MỘT SỐ TIÊU CHUẨN CHỨNG NHẬN KHU CÔNG NGHIỆP XANH

MỘT SỐ TIÊU CHUẨN CHỨNG NHẬN KHU CÔNG NGHIỆP XANH

2024-09-21 11:51:01 53

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá về khái niệm khu công nghiệp xanh và các tiêu chuẩn đánh giá chứng nhận khu công nghiệp xanh. Chúng ta sẽ tìm hiểu về những tiêu chí và yêu cầu cần thiết để một khu công nghiệp được công nhận là xanh, cũng như lợi ích và tầm quan trọng của việc thúc đẩy phát triển bền vững trong lĩnh vực công nghiệp.

Khu công nghiệp xanh là gì?

Khu công nghiệp xanh (KCNX) là mô hình khu công nghiệp (KCN) định hướng phát triển bền vững, thân thiện với môi trường thông qua việc “xanh hóa” KCN qua cấu trúc cơ sở hạ tầng và các hoạt động như sản xuất và tái chế chất thải; tối ưu hóa sử dụng nguồn tài nguyên. Là mô hình khu công nghiệp được Nhà nước chủ trương phát triển trong giai đoạn tới 2025 – 2030 với mục tiêu bảo vệ môi trường, đưa phát thải ròng về con số 0 vào năm 2050

KCNX sẽ là lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp/ nhà đầu tư thuộc lĩnh vực năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, gió), công nghệ sạch, sản xuất và chế biến, doanh nghiệp về tái chế chất thải, chế biến thực phẩm, dệt may và thời trang hay các lĩnh vực như công nghệ dược phẩm, sinh học,….

Đặc biệt, Khu công nghiệp xanh sẽ là nguồn cung cấp tiềm năng về tín chỉ carbon trong tương lai. Loại tín chỉ này có thể bán cho những doanh nghiệp xả thải “vượt mức” cả trong nước và nước ngoài.. 

Mô hình khu công nghiệp xanh được hình thành và phát triển bao gồm những đặc điểm sau đây:

    ◻️ Có đầy đủ giấy phép cơ bản theo quy định của Pháp luật: KCNX cần đáp ứng đầy đủ các giấy phép cơ bản như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép đăng ký kinh doanh,…
    ◻️ Đầy đủ cơ sở hạ tầng cơ bản: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đạt tiêu chuẩn, hệ thống giao thông phát triển, hệ thống cảnh quan và các hệ thống khác theo quy định của pháp luật.
    ◻️ Thiết kế cơ sở hạ tầng theo tiêu chuẩn xanh: KCNX tập trung vào yếu tố môi trường đầu tiên trong giai đoạn thành lập, tích hợp các không gian xanh, đảm bảo tối thiểu 25% diện tích KCN là diện tích dành cho cây xanh và đa dạng sinh học, quy hoạch đúng chuẩn theo quy định của Bộ xây dựng.
    ◻️ Sử dụng tài nguyên tiết kiệm, khuyến khích năng lượng tái tạo: Doanh nghiệp trong KCNX đổi mới tư duy thay thế năng lượng truyền thống (hóa thạch) bằng năng lượng tái tạo; hệ sinh thái khép kín cho phép việc sử dụng tài nguyên tối ưu nhất, tái sử dụng các chất thải vào các hoạt động khác như rửa đường, tưới cây,…. 
    ◻️ Đảm bảo tiêu chí về bảo vệ môi trường xanh: Xây dựng hạ tầng dùng chung, cung cấp nhà ở, công trình xã hội và văn hóa cho người lao động. Doanh nghiệp trong KCNX cần công bố báo cáo về môi trường hàng năm.
    ◻️ Hoạt động sản xuất thân thiện với môi trường: Phát triển theo hướng tuần hoàn khép kín, đặc điểm hoạt động sản xuất tại KCNX ít tốn kém, tối ưu hóa các nguồn nguyên liệu và tái chế chất thải, góp phần phát triển bền vững theo hướng thân thiện với môi trường.
    ◻️ Hệ sinh thái cộng sinh công nghiệp: Các doanh nghiệp trong KCNX phối hợp với nhau nhằm sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, hợp tác quản lý chất xả thải, sản xuất tuần hoàn và hạn chế phế phẩm. Ngoài ra, cộng sinh cho phép các doanh nghiệp chia sẻ các sáng kiến về việc chuyển chất thải thành năng lượng vì mục đích chung của KCN. 
    ◻️ Khả năng sản xuất tín chỉ carbon cao: KCNX hạn chế đáng kể lượng khí thải CO2 ra môi trường, làm tăng khả năng sản xuất tín chỉ carbon, giúp doanh nghiệp thu lợi nhuận từ các giao dịch thương mại và tiến gần hơn với mục tiêu phát triển bền vững. 
    ◻️ Kiểm soát ô nhiễm môi trường: Thông qua việc sử dụng năng lượng tái tạo, áp dụng công nghệ tiên tiến hiện đại, quản lý đồng bộ và tự động hóa, KCNX có khả năng khắc phục, và vận hành theo hướng giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Ưu điểm của khu công nghiệp xanh

Đối với môi trường: bảo vệ môi trường thông qua những hoạt động giảm phát thải, tái chế chất thải, nước thải đúng cách. Khu công nghiệp xanh mang lại lợi ích to lớn về môi trường, giảm phát thải, xanh hóa quy trình và đem đến hệ sinh thái tuần hoàn xanh – sạch – đẹp.

Đối với nền kinh tế: KCNX đem đến những lợi ích đáng kể cho nền kinh tế, như: Giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất,  đạt hiệu quả kinh tế cao hơn, tiếp thu công nghệ mới và cơ chế hỗ trợ tài chính, tăng tín chỉ carbon, thúc đẩy giao dịch thương mại, thu hút nguồn đầu tư chất lượng cao, cải thiện hình ảnh thương hiệu. 

Đối với xã hội: Cải thiện sức khỏe và an toàn cho người lao động, tăng chất lượng sống cho cộng đồng, cải thiện năng lực cạnh tranh và lợi nhuận.

Tiêu chí xây dựng và vận hành tốt một KCN xanh

Để thành lập KCNX, chủ đầu tư cần chú ý những tiêu chí bắt buộc sau đây:

    ◻️ Về thiết kế: Thiết kế thẩm mỹ, đẹp, các vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường. Diện tích cây xanh tối thiểu 25% tổng diện tích và quy hoạch theo quy định, như: tạo vành đai cách ly theo tiêu chuẩn; cây xanh dọc các tuyến đường, khu vực trung tâm, hồ điều hòa….
    ◻️ Về hệ thống tiện ích: Khuyến khích hạ ngầm hệ thống điện; hệ thống xử lý chất thải tập trung, tái sử dụng tuần hoàn cho các hoạt động đầu vào khác hoặc dùng nước tưới cây, rửa đường, rửa máy móc,…hệ thống công nghệ, thông tin hiện đại; hệ thống quản lý ứng dụng công nghệ cao, tự động hóa; hệ thống phòng cháy chữa cháy theo quy định của Nhà nước.
    ◻️ Về hoạt động: Thực hiện cộng sinh công nghiệp, doanh nghiệp hỗ trợ lẫn nhau để tối ưu hóa tài nguyên. Khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo, điện áp mái trong hoạt động. 
    ◻️ Về ngành nghề đầu tư: Ưu tiên các nhóm ngành công nghệ sạch, nhóm ngành phụ trợ, doanh nghiệp định hướng phát triển bền vững và thân thiện với môi trường.
    ◻️ Về văn hóa khu công nghiệp xanh: Mọi người trong KCN cần chứng minh trách nhiệm của mình trong bảo vệ môi trường. Xây dựng nền văn hóa xanh, nâng cao nhận thức và tự chủ động giảm phát thải ở từng doanh nghiệp và cá nhân người lao động. 

Nhìn chung, mô hình KCNX tại Việt Nam còn khá mới mẻ, tuy nhiên dựa mục tiêu của Nhà nước đưa phát thải ròng về “0” và xu hướng phát triển bền vững của nền kinh tế toàn cầu, số lượng KCNX sẽ tiếp tục tăng lên trong tương lai. 

Nhà nước cũng đã có nhiều chủ trương thúc đẩy xu hướng khu công nghiệp xanh bằng cách chuyển hướng KCN truyền thống sang KCNX, ban hành các chính sách tăng cường cải thiện môi trường đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, như:

     - Chiến lược Phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Theo Nghị quyết số 55 – NQ/TW).
     - Nghị định 82/2018/NĐ-CPcũng ban hành những ưu đãi dành riêng cho KCNST như ưu tiên hỗ trợ vay vốn, tạo điều kiện tham gia chương trình đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp thông tin về thị trường để duy trì sự bền vững. 
     - Nghị định 35/2022 NĐ-CP ngày 28/5/2022, đề ra “phương hướng xây dựng, phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp, khu kinh tế; đầu tư hạ tầng, thành lập, hoạt động, chính sách phát triển và quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp, khu kinh tế”.

Một số tiêu chuẩn và chứng nhận phổ biến chứng nhận KCNX

1. LEED (Leadership in Energy and Environmental Design)

     ◾ Mô tả: Chứng nhận LEED là một hệ thống đánh giá và chứng nhận tiêu chuẩn xây dựng xanh hàng đầu trên thế giới, được phát triển bởi Cơ quan Xanh của Mỹ (U.S. Green Building Council - USGBC). LEED được sử dụng để đánh giá hiệu quả năng lượng, sử dụng tài nguyên, chất lượng môi trường và sức khỏe người lao động của các công trình xây dựng.
     ◾ Ưu điểm: Đánh giá và chứng nhận các khu công nghiệp xanh dựa trên các tiêu chí như hiệu quả năng lượng, sử dụng tài nguyên, chất lượng môi trường và sức khỏe người lao động.

2. ISO 14001 Environmental Management System (EMS)

     ◾ Mô tả: Tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường. Tiêu chuẩn này tập trung vào việc phát triển và duy trì hệ thống quản lý môi trường hiệu quả trong một tổ chức.
     ◾ Ưu điểm: Hướng dẫn và yêu cầu các tổ chức xác định, theo dõi, kiểm soát và báo cáo các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường.

3. BREEAM (Building Research Establishment Environmental Assessment Method)

BREEAM - Phương pháp đánh giá môi trường của cơ sở nghiên cứu xây dựng

     ◾ Mô tả: Đây là hệ thống đánh giá xây dựng xanh phổ biến ở châu Âu. hỗ trợ các giải pháp giảm lượng khí thải carbon xuống mức bằng 0, cải thiện hiệu suất trọn đời, quản lý tác động đến sức khỏe và xã hội, thúc đẩy tính tuần hoàn, khả năng phục hồi và đa dạng sinh học, đồng thời hỗ trợ công bố thông tin và báo cáo.
     ◾ Ưu điểm: Đánh giá các tiêu chí như hiệu quả năng lượng, sử dụng nước, vật liệu và chất lượng môi trường của công trình.

4. Green Globes Certification

Logo Quả cầu xanh.

     ◾ Mô tả: Chứng nhận Green Globes là một hệ thống đánh giá xây dựng bền vững và môi trường phát triển bởi Green Building Initiative (GBI) tại Bắc Mỹ. Hệ thống này được thiết kế để đánh giá và chứng nhận các công trình xây dựng dựa trên các tiêu chí bền vững như hiệu quả năng lượng, chất lượng môi trường nội thất, sử dụng tài nguyên và vận hành bền vững
     ◾ Ưu điểm: Cung cấp hướng dẫn cụ thể để cải thiện hiệu suất môi trường và tiết kiệm chi phí.

5. EDGE (Excellence in Design for Greater Efficiencies):

Chứng nhận EDGE (Thiết kế xuất sắc để đạt hiệu quả cao hơn)

     ◾ Mô tả: EDGE là một tiêu chuẩn bền vững do Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) phát triển nhằm khuyến khích việc xây dựng các công trình hiệu quả về năng lượng và tài nguyên. EDGE tập trung vào việc cải thiện hiệu quả năng lượng, tiết kiệm nước, và sử dụng vật liệu xây dựng bền vững trong các dự án xây dựng.
     ◾ Ưu điểm: EDGE mang lại nhiều ưu điểm quan trọng khi áp dụng vào việc phát triển khu công nghiệp xanh như: tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước, sử dụng vật liệu bền vững, tăng cường hiệu quả hoạt động, chứng nhận và thúc đẩy bền vững, phù hợp với địa phương. EDGE là một công cụ quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiệu quả cho khu công nghiệp xanh, đồng thời tạo ra giá trị lâu dài cho cả môi trường và kinh doanh

6. WELL Community Standard:

tiêu chuẩn công trình xanh là gì

     ◾ Tiêu chuẩn WELL Community Standard của Viện Xây dựng Bền vững Quốc tế (IWBI) tập trung vào việc thiết kế và xây dựng các cộng đồng (bao gồm cả khu công nghiệp xanh) để tạo ra một môi trường sống lành mạnh và bền vững cho cư dân.
     ◾ Ưu điểm: WELL Community Standard mang lại nhiều ưu điểm quan trọng khi áp dụng vào việc phát triển khu công nghiệp xanh: Tạo Ra Môi Trường Lành Mạnh cho Công Nhân, Tăng Cường Sức Khỏe và Sự Bền Vững, Tăng Cường Tính Cộng Đồng, Tính Thân Thiện với Môi Trường

Các tiêu chuẩn và chứng nhận này đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của các khu công nghiệp xanh, thúc đẩy việc sử dụng tài nguyên một cách bền vững và giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường.

*Liên hệ để được tư vấn và chứng nhận:

Ms. Mỹ Hạnh:           0935.516.518
Ms. Hải Trường:       0986.077.845

*Văn phòng AHEAD:

      ◾ Hà Nội: Số 18 Tam Trinh, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
      ◾ Đà Nẵng: 498 Bùi Trang Chước, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
      ◾ Hồ Chí Minh: 8/29 Hoàng Hoa Thám, phường 7, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

  • Từ khóa:

Bình luận:

Trụ sở chính: AHEAD Hà Nội

Số 18 Tam Trinh, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
Phone:

0913567755 - 0919442077

Email:

sale@ahead.com.vn

VPĐD 1: AHEAD Hồ Chí Minh

8/29 Hoàng Hoa Thám, phường 7, quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh
Phone:

0986.077.845

VPĐD 2: AHEAD Đà Nẵng

498 Bùi Trang Chước, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, Tp Đà Nẵng
Phone:

0935.516.518