ISO 21001 - HỆ THỐNG QUẢN LÝ TỔ CHỨC GIÁO DỤC

ISO 21001 - HỆ THỐNG QUẢN LÝ TỔ CHỨC GIÁO DỤC

2023-09-22 13:34:42 1976

1. ISO 21001 là gì ?

ISO 21001 được phát triển bởi nhóm chuyên gia quốc tế liên ngành (WG 1) làm việc thuộc Ủy ban dự án ISO/PC 288, Hệ thống quản lý tổ chức giáo dụcYêu cầu và hướng dẫn sử dụng. 86 chuyên gia từ 39 cơ quan tiêu chuẩn quốc gia đã tham gia vào việc phát triển tiêu chuẩn với sự tham gia bổ sung của các tổ chức liên quan từ các lĩnh vực giáo dục khác nhau.

ISO 21001 cung cấp một công cụ quản lý chung cho các tổ chức cung cấp sản phẩm và dịch vụ giáodục, có khả năng đáp ứng nhu cầu, yêu cầu của người học và khách hàng khác. Đây là một tiêu chuẩn hệ thống quản lý độc lập, tương thích với các tiêu chuẩn hệ thống quản lý ISO khác (như ISO 9001, ISO 14001, v.v.) thông qua việc sử dụng cấu trúc bậc cao.

ISO 21001 tập trung vào sự tương tác cụ thể giữa một tổ chức giáo dục, người học, khách hàng và các bên quan tâm khác có liên quan. Tiêu chuẩn quy định các yêu cầu đối với Hệ thống quản lý tổ chức giáo dục (Educational Organizations Management System - EOMS) khi tổ chức đó:

       ◾ Cần chứng minh khả năng cung cấp, chia sẻ và tạo thuận lợi một cách nhất quán trong việc xây dựng kiến ​​thức khi tuân thủ các yêu cầu về luật định và chế định;
       ◾ Nhằm mục đích nâng cao sự hài lòng của người học, khách hàng khác và nhân sự thông qua việc áp dụng hiệu lực EOMS của mình, bao gồm các quá trình đối với việc cải thiện hệ thống. 

2. Các nguyên tắc của ISO 21001

Việc triển khai EOMS dựa trên các nguyên tắc sau:

       ◾ Hướng vào người học và các bên hưởng lợi khác;
       ◾ Lãnh đạo có tầm nhìn;
       ◾ Sự tham gia của mọi người;
       ◾ Tiếp cận theo quá trình;
       ◾ Cải tiến liên tục;
       ◾ Quyết định dựa trên bằng chứng;
       ◾ Quản lý mối quan hệ;
       ◾ Trách nhiệm xã hội;
       ◾ Khả năng tiếp cận và sự công bằng;
       ◾ Hành vi đạo đức;
       ◾ An toàn và bảo vệ dữ liệu.

 3. Đối tượng áp dụng tiêu chuẩn ISO 21001 ?

Tất cả các yêu cầu của ISO 21001 đều mang tính tổng quát và nhằm mục đích áp dụng cho các tổ chức giáo dục cung cấp, chia sẻ và tạo thuận lợi cho việc xây dựng kiến ​​thức thông qua giảng dạy, đào tạo hoặc nghiên cứu, bất kể loại hình, quy mô cũng như sản phẩm và dịch vụ được cung cấp. Do đó, tiêu chuẩn này áp dụng cho hệ thống quản lý của bất kỳ tổ chức nào sử dụng chương trình giảng dạy để cung cấp, chia sẻ và chuyển giao kiến ​​thức.

4. Tại sao ISO 21001 lại quan trọng ?

Nhu cầu cấp thiết và liên tục đối với tổ chức giáo dục là đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu của người học và các khách hàng khác, nhằm cải thiện khả năng của họ để tiếp tục thực hiện như vậy.

ISO 21001 tập trung vào sự tương tác cụ thể giữa tổ chức giáo dục, người học và các khách hàng khác. Các quá trình giáo dục hiện nay ngày càng tập trung vào việc đồng sáng tạo nơi mối quan hệ truyền thống: khách hàng - nhà cung cấp được xác cải tiến thành một mối quan hệ đối tác hợp tác. Tiêu chuẩn này sẽ đưa ra hướng dẫn về cách thức cung cấp chất lượng trong môi trường mới nhiều thách thức này.

Giáo dục khác với nhiều lĩnh vực khác ở chỗ một quá trình giáo dục thành công sẽ tối đa hóa cơ hội thành công của người học, mặc dù nó không thể đảm bảo kết quả đầu ra đó. Sự nỗ lực và năng lực của cả người học và tổ chức giáo dục là rất yếu tố rất quan trọng đối với quá trình giáo dục thành công. Học tập liên quan đến việc lĩnh hội các kiến ​​thức, phương pháp và kỹ năng. Tổ chức giáo dục khuyến khích việc tiếp thu lĩnh hội này và cung cấp khuôn khổ, đầu vào, quá trình và tài nguyên học. Tuy nhiên, chính sự nỗ lực và khả năng của người học quyết định sự thành công của quá trình giáo dục.

5. ISO 21001 có thể mang lại những lợi ích gì ?

Những lợi ích tiềm ẩn đối với tổ chức khi triển khai EOMS dựa trên tiêu chuẩn quốc tế này là:

       ◾ Liên kết tốt hơn các mục tiêu và hoạt động với chính sách;
       ◾ Nâng cao trách nhiệm xã hội thông qua việc cung cấp giáo dục chất lượng toàn diện và công bằng cho mọi người;
       ◾ Việc học tập được cá nhân hóa hơn và đáp ứng hiệu quả hơn cho tất cả người học, đặc biệt những người có nhu cầu giáo dục đặc biệt và người học từ xa;
       ◾ Các quá trình và công cụ đánh giá nhất quán để minh chứng và nâng cao hiệu lực và hiệu quả;
       ◾ Tăng uy tín của tổ chức giáo dục;
       ◾ Khả năng thể hiện cam kết thực hiện quản lý chất lượng hiệu quả;
       ◾ Xây dựng văn hóa cải tiến tổ chức;
       ◾ Hài hòa với các tiêu chuẩn khu vực, quốc gia, mở và độc quyền trong khuôn khổ quốc tế;
       ◾ Mở rộng sự tham gia của các bên quan tâm;
       ◾ Kích thích sự xuất sắc và đổi mới.

* Hãy liên hệ với Chúng tôi để bắt đầu hành trình tư vấn và chứng nhận:

Ms. Mỹ Hạnh - 0935.516.518/ 0986.077.845
Ms Phương - 0987.953.530/ 0913.567.755

* Văn phòng AHEAD:

Hà Nội: Số 18 Tam Trinh, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Đà Nẵng: 498 Bùi Trang Chước, Cẩm Lệ, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: 8/29 Hoàng Hoa Thám, Phường 7, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.

Bình luận:

Trụ sở chính: AHEAD Hà Nội

Số 18 Tam Trinh, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
Phone:

0913567755 - 0919442077

Email:

sale@ahead.com.vn

VPĐD 1: AHEAD Hồ Chí Minh

8/29 Hoàng Hoa Thám, phường 7, quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh
Phone:

0986.077.845

VPĐD 2: AHEAD Đà Nẵng

498 Bùi Trang Chước, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, Tp Đà Nẵng
Phone:

0935.516.518