HƯỚNG DẪN TÁI SỬ DỤNG NƯỚC TẠI KHU VỰC ĐÔ THỊ

HƯỚNG DẪN TÁI SỬ DỤNG NƯỚC TẠI KHU VỰC ĐÔ THỊ

2024-05-17 10:54:39 1810

Quản lý tái sử dụng nước thải ở Việt Nam được nhà nước rất chú trọng và hiện nay cũng đã có những văn bản quy định cụ thể như:

Nghị định số 80/2014/NĐ-CP: Nghị định này quy định chi tiết về việc thực hiện một số điều của Luật Nước liên quan đến việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước. Nghị định này đề cập đến các quy định về tái sử dụng nước và khuyến khích việc sử dụng nước tái sử dụng trong các công trình, khu đô thị và khu công nghiệp.

Trong Nghị định 38/2015/NĐ-CP, Điều 36 quy định nguyên tắc chung về quản lý chất thải cũng nêu rõ khuyến khích giảm thiểu và tái sử dụng nước thải: Nước thải phải được quản lý thông qua các hoạt động giảm thiểu, tái sử dụng, thu gom và xử lý đạt quy chuẩn môi trường; khuyến khích các hoạt động nhằm giảm thiểu, tái sử dụng nước thải. Điều 40 của Nghi định 38/2015/NĐ-CP cũng nhấn mạnh: Nước thải sau xử lý phải được thu gom cho mục đích tái sử dụng.

Luật tài nguyên nước được quốc hội ban hành ngày 28/2023/QH15 ngày 27 tháng 11 năm 2023

Việt Nam đang tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế và tích cực tham gia các hiệp định thương mại đa phương. Chính sách này đã thúc đẩy mạnh mẽ hoạt đông tiếp thu, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến của thế giới, trong đó có hoạt động tiêu chuẩn hóa hài hòa các tiêu chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn quốc tế và khu vực để áp dụng cho Việt Nam, như các TCVN về bảo vệ môi trường nước và chất lượng nước. Các năm 2017, 2018 và 2020 cơ quan tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam đã chấp nhận thành các TCVN đầu tiên về tái sử dụng nước và đã được Bộ KH&CN công bố là tiêu chuẩn quốc gia trong lĩnh vực này. Trong đó phải kể đến nhóm tiêu chuẩn về tái sử dụng nước tại khu vực đô thị TCVN 12526:2018 (ISO 20761:2018) về Hướng dẫn đánh giá an toàn tái sử dụng nước – Thông số và phương pháp đánh giá.

Tổng quan tiêu chuẩn TCVN 12526:2018 (ISO 20761:2018) tái sử dụng nước tại khu vực đô thị -  hướng dẫn đánh giá an toàn tái sử dụng nước - thông số và phương pháp đánh giá

Cùng với sự phát triển kinh tế, biến đổi khí hậu, gia tăng dân số và đô thị hóa nhanh chóng, nước đã trở thành nguồn tài nguyên chiến lược, đặc biệt ở các vùng khô hạn và bán khô hạn. Thiếu nước được xem như một trong những mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với sự phát triển bền vững của xã hội. Để khắc phục những thiếu hụt này, các nguồn nước tái tạo đang được sử dụng nhiều hơn để đáp ứng các nhu cầu về nước. Thêm vào đó, một số cộng đồng đang mở rộng nguồn cung cấp nước bằng cách tái sử dụng nước sạch. Những chiến lược này có ý nghĩa trong việc làm tăng độ tin cậy của các nguồn cung cấp nước lâu dài ở nhiều vùng khan hiếm nước.

Vai trò của tái sử dụng nước đang tăng lên ở các khu vực đô thị của nhiều quốc gia, bao gồm: tưới cảnh quan; sử dụng trong công nghiệp: sử dụng nước không uống được ở thành phố như nước xả nhà vệ sinh và bồn tiểu; dùng để chữa cháy và dập lửa, sử dụng trong môi trường và giải trí (nước có tính chất trang trí, bổ sung cho các thủy vực); và rửa xe. Các hệ thống tái sử dụng nước không uống được này đã được phát triển đến mức chúng được xem như một hợp phần hữu hiệu trong quản lý nước đô thị và được sử dụng cộng đồng ở nhiều thành phố và quốc gia.

Tuy nhiên, có một số loại chất ô nhiễm trong nước thải, kể cả chất hữu cơ hòa tan, chất dinh dưỡng, muối, các hóa chất độc hại và nguy hại, và các mầm bệnh. Do đó, việc đánh giá an toàn và chấp nhận cộng đồng của chất lượng nước là những vấn đề quan trọng trong quá trình tái sử dụng nước ở các khu vực đô thị. An toàn tái sử dụng nước kể cả an toàn sức khỏe, an toàn môi trường và an toàn phương tiện. Đối với việc sử dụng các loại nước tái tạo khác nhau, con đường tiếp xúc và nguy hại tiềm ẩn là rất khác nhau. Sự đa dạng của các ứng dụng nước tái tạo và những nguy hại liên quan có thể dẫn đến những sai khác đáng kể trong các thông số về chất lượng nước cho các ứng dụng như vậy.

Tiêu chuẩn này đưa ra các thông số và phương pháp đánh giá để đánh giá an toàn của việc tái sử dụng nước không uống được ở các khu vực đô thị. Các thông số và phương pháp này nhằm hỗ trợ các kỹ sư về nước, các nhà quản lý, người ra quyết định và các bên liên quan trong việc xác định an toàn của nước tái tạo cho mục đích sử dụng cuối cùng.

Các yêu cầu chính của TCVN 12526:2018 (ISO 20761:2018)

1. Phạm vi áp dụng 
2. Tài liệu viện dẫn 
3. Thuật ngữ và định nghĩa 
4. Thuật ngữ viết tắt
5. An toàn tái sử dụng nước
6. Các thông số an toàn tái sử dụng nước
7. Khuôn khổ để đánh giá an toàn việc tái sử dụng nước ở các khu vực đô thị
8. Lựa chọn các thông số chất lượng nước để tái sử dụng nước tại khu vực đô thị
9. Đánh giá an toàn tái sử dụng nước
Phụ lục A (Tham khảo) Thông tin về tiêu chí chất lượng nước và các hướng dẫn cho các ứng dụng tái sử dụng nước ờ một số quốc gia
Phụ lục B (Tham khảo) Thông tin về đánh giá an toàn môi trường cho việc tái sử dụng nước trong các tình huống cực đoan

Lợi ích của việc áp dụng tiêu chuẩn TCVN 12526:2018

- Tiết kiệm tài nguyên nước: Tái sử dụng nước giúp giảm sự phụ thuộc vào nguồn nước tươi và tiết kiệm nguồn nước quý báu.

- Đáp ứng một số quy định của văn bản luật pháp

- Giảm ô nhiễm môi trường: Tái sử dụng nước giảm thiểu sự tác động đến môi trường. Khi sử dụng lại nước đã qua xử lý, chúng ta giảm lượng nước thải được xả ra môi trường và giảm nguy cơ ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm. Điều này góp phần bảo vệ và duy trì sự cân bằng môi trường tự nhiên.

- Giảm chi phí và tăng hiệu quả: Tái sử dụng nước có thể giảm chi phí vận hành và quản lý nguồn nước.

- Tạo ra cơ hội kinh doanh và việc làm: Việc tái sử dụng nước tạo ra cơ hội kinh doanh và việc làm trong lĩnh vực xử lý nước tái sử dụng, công nghệ xử lý nước, và quản lý tài nguyên nước. Điều này góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

Các bước triển khai tiêu chuẩn TCVN 12526:2018 (ISO 20761:2018)

      ◾ Khảo sát, đánh giá ban đầu.
      ◾ Đào tạo và nghiên cứu tiêu chuẩn TCVN 12526:2018 (ISO 20761:2018) Đảm bảo bạn hiểu rõ các khái niệm, định nghĩa và các yêu cầu kỹ thuật trong tiêu chuẩn này
      ◾ Xác định phạm vi áp dụng: Xác định phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn TCVN 12526:2018 trong bối cảnh công việc của đơn vị thực hiện.
      ◾ Đánh giá sự tuân thủ: Đánh giá sự tuân thủ tiêu chuẩn trong tổ chức của bạn. Xác định mức độ tuân thủ hiện tại và những khía cạnh nào cần cải thiện để đạt được tuân thủ đầy đủ tiêu chuẩn.
      ◾ Lập kế hoạch triển khai: Lập kế hoạch triển khai tiêu chuẩn trong tổ chức. Xác định các hoạt động cần thiết, nguồn lực, thời gian và trách nhiệm để đảm bảo việc triển khai tiêu chuẩn một cách hiệu quả. Bao gồm cả việc xác định các chỉ tiêu, mục tiêu và kế hoạch hành động cụ thể để đạt được tuân thủ tiêu chuẩn.
      ◾ Thực hiện triển khai: Thực hiện các hoạt động được lập kế hoạch để triển khai tiêu chuẩn. Điều này bao gồm việc thực hiện các biện pháp cần thiết để tuân thủ tiêu chuẩn, đào tạo nhân viên, cập nhật hệ thống quản lý, và thực hiện các quy trình và phương pháp tuân thủ tiêu chuẩn.
      ◾ Kiểm tra và đánh giá: Tiến hành kiểm tra và đánh giá hiệu quả của việc triển khai tiêu chuẩn. Đảm bảo rằng các yêu cầu tiêu chuẩn được đáp ứng và đưa ra các biện pháp cần thiết để điều chỉnh và cải thiện nếu cần.

*Liên hệ để được tư vấn và chứng nhận:

Ms. Mỹ Hạnh:      0935.516.518
Ms. Hải Trường:   0986.077.845

*Văn phòng AHEAD:

Hà Nội: Số 18 Tam Trinh, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
Đà Nẵng: 498 Bùi Trang Chước, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: 8/29 Hoàng Hoa Thám, phường 7, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

Bình luận:

Trụ sở chính: AHEAD Hà Nội

Số 18 Tam Trinh, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
Phone:

0913567755 - 0919442077

Email:

sale@ahead.com.vn

VPĐD 1: AHEAD Hồ Chí Minh

8/29 Hoàng Hoa Thám, phường 7, quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh
Phone:

0986.077.845

VPĐD 2: AHEAD Đà Nẵng

498 Bùi Trang Chước, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, Tp Đà Nẵng
Phone:

0935.516.518