CHỨNG NHẬN TIÊU CHUẨN NHÀ CUNG ỨNG CỦA H&M

CHỨNG NHẬN TIÊU CHUẨN NHÀ CUNG ỨNG CỦA H&M

2023-09-15 09:08:56 886

Thành lập từ năm 1947, có thể nói để H&M đạt được con số 3,716 cửa hàng và doanh thu 21.73 tỷ USD (theo thống kê của H&M năm 2016) đã nói lên được sự thành công vượt bật của chuỗi bán lẻ này. Với chiến lược chuỗi cung ứng của H&M: vừa là sự tìm kiếm không ngừng tại các thị trường tiềm năng, vừa đem hiệu quả về chi phí trong sản xuất hàng hoá và giảm thời gian tồn kho.

Đôi nét về đội ngũ nhà cung ứng và quy trình sản xuất của H&M

H&M thu mua vật liệu và gia công từ 750 nhà cung ứng và 21 trung tâm giám sát sản xuất được đặt phần lớn tại châu Âu và châu Á. Theo kế hoạch sản xuất, các nhà máy chỉ sản xuất 80% tổng sản lượng và chừa 20% mặt hàng còn lại để đáp ứng kịp thời xu hướng thời trang trên thị trường, nhằm giảm “leadtime” và chi phí tồn kho phát sinh.

Trên thực tế, việc kiểm soát và đảm bảo các nhà cung ứng tuân thủ mọi quy tắc cho của các chủ hàng luôn là bài toán “hóc búa” nhất dành cho các doanh nghiệp. Do đó, khả năng vượt qua bài toán này chính là điểm nổi bật nhất của H&M. Bằng việc không ngừng hợp tác, xây dựng mối quan hệ với các nhà cung ứng chính là yếu tố làm nên thương hiệu thời trang hàng đầu thế giới với chất lượng sản phẩm ở mức giá tuyệt vời nhất.

chứng nhận tiêu chuẩn nhà cung ứng của H&M

Cụ thể, năm 2015, H&M đã triển khai chương trình quản lý nhà cung ứng SIPP (Sustainable Impact Partnership Programme – Chương trình Hợp tác Bền vững). Chương trình này yêu cầu tất cả nhà sản xuất và cung ứng phải thỏa thuận “Cam kết vì sự phát triển bền vững” (Sustainability Commitment) trước khi trở thành nhà cung cấp hay sản xuất chính của H&M. Từ năm 2016, H&M chú trọng hơn việc hợp tác gián tiếp với các nhà cung ứng thứ cấp (second-tier supplier) khi lượng sản phẩm từ các nhà cung ứng này chiếm gần 60%. Theo đó, mọi nhà cung ứng dù trực tiếp hay gián tiếp đều bắt buộc phải ký kết chương trình “Sustainability Commitment”.

Chứng nhận tiêu chuẩn nhà cung ứng của H&M có bắt buộc không?

Việc ký cam kết phát triển bền vững của H&M là yêu cầu bắt buộc đối với bất kỳ nhà cung cấp hoặc đối tác kinh doanh nào trước khi tham gia vào mối quan hệ kinh doanh với Tập đoàn H&M.

Cam kết phát triển bền vững dựa trên các tiêu chuẩn nghiêm ngặt tương tự như Quy tắc ứng xử được H&M xây dựng vào năm 1997, góp phần định hướng cho những nỗ lực của họ trong việc làm cho chuỗi cung ứng bền vững hơn. Bộ quy tắc này đưa ra các yêu cầu mà H&M đặt ra cho tất cả các nhà cung cấp và thầu phụ của họ để cải thiện điều kiện làm việc, tác động môi trường. 

Bản cam kết phát triển bền vững có mấy cấp độ?

Bản cam kết phát triển bền vững gồm 2 cấp độ thực hiện: Cơ bản và Khát vọng.

Cấp độ Cơ bản

Mức độ cơ bản là mức độ mà tất cả các nhà cung ứng của H&M phải đạt được - Tuân thủ pháp luật tại quốc gia mà họ hoạt động. Nếu bất kỳ yêu cầu nào trong bộ quy tắc ứng xử của H&M xung đột với luật pháp quốc gia ở bất kỳ quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nào thì luật pháp luôn là ưu tiên hàng đầu. Trong những trường hợp đó, nhà cung cấp phải thông báo ngay cho H&M trước khi ký vào Quy tắc này.

Cấp độ Khát vọng

Vượt ra ngoài việc tuân thủ pháp luật và tập trung vào các cải tiến liên tục. Mức độ này cho thấy mong muốn đi lâu dài và mức cơ bản chỉ là bước đầu tiên để tạo ra một doanh nghiệp bền vững.

Đối tượng áp dụng Chứng nhận tiêu chuẩn nhà cung ứng của H&M

Chứng nhận tiêu chuẩn nhà cung ứng của H&M này có thể áp dụng cho:

- Tất cả các nhà cung cấp, nhà thầu phụ của H&M và các đối tác kinh doanh khác kinh doanh với H&M

- Bất kỳ công ty nào khác, sở hữu hoàn toàn hoặc một phần, trực tiếp hoặc gián tiếp, bởi H&M Hennes & Mauritz AB ("H&M").

chứng nhận tiêu chuẩn nhà cung ứng của H&M

Yêu cầu của Bản cam kết phát triển bền vững bao gồm những gì?

Các yêu cầu chủ yếu dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế như: Tuyên ngôn thế giới về quyền con người, Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và các Công ước hiện hành của ILO, cũng như luật pháp quốc gia.

1. Tuân thủ luật pháp của nước sở tại

2. Không sử dụng lao động trẻ em

2.1 Lao động trẻ em

2.2 Lao động trẻ

3. Sức khỏe và an toàn

3.1 An toàn tòa nhà

3.2 An toàn cháy nổ

3.3 Tai nạn và Sơ cứu

3.4 Môi trường làm việc

4. Quyền lợi người lao động

4.1 Quyền cơ bản

4.2 Tiền lương, Phúc lợi, Giờ làm việc và Nghỉ phép

5. Điều kiện nhà ở

6. Môi trường

6.1 Giấy phép Môi trường

6.2 Xử lý hóa chất

6.3 Quản lý nước và Xử lý nước thải

6.4 Quản lý chất thải

7. Cách tiếp cận hệ thống

8. Giám sát và thực thi

8.1 Minh bạch và Hợp tác

8.2 Giám sát

8.3 Chuỗi cung ứng

8.4 Hành động khắc phục

LIÊN HỆ TƯ VẤN CHỨNG NHẬN NHÀ CUNG ỨNG CỦA H&M

Các doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn chứng nhận tiêu chuẩn nhà cung ứng của H&M, xin vui lòng liên hệ:

Ms.Phương: 0987.953.530/ 0913.567.755

* Văn phòng AHEAD:

- Hà Nội: Số 18 Tam Trinh, Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.

- Đà Nẵng: 498 Bùi Trang Chước, Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.

- Hồ Chí Minh: 8/29 Hoàng Hoa Thám, Phường 7, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

  • Từ khóa:

Bình luận:

Trụ sở chính: AHEAD Hà Nội

Số 18 Tam Trinh, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
Phone:

0913567755 - 0919442077

Email:

sale@ahead.com.vn

VPĐD 1: AHEAD Hồ Chí Minh

8/29 Hoàng Hoa Thám, phường 7, quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh
Phone:

0986.077.845

VPĐD 2: AHEAD Đà Nẵng

498 Bùi Trang Chước, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, Tp Đà Nẵng
Phone:

0935.516.518