thương mại toàn cầu tính riêng cho nhóm hàng thực phẩm Halal đạt khoảng 661 tỷ USD và nếu tính cả nhóm sản phẩm phi thực phẩm và dịch vụ Halal khác thì con số này sẽ đạt từ 1,2 đến 2 nghìn tỷ USD/năm.

chứng nhận halal

Dự báo tới năm 2025, thực phẩm có dấu chứng nhận Halal (thực phẩm Halal) sẽ chiếm 20% tổng giá trị thực phẩm tiêu thụ trên toàn thế giới. Đến năm 2030, quy mô của ngành công nghiệp Halal toàn cầu có giá trị lên tới 30,6 nghìn tỷ USD, riêng khu vực châu Á-Thái Bình Dương là 1.100 tỷ USD, trong đó, Malaysia là 228,5 tỷ USD

Do vậy, mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước Hồi giáo là một hướng đi tiềm năng của các doanh nghiệp Việt Nam trong sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm.

Theo đánh giá của Công ty Vietnam Halal Center , nguồn cung ứng của Việt Nam về các sản phẩm tiềm năng cho Halal mới chỉ đạt 10,5 tỷ USD với các sản phẩm chủ yếu là hải sản, đồ uống, thực phẩm đóng hộp, bánh kẹo, đồ ăn chay và dược phẩm…

Việt Nam đã có Văn phòng chứng nhận Halal; Tuy nhiên việc xây dựng áp dụng Halal chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức; Bên cạnh đó, việc tuyên truyền phối hợp của các tỉnh thành,  Bộ ngành, liên quan cũng chưa thật sự tạo điều kiện cho các Tổ chức, doanh nghiệp, Cơ sở sản xuất, chế biến lương thực phẩm, đồ uống tạo ra sản phẩm halal, được chứng nhận halal để thâm nhập vào thị trường thực phẩm Halal;

Tiếp tục tháo gỡ các nút thắt, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp/tổ chức sản xuất, kinh doanh thực phẩm Halal; Ngày  28-6-2022; Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam tổ chức Hội nghị “Tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển ngành Halal Việt Nam”; Tại Hội nghị, Bộ Ngoại giao, Bộ NN & PT Nông thôn đã cam kết “ sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan, đồng hành cùng địa phương, doanh nghiệp, tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển ngành Halal Việt Nam”; Hội nghị cũng chỉ ra nguyên nhân  hạn chế xuất khẩu sản phẩm halal là hiện chưa có bộ tiêu chuẩn Halal thống nhất áp dụng đối với tất cả các nước trên phạm vi thế giới; 

Hội nghị cũng nhấn mạnh nguyên nhân chủ quan, đó là nhận thức của cộng đồng các Tổ chức, Doanh nghiệp Việt Nam về chứng nhận Halal còn hạn chế. Ngoài ra, khó khăn còn tới từ sự khác biệt về văn hóa kinh doanh, thị hiếu tiêu dùng… Việc chứng nhận Halal khác với việc chứng nhận các tiêu chuẩn khác ở chỗ nó không mang nhiều ý nghĩa về mặt quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm sản phẩm mà mang ý nghĩa chủ yếu, quy định về mặt tôn giáo…Người Hồi giáo thường mua các sản phẩm có dấu chứng nhận Halal và trên bao bì sử dụng ngôn ngữ gần gũi với ngôn ngữ của họ.

chứng nhận halal

Halal đã tồn tại khoảng 1.400 năm nhưng chỉ mới được quan tâm ở mức độ toàn cầu trong vài thập kỷ gần đây. Halal theo tiếng Arab có nghĩa là hợp pháp hay hợp quy (được phép), dùng để chỉ chuẩn mực và giá trị của Hồi giáo theo Kinh Qur’an và Luật Sharia (luật Hồi giáo);

Trái ngược với Halal là Haram, có nghĩa là không được phép, phải kiêng kị, bao gồm: 
- Thịt lợn, thịt chó và tất cả các sản phẩm được chế biến từ hai loại thịt này;
- Thịt của các động vật lưỡng cư như ếch, cá sấu,…;
- Một số loài thủy sản gây nguy hiểm cho sức khỏe;
- Đồ uống có cồn như bia, rượu,…;
- Các chất phụ gia như men, chất nhũ hóa hoặc gelatin tuy không bị xếp vào danh mục Haram nhưng bị coi là Mashbooh nên cũng không nhận được chứng nhận Halal để xuất khẩu…

Hiện nay  đang phổ biến áp dụng:  

- Tiêu chuẩn Malaysia MS 1500:2019 ( phiên bản cũ là MS 1500:2009) ;

- Tiêu chuẩn MUI, Indonesia: Hệ thống đảm bảo Halal –HAS , bao gồm:  

  • HAS 23000:2012: Các yêu cầu về chứng nhận Halal
  •  HAS 23201:2012 Yêu cầu đối với các thành phần thực phẩm Halal,
  • HAS 23301:2012 Các hướng dẫn về sổ tay của HAS trong sản xuất.
  • HAS 23101:2012 Hệ thống đảm bảo Halal (HAS) – Các yêu cầu trong sản xuất
  • HAS 23103:2012 Hệ thống đảm bảo Halal (HAS)- Các yêu cầu trong lò mổ
  • HAS 23102:2012 Hệ thống đảm Halal (HAS) tại Nhà hàng,
  • HAS 23104:2012 Các yêu cầu của HAS trong dịch vu ăn uống

Từ sau ngày 17/10/2019: Việc cấp chứng chỉ Halal sẽ do BPJPH đảm nhiệm thay cho MUI (Majelis Ulama Indonesia).

Indonesia đã chính thức công bố ban hành biểu tượng nhãn Halal mới tại Quyết định số 40/2022 ngày 10/02 /2022 của Cơ quan Thực hiện đảm bảo sản phẩm Halal (BPJPH) và có hiệu lực kể từ ngày 10/03/2022 thay thế cho nhãn biểu tượng Halal trước đó; Theo qui định tại Quyết định số 40/2022, nhãn biểu tượng halal phải được gắn/ in vào bao gói sản phẩm /sản phẩm thuộc diện phải gắn nhãn với vị trí đặt nhãn phải dễ nhận biết, dễ đọc.

Công ty TNHH Tư vấn quản lý & Phát triển doanh nghiệp Á Châu (AHEAD) là một trong số các công ty có thâm niên lâu năm trong lĩnh vực tư vấn quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế HACCP/ISO 22000 đã và đang đồng hành cùng các tổ chức doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm lương thực phầm , đồ uống… AHEAD hy vọng trong thời gian tới, với cơ hội mới, sẽ cùng các Tổ chức, Doanh nghiệp, tư vấn áp dụng  tiêu chuẩn Halal, an toàn thực phẩm,  để thâm nhập ngày càng sâu hơn vào thị trường thực phẩm Halal, mà trước hết là các nước trong khu vực Đông Nam Á như Malaixia, Indonexia, Thái Lan, …sau đó là các nước Trung Đông, châu Phi…

  • Từ khóa:

Bình luận:

Trụ sở chính: AHEAD Hà Nội

Số 18 Tam Trinh, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
Phone:

0913567755 - 0919442077

Email:

sale@ahead.com.vn

VPĐD 1: AHEAD Hồ Chí Minh

8/29 Hoàng Hoa Thám, phường 7, quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh
Phone:

0986.077.845

VPĐD 2: AHEAD Đà Nẵng

498 Bùi Trang Chước, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, Tp Đà Nẵng
Phone:

0935.516.518