AHEAD đã tổ chức khoá đào tạo Hệ thống truy xuất sản phẩm, hàng hóa; thực hành tốt nông nghiệp (VIETGAP) và thực hành tốt nuôi trồng, thu hái dược liệu tự nhiên (GACP) từ ngày 24 - 27/11/2022 tại Kon Tum
Thực hiện Kế hoạch số 345/KH-UBND ngày 07/02/2022 của UBND tỉnh Kon Tum về thực hiện Chương trình “Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2022”; Sở KH&CN tỉnh đã phối hợp với Công ty TNHH tư vấn quản lý và phát triển doanh nghiệp Á Châu (AHEAD) tổ chức Khoá đào tạo Hệ thống truy xuất sản phẩm, hàng hoá; thực hành tốt nông nghiệp (VietGAP) và thực hành tốt nuôi trồng, thu hái dược liệu tự nhiên (GACP).
Khóa đào tạo diễn ra trong thời gian 04 ngày, từ ngày 24/11/2022 đến ngày 27/11/2022 cho gần 80 học viên là Cán bộ, công chức phụ trách công tác tham mưu quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá Nông - Lâm - Thuỷ sản, Dược liệu đến từ các cơ quan, doanh nghiệp: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Công thương, Sở Y tế, UBND các huyện, thành phố và các tổ chức Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Kon Tum; Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh Kon Tum, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến các sản phẩm nông nghiệp và các sản phẩm từ nuôi trồng, thu hái dược liệu trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Tới tham dự, phát biểu khai mạc và chỉ đạo triển khai có đại diện Sở KH&CN.
Trong khóa đào tạo này các học viên đã được Ông Nguyễn Anh Tuấn – Chuyên gia của Công ty TNHH tư vấn quản lý và phát triển doanh nghiệp Á Châu giới thiệu, hướng dẫn chi tiết các yêu cầu của các Tiêu chuẩn VietGAP (TCVN 11892-1:2017), Tiêu chuẩn GACP (Thông tư 19/2019/TT-BYT), Tiêu chuẩn Truy xuất nguồn gốc (TCVN 12850:2019), Quyết định số 100/QĐ-TTg, cụ thể:
1. Thực hành tốt nông nghiệp (VIETGAP)
- Tổng quan về VietGAP và sơ đồ cơ bản quá trình sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch.
+ Các văn bản liên quan đến VietGAP trồng trọt;
+ Cấu trúc, phạm vi điều chỉnh của VietGAP;
+ Các nguyên tắc trong VietGAP trồng trọt;
+ Các mối nguy ATTP trong sản xuất;
+ Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất.
- Yêu cầu chung đối với VietGap trồng trọt: Tập huấn; Cơ sở vật chất; Quy trình sản xuất; Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm; Điều kiện làm việc và vệ sinh cá nhân; Khiếu nại và giải quyết khiếu nại; Kiểm tra nội bộ.
- Yêu cầu đối với VietGAP trồng trọt: Đánh giá lựa chọn khu vực sản xuất; Quản lý đất, giá thể, nước và vật tư đầu vào; Thu hoạch, bảo quản và vận chuyển sản phẩm; Quản lý rác thải, chất thải; Người lao động.
- Yêu cầu khác đối với rau, quả tươi sản xuất theo VietGAP: Giá thể; Nước tưới; Phân bón; Hóa chất và thuốc BVTV khác; Thu hoạch; Quản lý sản phẩm.
2. Thực hành tốt nuôi trồng, thu hái dược liệu tự nhiên (GACP)
- Tổng quan về GACP-WHO và sơ đồ cơ bản quá trình nuôi trồng, thu hái dược liệu tự nhiên: Các văn bản liên quan đến GACP-WHO; Mục tiêu của GACP-WHO; Chọn vùng trồng; Nguồn nước tưới; Giống và nguyên liệu làm giống; Phân bón; Quản lý sâu bệnh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; Thu hoạch; Sơ chế; Đóng gói, vận chuyển và lưu kho; Nhân sự (người trồng, người thu hái, người vận chuyển và người chế biến); Ghi chép sổ sách và truy xuất nguồn gốc.
- Cách thực hành tốt nuôi trồng cây thuốc theo GACP: Lựa chọn vùng trồng; Thời vụ trồng; Kỹ thuật sản xuất giống; Kỹ thuật làm đất; Kỹ thuật trồng; Phân bón và kỹ thuật bón phân; Làm cỏ, tưới nước.
- Thực hành tốt thu hoạch, sơ chế và bảo quản dược liệu theo GACP: Thời điểm thu hái; Chuẩn bị dụng cụ, vật tư trước khi thu hái; Kỹ thuật thu hái; Vận chuyển; Kỹ thuật sơ chế và bảo quản dược liệu; Đóng gói, ghi nhãn và bảo quản; Hướng dẫn ghi chép sổ sách.
3. Hệ thống truy xuất sản phẩm, hàng hóa
- Tổng quan về truy xuất nguồn gốc: Bối cảnh về truy xuất nguồn gốc; Khái niệm về truy xuất nguồn gốc; Mục tiêu truy xuất nguồn gốc; Phương pháp truy xuất nguồn gốc; Thực trạng truy xuất nguồn gốc; Các giải pháp truy xuất nguồn gốc.
- Lịch sử hình thành GS1.
- Truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung cứng.
- Nguyên tắc truy xuất nguồn gốc.
- Văn bản pháp luật của Nhà nước về truy xuất nguồn gốc.
- Một số loại mã số theo GS1.
- Mã vạch theo GS1.
- Một số loại vật mang dữ liệu.
- QR code.
- Ứng dụng của mã số, mã vạch.
- Cách thức đăng ký mã số, mã vạch cho doanh nghiệp.
- Thực trạng triển khai truy xuất nguồn gốc trong sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm.
- Truy xuất nguồn gốc cho nông sản trái cây vào thị trường Trung Quốc.
- Ứng dụng công nghệ cao trong truy xuất nguồn gốc.
- Một số tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế về mã số, mã vạch.
Trong khoá đào tạo, học viên được giới thiệu về lý thuyết và kết hợp với việc làm các bài tập thực hành tại lớp, qua đó giúp cho học viên nắm bắt một cách đầy đủ về các nội dung của Chương trình khoá đào tạo để sau này có thể dễ dàng ứng dụng những nội dung đã tiếp thu được từ Khoá đào tạo vào trong thực tiễn tại tổ chức, doanh nghiệp.
Kết thúc Khoá đào tạo học viên được làm bài kiểm tra cuối khoá cho các nội dung về VietGAP, GACP và Truy xuất ngồn gốc. Kết quả có 100% học viên làm bài kiểm tra đạt yêu cầu và được cấp giấy chứng nhận.
Một số hình ảnh về Khoá đào tạo:
Học viên đặt các câu hỏi thảo luận cùng Giảng viên tại lớp
Nhóm học viên của Trường CĐ Cộng đồng Kon Tum chụp ảnh Khoá học cùng Giảng viên
Bình luận: