Ngành thực phẩm cần những chứng chỉ gì? Tổng hợp 6 chứng nhận ngành thực phẩm

Ngành thực phẩm cần những chứng chỉ gì? Tổng hợp 6 chứng nhận ngành thực phẩm

2023-10-11 08:30:04 9059

Tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm đều cần đảm bảo rằng sản phẩm của họ đáng tin cậy và an toàn cho người tiêu dùng. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều các tiêu chuẩn, các chứng nhận khác nhau (ISO 22000, HACCP, FSSC 22000, BRC, GMP, FDA,...) với cùng chung một mục đích là chứng minh chất lượng và sự tuân thủ của doanh nghiệp thực phẩm. Bài viết này, AHEAD tổng hợp một số chứng nhận ngành thực phẩm được khách hàng yêu cầu nhiều nhất trong những năm trở lại đây.

Thuc-pham_chung-nhan

1. ISO 22000

ISO 22000 - Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm là một tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) xây dựng và ban hành, được chấp nhận và có giá trị trên toàn thế giới. ISO 22000 bao gồm các yêu cầu về quản lý hệ thống an toàn thực phẩm nhằm đảm bảo các doanh nghiệp có hệ thống quản lý tốt về an toàn thực phẩm và đủ khả năng cung cấp sản phẩm thực phẩm an toàn khi tới tay người tiêu dùng.

ISO 22000:2018 là tiêu chuẩn mới nhất hiện nay, được xây dựng dựa trên nền tảng nguyên lý của 2 tiêu chuẩn sau:

HACCP – Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn

ISO 9001:2015 – Hệ thống quản lý chất lượng

Đây là một trong số những tiêu chuẩn an toàn thực phẩm được áp dụng nhiều nhất hiện nay, mọi tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong chuỗi cung cấp thực phẩm đều có thể áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000, không phân biệt quy mô, loại hình. Bao gồm cả những tổ chức hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp trong chuỗi thực phẩm.

Thuc-pham_ISO-22000

2. HACCP

Tương tự như ISO 22000, chứng chỉ HACCP là một trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất đối với ngành thực phẩm, đảm bảo rằng doanh nghiệp có quy trình kiểm soát chặt chẽ để ngăn ngừa và xử lý các nguy cơ tiềm ẩn đối với an toàn thực phẩm.

HACCP - (Hazard Analysis Critical Control Point) - Phân tích mối nguy và Kiểm soát điểm tới hạn, có chức năng xác định và ngăn chặn các mối nguy hại cụ thể hoặc đang tiềm ẩn có nguy cơ gây ảnh hưởng trong toàn bộ dây chuyền sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm. các mối nguy tiềm ẩn mà HACCP xác định bao gồm sinh học, hóa học, vật lý và các điều kiện vận chuyển, lưu trữ, sử dụng. 

Đối tượng áp dụng HACCP bao gồm doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, thủy sản, thức ăn chăn nuôi; cơ sở chế biến thực phẩm, khu chế xuất và công nghiệp thực phẩm; cũng như dịch vụ ẩm thực, nhà hàng, khách sạn và các tổ chức có liên quan đến ngành công nghiệp thực phẩm.

Thuc-pham_Haccp

3. FSSC 22000

FSSC 22000 - (Food Safety System Certification) - Hệ thống an toàn thực phẩm, là một tiêu chuẩn dùng để chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS) do Hiệp hội Chứng nhận An toàn Thực phẩm xây dựng, ban hành và được áp dụng trên toàn thế giới cho các đơn vị sản xuất và chế biến thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm.

FSSC 22000 cung cấp một khuôn khổ cho việc quản lý hiệu quả về chất lượng và an toàn thực phẩm. Để đạt chứng nhận FSSC 22000, doanh nghiệp cần đảm bảo thực hiện nghiêm ngặt các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi chế biến, sản xuất. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải đánh giá rủi ro và thiết lập chương trình phòng vệ thực phẩm để kiểm soát nhiễm bẩn cố ý do mục đích phá hoại.

FSSC 22000 đảm bảo kiểm soát an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm bao gồm: nông trại; bao bì, vật liệu bao gói; bảo quản phân phối; nhà sản xuất (thực phẩm, thức ăn chăn nuôi); nhà phân phối.

Xem chi tiết về FSSC 22000 tại: FSSC 22000 - Bộ KH&CN hỗ trợ chi phí triển khai

Thuc-pham_fssc22000

4. BRC 

BRC (British Retail Consortium), tên mới là BRCGS là tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm, được xây dựng và ban hành bởi Hiệp hội bán lẻ Anh Quốc.

Cũng giống như hầu hết các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm phổ biến hiện nay. Doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn BRC với mục đích kiểm soát chất lượng và đảm bảo an toàn trong sản xuất, tạo ra các sản phẩm thực phẩm đạt chuẩn an toàn. Tiêu chuẩn đưa ra yêu cầu các doanh nghiệp phải có nghĩa vụ tuân thủ luật lệ và bảo vệ người tiêu dùng.

Đối tượng áp dụng BRC (BRCGS) bao  gồm: các cơ sở sản xuất, công  ty, nhà máy thực hiện sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm nói chung (ví dụ: thủy sản, rau củ quả, nước uống, bia, rươu, dầu ăn,…). Và không áp dụng cho các hoạt động liên quan tới thương mại, phân phối hay lưu trữ, vận chuyển sản phẩm.

Xem chi tiết về chứng nhận BRCGS tại: Chứng nhận BRC (nay là BRCGS) - Bộ KH&CN hỗ trợ chi phí

Thuc-pham_BRCGS

5. GMP 

GMP – (Good Manufacturing Practices) - Tiêu chuẩn hướng dẫn thực hành sản xuất tốtChứng chỉ GMP đảm bảo rằng doanh nghiệp tuân thủ các quy tắc chất lượng trong quá trình sản xuất thực phẩm. Nó đảm bảo rằng các sản phẩm của bạn được sản xuất trong môi trường sạch sẽ, an toàn và tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng cao. Từ đầu tháng 07/2019, theo quy định, tất cả các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm chức năng và thực phẩm bảo vệ sức khỏe bắt buộc đều phải đạt tiêu chuẩn GMP. Điều đó có nghĩa, sau mốc thời gian trên doanh nghiệp sẽ không được phép tiếp tục sản xuất nếu không được cấp chứng nhận GMP.

Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm này tập trung áp dụng chủ yếu trong các lĩnh vực sản xuất chế biến các sản phẩm yêu cầu điều kiện vệ sinh cao như: thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, dược phẩm, mỹ phẩm, thiết bị y tế. Ngoài lĩnh vực thực phẩm, nhà hàng, khách sạn cũng là thường được yêu cầu áp dụng tiêu chuẩn GMP.

Thuc-pham_GMP

6. FDA

FDA (U.S. Food and Drug Administration), FDA là cơ quan quản lý và kiểm soát thực phẩm và dược phẩm tại Hoa Kỳ. FDA đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm. Cơ quan này đề xuất và thực thi các quy định, tiêu chuẩn và hướng dẫn về sản xuất, gói bọc, vận chuyển và lưu trữ thực phẩm. Doanh nghiệp cần tuân thủ các quy tắc của FDA để có thể tiếp cận thị trường Hoa Kỳ.

 

Mỗi tiêu chuẩn trên đều đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng và xây dựng lòng tin trong ngành công nghiệp thực phẩm. Sự tuân thủ các tiêu chuẩn này không chỉ là nghĩa vụ pháp lý, mà còn là bước tiến quan trọng trong việc xây dựng một doanh nghiệp ngành thực phẩm thành công và bền vững trên thị trường ngày nay.

LIÊN HỆ GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ

Hotline/Zalo: Ms. Tuyết Anh: 03 999 07801 / 091 944 2077

Văn Phòng AHEAD

Hà Nội: Số 18 Tam Trinh, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Đà Nẵng: 498 Bùi Trang Chước, Cẩm Lệ, Đà Nẵng.

Hồ Chí Minh: 8/29 Hoàng Hoa Thám, Phường 7, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.

Vậy bạn còn chần chừ gì mà không liên hệ ngay hôm nay để AHEAD giúp hành trình đạt chứng nhận của bạn nhanh chóng và dễ dàng hơn!

Bình luận:

Trụ sở chính: AHEAD Hà Nội

Số 18 Tam Trinh, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
Phone:

0913567755 - 0919442077

Email:

sale@ahead.com.vn

VPĐD 1: AHEAD Hồ Chí Minh

8/29 Hoàng Hoa Thám, phường 7, quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh
Phone:

0986.077.845

VPĐD 2: AHEAD Đà Nẵng

498 Bùi Trang Chước, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, Tp Đà Nẵng
Phone:

0935.516.518