Tiêu chuẩn về thành phần hữu cơ hay còn được gọi là tiêu chuẩn OCS được áp dụng cho bất kỳ sản phẩm nào không phải là thực phẩm, có chứa từ 5 đến 100% nguyên liệu hữu cơ.
1. Chứng nhận OCS là gì?
OCS là cụm từ viết tắt của “Organic Content Standard”- Tiêu chuẩn thành phần hữu cơ do tổ chức Textile Exchange xây dựng và phát triển chính thức vào năm 2013. Tiêu chuẩn này được sử dụng cho việc đánh giá xác minh các nguyên liệu thô được trồng theo phương pháp hữu cơ từ trang trại tới sản phẩm cuối cùng của một tổ chức.
OCS là tiêu chuẩn nhằm xác minh sự hiện diện và hàm lượng nguyên liệu hữu cơ có trong thành phẩm. Hơn thế nữa OCS còn theo dõi hành trình của nguyên liệu thô từ khâu đầu tiên cho đến thành phẩm. Quy trình này sau đó được chứng nhận bởi một bên thứ ba.
2. Đối tượng áp dụng OCS
Tiêu chuẩn OCS được thiết kế cho bất kỳ sản phẩm nào có chứa ít nhất 5% nguyên liệu được trồng hữu cơ, được tính theo tỷ lệ phần trăm của toàn bộ sản phẩm không bao gồm phụ kiện và đồ trang trí. Các tổ chức, doanh nghiệp thuộc chuỗi cung ứng liên quan tới nguyên liệu hữu cơ sau có thể áp dụng OCS:
- Đơn vị sản xuất nguyên liệu
- Cơ sở xử lý nguyên liệu
- Nhà sản xuất sản phẩm
- Đơn vị đóng gói và dán nhãn sản phẩm
- Doanh nghiệp lưu trữ, xử lý và vận chuyển thông qua người bán trong giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp…
3. Lợi ích áp dụng tiêu chuẩn OCS
- Tiết kiệm nguyên liệu thô, nước và năng lượng trong quá trình sản xuất
- Đáp ứng yêu cầu của pháp luật và sản phẩm hữu cơ
- Giảm bớt chi phí sản xuất, gia tăng lợi nhuận kinh doanh
- Thuận lợi xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài
- Thiết lập mô hình sản xuất giảm tiêu thụ tài nguyên
- Giảm tác hại của sản xuất tới con người và môi trường
- Đảm bảo thông tin trong giao dịch thương mại rõ ràng, minh bạch
- Xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm
4. Quy trình chứng nhận OCS
- Khai báo các thông tin để đăng ký chứng nhận OCS
- Ký kết hợp đồng đánh giá chứng nhận OCS và chuẩn bị cho đánh giá chính thức
- Đánh giá sơ bộ giai đoạn 1 về việc áp dụng tiêu chuẩn
- Đánh giá thực tế giai đoạn 2, trong đó tiến hành các cuộc phỏng vấn và xem xét hiện trường
- Thẩm xét hồ sơ, tài liệu, quy trình liên quan tới việc áp dụng OCS
- Cấp chứng chỉ OCS có hiệu lực trong vòng 1 năm sau khi kiểm tra chắc chắn rằng doanh nghiệp đã hoàn thành các khắc phục theo yêu cầu
- Tái đánh giá chứng nhận OCS sau 1 năm chứng chỉ hết hiệu lực.
LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ:
Ms. Phương - 0987.953.530
* Địa chỉ văn phòng AHEAD:
- Trụ sở Hà Nội: Số 18 Tam Trinh, Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.
- Đà Nẵng: 498 Bùi Trang Chước, Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.
- Hồ Chí Minh: 8/29 Hoàng Hoa Thám, Phường 7, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
Bình luận: