Chứng chỉ quan trọng đối với Doanh nghiệp xuất khẩu gỗ

Chứng chỉ quan trọng đối với Doanh nghiệp xuất khẩu gỗ

2018-10-03 00:00:00 8191

Yếu tố quyết định để người tiêu dùng ở các nước lựa chọn một sản phẩm gỗ chế biến không chỉ là chất lượng hay mẫu mã mà còn là xuất xứ của nguồn nguyên liệu tạo ra sản phẩm đó.Đây là xu hướng của người tiêu dùng thế giới, đối tượng chính của sản phẩm gỗ Việt Nam và cũng là mối quan tâm hàng đầu hiện nay của nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ...

Hơn 300 người hoạt động về môi trường kéo đến biểu tình ôn hòa trong một hội chợ gỗ quốc tế được tổ chức hồi năm ngoái ở Đức. Những người này kêu gọi người tiêu dùng trên thế giới không ủng hộ và sử dụng những sản phẩm gỗ không có chứng chỉ FSC, thay vào đó nên chọn những sản phẩm thân thiện với môi trường. Đây là hình ảnh làm nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ ở các nước và cả doanh nghiệp Việt Nam lo ngại vì nếu không có chứng chỉ FSC một ngày nào đó người tiêu dùng cũng sẽ tẩy chay sản phẩm của họ...
Chọn sản phẩm không gây hại môi trường
+ FSC (Forest Stewardship Council) là tên của Hội đồng quản trị rừng quốc tế và cũng là một loại chứng chỉ rừng do chính Hội đồng này quản lý. FSC là chương trình toàn cầu kiểm định chuỗi hành trình sản phẩm từ khâu nguyên liệu đến thành phẩm.
+ FSC trong ngành chế biến gỗ giống như chứng chỉ ISO, hệ thống quản lý chất lượng quốc tế áp dụng cho các ngành nghề hoặc như HACCP, tiêu chuẩn chất lượng của ngành thuỷ sản, GMP đối với ngành dược, hoặc SA 8000 tiêu chuẩn về sử dụng lao động và trách nhiệm xã hội trong ngành giày da và dệt may...

Các doanh nghiệp Việt Nam cho biết FSC ngày càng trở nên quan trọng đối với sản phẩm gỗ chế biến xuất khẩu, nhất là những sản phẩm gỗ ngoài trời. Ông Lê Văn Lương, Giám đốc Công ty Đại Thành, Qui Nhơn, cho biết khác với những sản phẩm nội thất thường được chế biến từ nguyên liệu tổng hợp, các sản phẩm ngoại thất phần lớn sử dụng nguyên liệu gỗ khai thác từ rừng thiên nhiên. “Những vấn đề tự nhiên thường dễ ảnh hưởng đến môi trường trong khi người tiêu dùng các nước phương Tây lại không muốn lựa chọn sản phẩm hủy hoại môi trường sống”- ông Lương phát biểu.
Đại Thành tham gia xuất khẩu hơn 10 năm nay, phần lớn khách hàng của công ty là châu Âu với kim ngạch hàng năm đạt đến 15 triệu USD, trong đó 6 triệu USD doanh thu do sản phẩm có chứng chỉ FSC tạo ra. Đại Thành có kế hoạch mở rộng thị trường đến những nhà phân phối và chuỗi siêu thị lớn ở châu Âu. Một trong những giải pháp thực hiện chiến lược này của Đại Thành là chứng chỉ FSC với mục tiêu nâng tỷ lệ sử dụng gỗ có chứng chỉ FSC từ 30% hiện nay lên 100%. Ông Lương nói rằng mỗi khi tiếp cận với các khách hàng, Công ty luôn được yêu cầu cho xem chứng chỉ FSC. Sở dĩ các công ty nhập khẩu yêu cầu chứng chỉ vì khách hàng của họ, những người tiêu dùng, chỉ lựa chọn sản phẩm bảo vệ môi trường. “Muốn tồn tại và phát triển bền vững, doanh nghiệp phải tìm kiếm nguồn nguyên liệu gỗ rõ ràng, có chứng chỉ. Đó không chỉ tạo lợi thế cạnh tranh cho các công ty xuất khẩu gỗ mà còn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp chế biến gỗ trong tương lai”, ông khẳng định.
Không chỉ là chất lượng, mẫu mã, giá cả
Những trận lở đất vừa qua làm thiệt mạng hàng trăm người chưa kể thương vong và thiệt hại về tài sản khác ở Philippines được cho là do nạn phá rừng bừa bãi ở đây. Hình ảnh đau thương này càng khẳng định thêm tác hại của hàng loạt vụ hủy hoại môi trường sống liên quan đến rừng trước đó trên khắp hành tình và thực sự tác động lên nhận thức của người tiêu dùng ở các nước phát triển. Ông Sander Van den Ende, Điều phối viên của Mạng kinh doanh lâm sản Việt Nam (VFTN), cho biết: nhận thức của người tiêu dùng ở các nước ngày càng cao, sản phẩm không phải chỉ có giá rẻ, chất lượng tốt hay mẫu mã đẹp được người tiêu dùng lựa chọn mà còn phải bảo vệ môi trường.
Theo ông Ende, vấn để tiên quyết là thói quen lựa chọn của người tiêu dùng cấp tiến. Cũng giống như trong ngành dệt may hay hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm làm ra từ lao động trẻ em hay có tính chất bóc lột đều bị người tiêu dùng tẩy chay. Chính chứng chỉ SA 8000 giúp doanh nghiệp chứng minh sản phẩm của họ được sản xuất trong điều kiện tốt và trách nhiệm.

Giám đốc Công ty Thanh Hòa ở Tp.HCM, ông Trần Thiên cho hay, người tiêu dùng châu Âu ngày càng kỹ tính hơn đối với sản phẩm chế biến gỗ. Họ chỉ sử dụng sản phẩm khi biết chắc rằng nó được tạo ra không phải từ việc phá rừng. Chứng chỉ FSC không chỉ thỏa mãn đòi hỏi của khách hàng mà theo ông Thiên còn là cơ hội quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp ở những thị trường lớn như châu Âu và Hoa Kỳ. Theo Hội đồng quản trị rừng quốc tế, hiện nay đã có trên 3.000 đơn vị, tổ chức có chứng chỉ FSC bao gồm công ty chế biến, chủ rừng, doanh nghiệp thương mại... Trong số này 84 doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam có chứng chỉ FSC trong tổng số hơn 1.200 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Cũng theo hội đồng này, khảo sát trên 250 công ty có chứng chỉ trên thế giới cho thấy nhờ có FSC mà doanh thu của các công ty gia tăng đáng kể và tính chung cả thị trường gỗ thế giới tăng thêm 5 tỷ USD trong năm qua.

Cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh
VFTN là tổ chức thuộc Qũy bảo vệ động vật hoang dã (WWF). VFTN có mặt ở Việt Nam hồi năm ngoái nhằm khuyến khích các doanh nghiệp trong ngành chế biến gỗ Việt Nam tham gia với mong muốn hình thành môi trường bền vững và qui trình khai thác, sử dụng gỗ có nguồn gốc và có chứng chỉ. Bốn công ty đầu tiên bao gồm ba công ty trong nước và một công ty nước ngoài tuần qua đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức này.

Ông Ende của VFTN nói rằng trở thành thành viên của mạng lưới VFTN sẽ mang lại cơ hội nâng cao năng lực canh tranh của doanh nghiệp thành viên, đồng thời doanh nghiệp còn có cơ hội tìm kiếm nhiều khách hàng trong mạng lưới mang tính toàn cầu này bên cạnh mục tiêu góp phần bảo vệ môi trường sống cho cả thế giới. Trường Thành ở Bình Dương là một trong những công ty thành viên đầu tiên của VFTN.
Ông Võ Trường Thành, Tổng giám đốc công ty, cho biết mặc dù mới tham gia vào VFTN nhưng từ nhiều năm nay công ty ý thức về nguồn nguyên liệu có chứng chỉ nhiều năm nay. Từ 1995 công ty bắt đầu nhập nguyên liệu gỗ có chứng chỉ FSC từ châu Phi, tuy nhiên tỷ lệ sử dụng còn thấp. Trường Thành cố gắng phấn đấu nâng tỷ lệ nguồn nguyên liệu có chứng chỉ FSC lên 50%-90% vào năm 2014-2015. Hiện tại tập đoàn gỗ kỹ nghệ này đang thực hiện dự án trồng rừng ở Đắc Lắc và dự án này sẽ được công ty hướng đến nguồn nguyên liệu đạt chứng chỉ FSC.

Ngành chế biến gỗ của Việt Nam đang tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây với kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1,5 tỷ USD năm ngoái và dự kiến sẽ đạt 2 tỷ USD năm nay, tăng trưởng trung bình hàng năm trên 50%. Tuy nhiên, trên 80%-85% nguyên liệu gỗ cho các nhà máy chế biến ở Việt Nam do các công ty nước ngoài cung cấp, do đó có được nguồn cung cấp gỗ ổn định là điều doanh nghiệp trong nước quan tâm hơn cả. Có hay không có chứng chỉ FSC chưa thực sự thu hút sự quan tâm của hầu hết các doanh nghiệp trong nghành chế biến này.

Liên hệ tư vấn chứng nhận: Công ty TNHH Tư vấn quản lý và Phát triển doanh nghiệp Á Châu (AHEAD Consulting & Training)

  • Trụ sở chính AHEAD Hà Nội: Số 18 Tam Trinh, Quận Hai Bà Trưng, Thành Phố Hà Nội
  • Email: info.isoahead@gmail.com  /Tel: (84.24) 6321 5109
  • AHEAD Hồ Chí Minh:Số 8/29 Đường Hoàng Hoa Thám, Phường 7, Quận Bình Thạnh - Tel: (84.28) 2226 8288; Phone: 0931796188 - 0933096426 (zalo); Email: vanpham.ahead@gmail.com 
  • AHEAD Đà Nẵng: Số 32 Tôn Thất Đạm, Phường Xuân Hà, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng - Tel: (84.236) 2219 374; Phone : 0986 077 845

 

Nguồn: Tổng cục TCĐLCL

  • Từ khóa:

Bình luận:

Trụ sở chính: AHEAD Hà Nội

Số 18 Tam Trinh, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
Phone:

0913567755 - 0919442077

Email:

sale@ahead.com.vn

VPĐD 1: AHEAD Hồ Chí Minh

8/29 Hoàng Hoa Thám, phường 7, quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh
Phone:

0986.077.845

VPĐD 2: AHEAD Đà Nẵng

498 Bùi Trang Chước, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, Tp Đà Nẵng
Phone:

0935.516.518