"Không kiểm kê khí nhà kính có bị phạt không?", "Xử phạt thế nào khi không nộp báo cáo kiểm kê khí nhà kính?", "Báo cáo kiểm kê khí nhà kính có bắt buộc không?" Trên đây là một số câu hỏi AHEAD nhận được rất nhiều trong thời gian đồng hành cùng các Doanh nghiệp, Tổ chức trên hành trình giảm nhẹ phát thải khí nhà kính vì một tương lai bền vững. Mời bạn đọc cùng AHEAD tìm hiểu các chế tài xử phạt khi vi phạm các quy định pháp luật liên quan đến Giảm nhẹ Khí nhà kính:
1. VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ GIẢM NHẸ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH VÀ CHẾ TÀI XỬ PHẠT?
Căn cứ Điều 45 Nghị định 45/2022/NĐ-CP (có hiệu lực 25/08/2022) quy định về nội dung trên như sau:
Vi phạm các quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không nộp báo cáo kiểm kê khí nhà kính cho cơ quan quản lý nhà nước theo quy định;
b) Không nộp báo cáo mức giảm phát thải cho cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cung cấp thông tin không đúng, không đầy đủ trong báo cáo kiểm kê khí nhà kính;
b) Cung cấp thông tin không đúng, không đầy đủ trong báo cáo mức giảm phát thải khí nhà kính.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không lập báo cáo kiểm kê khí nhà kính theo quy định;
b) Không lập báo cáo mức giảm phát thải khí nhà kính theo quy định;
c) Thẩm định báo cáo không đúng lĩnh vực đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cung cấp thông tin đúng, đầy đủ trong báo cáo kiểm kê khí nhà kính, báo cáo mức giảm phát thải khí nhà kính đối với các hành vi quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Buộc lập báo cáo kiểm kê khí nhà kính, báo cáo mức giảm phát thải khí nhà kính cho (các) năm nộp chậm, nộp thiếu và chịu mọi phí tổn phát sinh nếu có đối với các hành vi quy định tại các điểm a, b khoản 3 Điều này;
c) Buộc hủy kết quả thẩm định báo cáo kiểm kê khí nhà kính, báo cáo mức giảm phát thải khí nhà kính đối với hành vi vi phạm tại điểm c khoản 3 Điều này.
2. VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ TẦNG Ô-DÔN VÀ CHẾ TÀI XỬ PHẠT?
Căn cứ Điều 46 Nghị định 45/2022/NĐ-CP (có hiệu lực 25/08/2022) quy định về nội dung trên như sau:
Vi phạm các quy định về bảo vệ tầng ô-dôn
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện đăng ký sử dụng các chất được kiểm soát ban hành theo Danh mục quy định tại điểm b khoản 3 Điều 92 Luật Bảo vệ môi trường (sau đây gọi là các chất được kiểm soát);
b) Không xây dựng lộ trình phù hợp để thay thế, loại bỏ chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát theo quy định;
c) Không nộp báo cáo tình hình sử dụng các chất được kiểm soát theo thời hạn quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không lập báo cáo tình hình sử dụng các chất được kiểm soát định kỳ theo quy định;
b) Cung cấp thông tin không đúng, không đầy đủ trong báo cáo tình hình sử dụng các chất được kiểm soát.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kỹ thuật viên thực hiện thu gom các chất được kiểm soát không có văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận phù hợp theo quy định;
b) Không sử dụng thiết bị phù hợp cho hoạt động thu gom, vận chuyển, lưu giữ các chất được kiểm soát theo quy định;
c) Không có quy trình thu gom, vận chuyển, lưu giữ an toàn các chất được kiểm soát theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sản xuất các chất được kiểm soát vượt hạn ngạch được cấp theo quyết định phân bổ, điều chỉnh, bổ sung hạn ngạch sản xuất, nhập khẩu các chất được kiểm soát;
b) Nhập khẩu các chất được kiểm soát vượt hạn ngạch được cấp theo quyết định phân bổ, điều chỉnh, bổ sung hạn ngạch sản xuất, nhập khẩu các chất được kiểm soát;
c) Chuyển nhượng hạn ngạch sản xuất, nhập khẩu các chất được kiểm soát;
d) Sử dụng trái phép thông báo phân bổ, điều chỉnh, bổ sung hạn ngạch sản xuất, nhập khẩu các chất được kiểm soát.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không chuyển giao chất được kiểm soát cho đơn vị có giấy phép môi trường phù hợp để tái chế, xử lý theo quy định.
6.Hành vi thải ra môi trường các chất được kiểm soát không phát sinh cùng các loại chất thải nguy hại khác của tổ chức bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi thải ra môi trường dưới 10 kg chất được kiểm soát;
b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi thải ra môi trường từ 10 kg đến dưới 30 kg chất được kiểm soát;
c) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi thải ra môi trường từ 30 kg đến dưới 50 kg chất được kiểm soát;
d) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi thải ra môi trường từ 50 kg đến dưới 100 kg chất được kiểm soát;
đ) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi thải ra môi trường từ 100 kg đến dưới 250 kg chất được kiểm soát;
e) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi thải ra môi trường từ 250 kg đến dưới 500 kg chất được kiểm soát;
g) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi thải ra môi trường từ 500 kg trở lên chất được kiểm soát.
7. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường:
a) Sản xuất các chất được kiểm soát bị cấm; sản xuất thiết bị, sản phẩm có chứa hoặc sản xuất từ các chất được kiểm soát bị cấm;
b) Nhập khẩu, xuất khẩu các chất được kiểm soát bị cấm; nhập khẩu, xuất khẩu thiết bị, sản phẩm có chứa hoặc sản xuất từ các chất được kiểm soát bị cấm;
c) Sản xuất trái phép các chất được kiểm soát; sản xuất trái phép chất và thiết bị, sản phẩm có chứa hoặc sản xuất từ các chất được kiểm soát;
d) Nhập khẩu, xuất khẩu trái phép các chất được kiểm soát; nhập khẩu, xuất khẩu trái phép thiết bị, sản phẩm có chứa hoặc sản xuất từ các chất được kiểm soát;
đ) Tiêu thụ các chất được kiểm soát bị cấm; tiêu thụ thiết bị, sản phẩm có chứa hoặc sản xuất từ các chất được kiểm soát bị cấm.
8. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện tái chế, xử lý các chất được kiểm soát không có giấy phép môi trường phù hợp.
9.Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 09 tháng đối với các vi phạm quy định tại khoản 7 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 09 tháng đến 12 tháng đối với các vi phạm quy định tại khoản 8 Điều này.
10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc chuyển giao các chất và thiết bị, sản phẩm có chứa hoặc sản xuất từ các chất được kiểm soát cần xử lý theo đúng quy định cho đơn vị có chức năng xử lý và chịu mọi chi phí phát sinh đối với vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 và khoản 7 Điều này;
c) Buộc tiêu hủy các chất và thiết bị, sản phẩm có chứa hoặc sản xuất từ các chất được kiểm soát bị cấm và chịu mọi chi phí phát sinh đối với vi phạm quy định tại khoản 7 Điều này;
d) Buộc xây dựng quy trình thu gom, vận chuyển, lưu giữ an toàn theo quy định đối với vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này.
Báo cáo kiểm kê khí nhà kính - là yêu cầu bắt buộc
Từ năm 2024 trở đi, doanh nghiệp sẽ tổ chức thực hiện kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở, xây dựng báo cáo kiểm kê KNK cấp cơ sở định kỳ hai năm một lần và gửi về UBND cấp tỉnh để thẩm định để gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT). Hiện đã có các văn bản pháp lý của Chính phủ quy định cụ thể tại:
➤ Quyết định 01/2022/QĐ-TTg: Danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê KNK;
➤ Quyết định 2626/QĐ-BTNMT: Công bố danh mục hệ số phát thải phục vụ kiểm kê khí nhà kính;
➤ Thông tư 17/2022-BTNMT: Quy định kỹ thuật đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và kiểm kê khí nhà kính lĩnh vực quản lý chất thải.
Xem thêm tại:
Yêu cầu luật định về kiểm kê khí nhà kính
Chi tiết lộ trình kiểm kê - báo cáo khí nhà kính
Với 20 năm kinh nghiệm trong ngành, chúng tôi cam kết cung cấp các giải pháp tùy chỉnh phù hợp với mỗi doanh nghiệp, đồng thời đề xuất các biện pháp cải tiến giúp doanh nghiệp giảm phát thải và tăng năng suất hoạt động, góp phần cùng doanh nghiệp mở ra một tương lai phát triển lâu dài và bền vững.
Vì sao chọn AHEAD cùng đồng hành
➤ AHEAD cam kết hỗ trợ nhiệt tình, cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, đồng hành đến khi khách hàng đạt chứng chỉ
➤ AHEAD bảo hành dịch vụ một năm sau khi sử dụng dịch vụ
➤ AHEAD cung cấp chương trình đào tạo được cá nhân hóa phù hợp với từng khách hàng
➤ AHEAD có mạng lưới đối tác chứng nhận uy tín trên toàn cầu, cung cấp dịch vụ trọn gói cho khách hàng.
_____________________________________
Liên hệ giải đáp miễn phí
Ms. Tuyết Anh - SĐT/Zalo:
03 999 07801
0919442077
Văn phòng AHEAD:
Hà Nội: Số 18 Tam Trinh, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Đà Nẵng: 498 Bùi Trang Chước, Cẩm Lệ, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: 8/29 Hoàng Hoa Thám, Phường 7, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.
Bình luận: