ESG và CSR là gì? Phân biệt ESG và CSR

ESG và CSR là gì? Phân biệt ESG và CSR

2024-07-16 11:53:19 2002

Khi những giá trị và mục tiêu về phát triển bền vững trong tổ chức ngày càng được chú trọng thì những khái niệm như CSR và ESG càng được quan tâm. Được nhắc đến rất nhiều trong thời gian trở lại đây, nhưng những khái niệm về CSR (Corporate Social Responsibility)ESG (Environmental, Social, and Governance) vẫn thường bị nhầm lẫn, bởi chúng có một số điểm tương đồng, nhưng cũng có sự khác biệt cần phải lưu ý. 

1. CSR là gì?

- Định nghĩa: CSR là viết tắt của Corporate Social Responsibility: Trách nhiệm Xã Hội của Doanh nghiệp.

- Mục tiêu: Doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm của mình trong việc đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội qua các hoạt động như từ thiện, hỗ trợ giáo dục và y tế, trồng rừng, tái chế, giảm rác thải,...

CSR-1

2. ESG là gì?

– Định nghĩa: ESG là viết tắt của cụm từ Environmental (môi trường), Social (xã hội), và Governance (quản trị doanh nghiệp). Đây là bộ 3 tiêu chuẩn đo lường những yếu tố giúp doanh nghiệp xây dựng nền tảng kinh doanh bền vững trên thị trường.

E – Environmental: Đo lường mức độ doanh nghiệp tác động đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên trong suốt quá trình vận hành. Ví dụ: Đo lường tổng lượng khí thải ra môi trường và đề ra mục tiêu giảm thiểu hằng năm.

S - Social: Đo lường các yếu tố xã hội và con người, như mối quan hệ hợp tác giữa công ty với đối tác, điều kiện làm việc của nhân viên. Ví dụ: Cam kết mức lương, chính sách bảo hiểm và phúc lợi cho nhân viên.

G - Governance: Đo lường mức độ minh bạch, đạo đức kinh doanh và tuân thủ các quy định địa phương của doanh nghiệp. Ví dụ: Minh bạch trong báo cáo tài chính hàng năm.

– Mục tiêu: Đánh giá hiệu suất của doanh nghiệp dựa trên tác động của nó đến 3 yếu tố môi trường, xã hội và quản trị.

ESG-Pic

3. So sánh CSR và ESG

Điểm giống là yếu tố “S” trong cả CSR và ESG

  CSR ESG
Giống nhau Chữ "S" đại diện cho "Social" (Xã hội)
Khác nhau CSR tập trung vào trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, bao gồm các hoạt động từ thiện, hỗ trợ giáo dục, y tế, và tương tác với cộng đồng ESG đánh giá tác động xã hội của doanh nghiệp, chẳng hạn như quản lý nhân sự, quyền lợi của người lao động và tương tác với cộng đồng.

Như vậy, cả hai đều chú trọng đến khía cạnh xã hội, nhưng ESG mở rộng hơn để bao gồm cả môi trường và quản trị. Hai chiến lược này đều phục vụ “Phát triển bền vững”, nhưng có đặc trưng và mục tiêu riêng biệt.

ESG là bao gồm và mở rộng hơn các yếu tố của CSR

ESG

CSR nhằm mục đi thì yêu cầu doanh nghiệp có trách nhiệm một cách chủ động còn ESG hướng tới mục địch đo lường các nỗ lực của doanh nghiệp. Cụ thể, CSR để thể hiện trách nhiệm của một doanh nghiệp đối với bất kỳ tác động nào mà họ tạo ra, cho dù về mặt xã hội, môi trường hay kinh tế. CSR không phải là một khái niệm được định bởi pháp luật và việc thực thi CSR là không bắt buộc. 

Trong khi đó, ESG được đề ra để phục vụ mục đích "quản lý các yếu từ môi trường, xã hội và quản trị trong hoạt động kinh doanh của một công ty". ESG không chỉ xem xét những khía cạnh tích cực mà công ty có thể đóng góp cho xã hội và môi trường mà còn đánh giá các rủi ro và tác động tiêu cực của công ty đối với các vấn đề ESG. Cũng như CSR, thực thi ESG là không bắt buộc về mặt pháp lý, tuy nhiên hiện nay các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp niêm yết, cần thực hiện báo cáo ESG để đáp ứng yêu cầu của khách hàng, đối tác trong và ngoài nước.

Các công ty thường xây dựng một báo cáo ESG thường niên (Annual FSG Report) - một tài liệu chứa thông tin về các hoạt động và thành tựu của một công ty trong việc quản lý và thực hiện các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp. Đây là một công cụ quan trọng để công bố và chia sẻ thông tin với các bên liên quan, bao gồm cổ đông, nhà đầu tư, khách hàng, nhà cung cấp và cộng đồng. 

Xem thêm về ESG tại:

ESG theo chuẩn quốc tế GRI

Dịch vụ xây dựng báo cáo ESG

ESG là gì? Tổng quan xu hướng thế giới về ESG

Hướng dẫn lập báo cáo ESG theo quy định

_____________________________________

Liên hệ giải đáp miễn phí

Ms. Tuyết Anh - SĐT/Zalo: 

03 999 07801

0919442077

Văn Phòng AHEAD

➤ Hà Nội: Số 18 Tam Trinh, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

➤ Đà Nẵng: 498 Bùi Trang Chước, Cẩm Lệ, Đà Nẵng.

➤ Hồ Chí Minh: 8/29 Hoàng Hoa Thám, Phường 7, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.

 

Bình luận:

Trụ sở chính: AHEAD Hà Nội

Số 18 Tam Trinh, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
Phone:

0913567755 - 0919442077

Email:

sale@ahead.com.vn

VPĐD 1: AHEAD Hồ Chí Minh

8/29 Hoàng Hoa Thám, phường 7, quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh
Phone:

0986.077.845

VPĐD 2: AHEAD Đà Nẵng

498 Bùi Trang Chước, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, Tp Đà Nẵng
Phone:

0935.516.518