HƯỚNG DẪN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI - TCVN ISO 26000:2013

HƯỚNG DẪN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI - TCVN ISO 26000:2013

2024-04-01 16:01:43 516

Tháng 9/2015, Chương trình Nghị sự 2030 với 17 mục tiêu phát triển bền vững đã được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua. Liên Hợp Quốc và các đối tác tại Việt Nam đang nỗ lực để đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững đầy tham vọng nhằm giải quyết những thách thức phát triển lớn mà người dân Việt Nam và trên thế giới phải đối mặt. Các Mục tiêu Phát triển Bền vững kêu gọi hành động toàn cầu nhằm xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường và khí hậu trái đất và đảm bảo mọi người ở khắp mọi nơi có thể tận hưởng hòa bình và thịnh vượng. Đây là những mục tiêu mà Liên Hợp Quốc đang thực hiện ở Việt Nam.

Trong những năm qua Đảng, Nhà Nước và Chính Phủ Việt Nam đã, đang và tiếp tục xây dựng và thực hiện các chính sách, chương trình mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể nhằm thực hiện các cam kết về mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc đã đề ra.

Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2021 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050; Quyết định số 687/QĐ-TTg ngày 07 tháng 6 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt nam; Quyết định số 882/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 về Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 Quyết định số 882/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 về Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030.

Ngày 10/5/2017 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 662/QĐ-TTg về Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững; tiếp Nghị quyết số 136/NQ-CP ngày 25/9/2020 về phát triển bền vững; gần đây nhất là Quyết định số 841/QĐ-TTg ngày 14/7/2023 về ban hành Lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định số 3444/QĐ-BNN-KH ngày 12/9/2022 Về việc phê duyệt kế hoạch hành động của Bộ Nông nghiệp và PTNT thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 với mục tiêu Phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn, phát thải các bon thấp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng, giá trị gia tăng, năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững; giảm ô nhiễm môi trường nông nghiệp, nông thôn.

Một trong những yếu tố hàng đầu của phát triển bền vững là phải gắn liền với các trách nhiệm xã hội. Quu đó, các tổ chức, doanh nghiệp xây dựng, áp dụng và chứng nhận Tiêu chuẩn TCVN ISO 26000:2013 nhằm thúc đẩy các cam kết trách nhiệm xã hội với cộng đồng và môi trường bền vững. Nó nhằm mục đích tạo ra một hệ sinh thái lành mạnh tập trung vào tăng trưởng một cách bền vững.

Cấu trúc Tiêu chuẩn TCVN ISO 26000:2013:

Nội dung chính của Tiêu chuẩn:

Điều khoản Tiêu chuẩn

Tóm tắt nội dung Điều khoản

Điều 1

Phạm vi áp dụng

Xác định phạm vi của tiêu chuẩn này và nhận biết những hạn chế và ngoại lệ nhất định

Điều 2

Thuật ngữ và định nghĩa

Xác định và cung cấp định nghĩa của các thuật ngữ chính có tầm quan trọng cơ bản cho việc hiểu về trách nhiệm xã hội và sử dụng tiêu chuẩn này.

Điều 3

Hiểu biết về trách nhiệm xã hội

Mô tả các yếu tố và điều kiện quan trọng có ảnh hưởng đến việc phát triển trách nhiệm xã hội và còn tiếp tục tác động đến tính chất và thực hành trách nhiệm xã hội. Điều này cũng mô tả khái niệm trách nhiệm xã hội - có nghĩa là gì và được áp dụng như thế nào với tổ chức. Điều này bao gồm hướng dẫn cho các tổ chức quy mô nhỏ và vừa áp dụng tiêu chuẩn này.

Điều 4

Nguyên tắc trách nhiệm xã hội

Giới thiệu và giải thích các nguyên tắc trách nhiệm xã hội.

Điều 5

Thừa nhận trách nhiệm xã hội và gắn kết với các bên liên quan

Đưa ra hai thực tiễn trách nhiệm xã hội: sự thừa nhận của tổ chức về trách nhiệm xã hội của mình và việc xác định cũng như gắn kết với các bên liên quan. Điều này đưa ra hướng dẫn về quan hệ giữa tổ chức, các bên liên quan và xã hội, về thừa nhận các chủ đề cốt lõi và các vấn đề của trách nhiệm xã hội và về phạm vi ảnh hưởng của tổ chức.

Điều 6

Hướng dẫn về các chủ đề cốt lõi của trách nhiệm xã hội

Giải thích các chủ đề cốt lõi và các vấn đề kèm theo liên quan đến trách nhiệm xã hội (xem bảng sau). Đối với từng chủ đề cốt lõi, thông tin được cung cấp bao gồm phạm vi, mối quan hệ với trách nhiệm xã hội, các nguyên tắc và xem xét liên quan, cũng như các hành động và mong đợi liên quan

Điều 7

Hướng dẫn tích hợp trách nhiệm xã hội trong toàn bộ tổ chức

Cung cấp hướng dẫn về việc đưa trách nhiệm xã hội vào thực tiễn trong một tổ chức. Điều này gồm hướng dẫn liên quan đến: hiểu biết về trách nhiệm xã hội của tổ chức, tích hợp trách nhiệm xã hội trong toàn bộ tổ chức, truyền thông về trách nhiệm xã hội, cải thiện sự tin cậy của tổ chức về trách nhiệm xã hội, tiến trình xem xét và cải tiến hiệu năng và đánh giá các sáng kiến tự nguyện đối với trách nhiệm xã hội.

Phụ lục A

Ví dụ sáng kiến tự nguyện và công cụ trách nhiệm xã hội

Trình bày một danh mục không đầy đủ các sáng kiến tự nguyện và công cụ liên quan đến trách nhiệm xã hội nhắm đến các khía cạnh thuộc một hoặc nhiều chủ đề cốt lõi hoặc tích hợp trách nhiệm xã hội trong toàn bộ tổ chức.

Phụ lục B

Thuật ngữ viết tắt

Gồm các thuật ngữ viết tắt sử dụng trong tiêu chuẩn này

Chủ đề cốt lõi và các vấn đề về trách nhiệm xã hội:

Các chủ đề cốt lõi và các vấn đề

Điều mục

Chủ đề cốt lõi: Điều hành tổ chức

6.2

Chủ đề cốt lõi: Quyền con người

6.3

Vấn đề 1: Nỗ lực thích đáng

6.3.3

Vấn đề 2: Tình huống rủi ro về quyền con người

6.3.4

Vấn đề 3: Tránh đồng lõa

6.3.5

Vấn đề 4: Giải quyết khiếu nại

6.3.6

Vấn đề 5: Phân biệt đối xử và nhóm dễ bị tổn thương

6.3.7

Vấn đề 6: Quyền dân sự và chính trị

6.3.8

Vấn đề 7: Quyền kinh tế, xã hội và văn hóa

6.3.9

Vấn đề 8: Các nguyên tắc cơ bản và quyền tại nơi làm việc

6.3.10

Chủ đề cốt lõi: Thực hành lao động

6.4

Vấn đề 1: Việc làm và mối quan hệ việc làm

6.4.3

Vấn đề 2: Điều kiện làm việc và bảo trợ xã hội

6.4.4

Vấn đề 3: Đối thoại xã hội

6.4.5

Vấn đề 4: Sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc

6.4.6

Vấn đề 5: Phát triển con người và đào tạo tại nơi làm việc

6.4.7

Chủ đề cốt lõi: Môi trường

6.5

Vấn đề 1: Phòng ngừa ô nhiễm

6.5.3

Vấn đề 2: Sử dụng nguồn lực bền vững

6.5.4

Vấn đề 3: Giảm nhẹ và thích nghi với biến đổi khí hậu

6.5.5

Vấn đề 4: Bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và khôi phục môi trường sống tự nhiên

6.5.6

Chủ đề cốt lõi: Thực tiễn hoạt động công bằng

6.6

Vấn đề 1: Chống tham nhũng

6.6.3

Vấn đề 2: Tham gia chính trị có trách nhiệm

6.6.4

Vấn đề 3: Cạnh tranh bình đẳng

6.6.5

Vấn đề 4: Thúc đẩy trách nhiệm xã hội trong chuỗi giá trị

6.6.6

Vấn đề 5: Tôn trọng quyền sở hữu

6.6.7

Chủ đề cốt lõi: Vấn đề người tiêu dùng

6.7

Vấn đề 1: Thực hành marketing công bằng, thông tin xác thực, không định kiến và thực hành hợp đồng công bằng

6.7.3

Vấn đề 2: Bảo vệ sức khỏe và an toàn của người tiêu dùng

6.7.4

Vấn đề 3: Tiêu dùng bền vững

6.7.5

Vấn đề 4: Dịch vụ, hỗ trợ người tiêu dùng và giải quyết tranh chấp, khiếu nại

6.7.6

Vấn đề 5: Bảo vệ dữ liệu và sự riêng tư của người tiêu dùng

6.7.7

Vấn đề 6: Tiếp cận các dịch vụ thiết yếu

6.7.8

Vấn đề 7: Giáo dục và nhận thức

6.7.9

Chủ đề cốt lõi: Sự tham gia và phát triển của cộng đồng

6.8

Vấn đề 1: Sự tham gia của cộng đồng

6.8.3

Vấn đề 2: Giáo dục và văn hóa

6.8.4

Vấn đề 3: Tạo việc làm và phát triển kỹ năng

6.8.5

Vấn đề 4: Phát triển và tiếp cận công nghệ

6.8.6

Vấn đề 5: Tạo của cải v à thu nhập

6.8.7

Vấn đề 6: Sức khỏe

6.8.8

Vấn đề 7: Đầu tư xã hội

6.8.9

Tổ chức, doanh nghiệp nào cần xây dựng và chứng nhận TCVN ISO 26000 ?

Các tổ chức, doanh nghiệp sau đây có thể ấp dụng và đăng ký chứng nhận TCVN ISO 26000:

      ◾ Doanh nghiệp vừa và nhỏ;
      ◾ Các tổ chức, tổ chức từ thiện và NGO;
      ◾ Các tập đoàn đa quốc gia lớn;
      ◾ Tư vấn;
      ◾ Các ngành công nghiệp khai thác,

chẳng hạn như các công ty khai thác mỏ và nhiên liệu hóa thạch;

      ◾ Các tổ chức khu vực công;
      ◾ Chính quyền thành phố;
      ◾ Các ngành dịch vụ và tài chính;
      ◾ Các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp.

Các bước triển khai áp dụng và chứng nhận TCVN ISO 26000:2013/ ISO 26000:2010:

      ◾ Bước 1: Khảo sát và đánh giá thực trạng áp dụng tiêu chuẩn TCVN ISO 26000 tại tổ chức, doanh nghiệp;
      ◾ Bước 2: Đào tạo nhận thức TCVN ISO 26000 cho nhân viên của tổ chức, doanh nghiệp;
      ◾ Bước 3: Tư vấn, hướng dẫn tổ chức, doanh nghiệp xây dựng hệ thống văn bản theo yêu cầu tiêu chuẩn TCVN ISO 26000;
      ◾ Bước 4: Hướng dẫn áp dụng hệ thống tài liệu vào thực tế;
      ◾ Bước 5: Đào tạo và tổ chức đánh giá nội bộ;
      ◾ Bước 6: Đăng ký hồ sơ đánh giá chứng nhận;
      ◾ Bước 7: Đánh giá chứng nhận chính thức và nhận giấy chứng nhận.

Các tổ chức, doanh nghiệp với mục tiêu phát triển bền vững, phát triển xanh, gắn hoạt động của doanh nghiệp với các trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường, thực hành kinh doanh có đạo đức và an toàn, áp dụng các tiêu chuẩn bền vững như TCVN ISO 26000:2013.

* Xin liên hệ với Chúng tôi để được tư vấn và chứng nhận:

Ms. Mỹ Hạnh - 0935.516.518
Ms. Hải Trường - 0986.077.845

* Văn phòng AHEAD:

      ◾ Hà Nội: Số 18 Tam Trinh, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
      ◾ Đà Nẵng: 498 Bùi Trang Chước, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
      ◾ Hồ Chí Minh: 8/29 Hoàng Hoa Thám, phường 7, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

  • Từ khóa:

Bình luận:

Trụ sở chính: AHEAD Hà Nội

Số 18 Tam Trinh, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
Phone:

0913567755 - 0919442077

Email:

sale@ahead.com.vn

VPĐD 1: AHEAD Hồ Chí Minh

8/29 Hoàng Hoa Thám, phường 7, quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh
Phone:

0986.077.845

VPĐD 2: AHEAD Đà Nẵng

498 Bùi Trang Chước, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, Tp Đà Nẵng
Phone:

0935.516.518