ESG là gì? Giải mã xu hướng thế giới ''ESG''

ESG là gì? Giải mã xu hướng thế giới ''ESG''

2023-07-12 09:38:01 5315

Kể từ khi Việt Nam có những cam kết mạnh mẽ tại Hội nghị COP26, cũng như những chuyển dịch nhanh chóng của thị trường quốc tế theo xu hướng kinh doanh bền vững và có trách nhiệm hơn. Việc phát triển doanh nghiệp bền vững theo các tiêu chí ESG hiện nay đang dần không còn là sự lựa chọn mà trở thành quyết định mang tính sống còn của doanh nghiệp. 

Vì vậy, các doanh nghiệp cần chủ động bắt đầu ngay từ bây giờ, việc áp dụng ESG không chỉ dừng lại ở mức chạy theo những yêu cầu từ phía đối tác, thị trường, nhà đầu tư hay quy định của luật pháp, mà cần khai thác ESG để nắm bắt các cơ hội đầu tư kinh doanh mới, tạo ra giá trị mới và nâng cao lợi thế cạnh tranh cho chính doanh nghiệp.

ESG LÀ GÌ?

ESG là cụm từ viết tắt bởi E-Environmental (Môi trường); S-Social (Xã hội) và G-Governance (Quản trị doanh nghiệp), là một bộ tiêu chuẩn để đo lường các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững và ảnh hưởng của doanh nghiệp đến cộng đồng. Doanh nghiệp có điểm số ESG càng cao tức là năng lực thực hành ESG càng tốt.

Các yếu tố môi trường bao gồm tác động của hoạt động kinh doanh đến môi trường, sử dụng tài nguyên và năng lượng bền vững, và chính sách và thực hành bảo vệ môi trường. Các yếu tố xã hội liên quan đến các chính sách và thực hành liên quan đến nhân quyền, quản lý lao động và đối xử công bằng với khách hàng, đối tác và cộng đồng. Các yếu tố quản trị bao gồm chính sách quản lý, đạo đức kinh doanh, đội ngũ lãnh đạo và quản lý rủi ro. ESG được coi là một cách tiếp cận toàn diện trong đầu tư và kinh doanh, nhằm đảm bảo các hoạt động kinh doanh có lợi cho tất cả các bên liên quan, không chỉ là chủ sở hữu và cổ đông của công ty, mà còn bao gồm cả môi trường, cộng đồng, nhân viên và khách hàng.

XU HƯỚNG THẾ GIỚI VỀ ESG 

Hàng loạt nền kinh tế lớn trên thế giới gồm Mỹ, Nhật, Hàn, châu Âu, châu Úc đều tập trung thúc đẩy các tiêu chí ESG nhằm cải thiện chất lượng môi trường và cân bằng xã hội. Theo Bloomberg Intelligence, ước tính tổng tài sản ESG toàn cầu sẽ đạt mức 50 nghìn tỷ USD vào năm 2025 tương đương 1/3 tài sản đang được quản lý trên toàn thế giới. Xu hướng này vẫn đang tiếp diễn tăng đều đặn kể từ khi con số này vượt 35 nghìn tỷ USD từ năm 2020.

Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam nhận định, ngày càng nhiều nhà cung cấp của các doanh nghiệp đa quốc gia được cho vay hay thế chấp với lãi suất rẻ hơn nếu họ chứng minh được hoạt động ESG bằng dữ liệu, số liệu rõ ràng. Mọi sản phẩm ngân hàng này đưa ra trên thị trường đều đang được xem xét ở góc độ bền vững.

Quỹ đầu tư Vietcombank liên doanh với Tập đoàn đầu tư đa quốc gia hay quỹ Vinacapital cho biết,  thời gian gần đây, một trong những câu hỏi đầu tiên của các tổ chức quốc tế khi hai bên đàm phán cơ hội đầu tư tại Việt Nam đều là về việc áp dụng tiêu chuẩn ESG tại Việt Nam đang diễn ra như thế nào? 

Theo các tổ chức đầu tư, nhìn sâu vào mới thấy những yếu tố tưởng phi tài chính như ESG lại mang ý nghĩa tài chính rất lớn, vì một công ty đầu tư theo ESG là một công ty cam kết với sự phát triển bền vững. Còn nếu chỉ làm với quan điểm ăn xổi, không quan tâm ảnh hưởng môi trường, ngắn hạn có thể có tiền nhưng đường dài mang nhiều rủi ro.

Để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng và mở rộng thị trường, các doanh nghiệp buộc phải thay đổi theo xu hướng này. Nếu chậm trễ, doanh nghiệp sẽ khó bán hàng cho các thị trường chủ lực như Mỹ, EU, đồng thời tự đánh mất khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường trong tương lai.

THỰC HIỆN ESG NHƯ THẾ NÀO?

Theo quy định tại Việt Nam, những doanh nghiệp nào có doanh thu trên 100 tỷ đồng và niêm yết trên sàn chứng khoán thì mới buộc phải công bố ESG. Tuy nhiên, trên thực tế, để đáp ứng nhu cầu về thị trường hiện nay đặc biệt là các thị trường xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam có doanh thu chưa tới 100 tỷ nhưng cũng rất quan tâm, mong muốn áp dụng thực hành ESG vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Doanh nghiệp cần triển khai dựa trên 3 khía cạnh:
1. Môi trường (Environmental) 

Khía cạnh đầu tiên trong ESG là E – Environmental, đo lường mức độ doanh nghiệp tác động đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên trong suốt quá trình sản xuất, vận hành, quản lý… Cụ thể, tổ chức sẽ được xem xét về:

◾Biến đổi khí hậu

◾Năng lượng

◾Tài nguyên thiên nhiên

◾Xử lý và tái chế chất thải

2. Xã hội (Social)

Khía cạnh thứ hai trong ESG là S - Social, giúp các doanh nghiệp đánh giá các yếu tố liên quan đến xã hội như mối quan hệ kinh doanh của công ty với khách hàng, đối tác; điều kiện làm việc của nhân viên hay còn được gọi là luật Lao động ở Việt Nam.

◾Quyền riêng tư và bảo mật

◾Tính đa dạng, công bằng và hòa nhập

◾Môi trường làm việc an toàn

◾Điều kiện làm việc

3. Quản trị doanh nghiệp (Governance)

Khía cạnh cuối cùng của ESG là G - Governance, đánh giá các hoạt động của tổ chức nhằm đảm bảo tính hiệu quả, minh bạch và tuân thủ các quy định trong kinh doanh.

◾Công bố báo cáo ESG 

◾Chống hối lộ và tham nhũng

◾Tính đa dạng và hòa nhập của hội đồng quản trị

LỢI ÍCH KHI CÓ BÁO CÁO ESG

1. Tiếp cận vốn tăng cường

Các tổ chức tài chính hiện nay xem xét các báo cáo ESG và quản lý rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khi đưa ra quyết định đầu tư. Các công ty có quy trình báo cáo ESG chi tiết sẽ thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước.

2. Nâng cao danh tiếng và giá trị thương hiệu

Các công ty có năng lực thực hành tốt thể hiện mình là những công dân có trách nhiệm, có ý thức chung tay, góp sức bảo vệ sự xanh của Trái Đất. Điều này đóng vai trò rất quan trọng trong thu hút người tiêu dùng, tăng trưởng doanh thu và đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư cá nhân đối với các lựa chọn đầu tư bền vững. Hơn nữa, báo cáo ESG không chính xác còn có thể dẫn đến cáo buộc lừa dối và gây thiệt hại cho danh tiếng của tổ chức.

3. Quản lý rủi ro - Tăng hiệu suất hoạt động

Việc thực hiện báo cáo ESG giúp các công ty nhận ra và giải quyết các rủi ro xã hội và môi trường, giảm thiểu sự gián đoạn đắt đỏ. Đồng thời còn giúp lường trước và giải quyết các rủi ro tiềm ẩn liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và danh tiếng của công ty.

Các quy trình này cũng làm nổi bật những lĩnh vực không bền vững trong tổ chức và chuỗi cung ứng của nó, giúp doanh nghiệp có thể kịp thời thay đổi và khắc phục, từ đó tăng hiệu suất hoạt động và tiết kiệm chi phí.

4. Tuân thủ các luật pháp và quy định

Khi các quy định về ESG ngày càng cụ thể và chi tiết hơn, các tổ chức cần xác định và tuân thủ các luật pháp, quy định và khung hệ thống liên quan. Bỏ qua các yêu cầu này có thể dẫn đến chi phí và thiệt hại lớn trong tương lai, do đó việc tuân thủ là vô cùng quan trọng.

Những lợi ích này nên được coi là động lực để thực hiện các thay đổi quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Hiếm có doanh nghiệp nào có thể ngay lập tức thể hiện các thực tiễn hoàn toàn bền vững, nhưng bằng việc tập trung nỗ lực xây dựng quy trình báo cáo ESG toàn diện và mạnh mẽ, tổ chức có thể cho thấy sự nghiêm túc trong quá trình này. Bằng cách truyền thông một cách chặt chẽ và minh bạch trong quá trình chuyển đổi hoạt động, các nhà lãnh đạo kinh doanh có thể tiếp tục xây dựng giá trị công ty trong khi đóng góp vào việc xây dựng tương lai bền vững về môi trường và xã hội.

HƯỚNG DẪN LẬP BÁO CÁO ESG

Không dễ dàng để soạn thảo một báo cáo ESG hấp dẫn và gây tác động mạnh mẽ đối với người đọc. Điều này đòi hỏi sự cộng tác giữa các bộ phận và hiểu biết sâu sắc về tổ chức để hướng tới các mục tiêu chung về ESG.

Lập báo cáo ESG cho doanh nghiệp gồm 5 bước:

Bước 1: Xác định mục tiêu ESG và vấn đề cần ưu tiên

Bước 2: Thiết lập mục tiêu SMART

Bước 3: Thu thập dữ liệu định lượng và định tính

Bước 4: Xác định các chỉ số hiệu suất chính cho từng mục tiêu ESG

Bước 5: Công khai các mục tiêu ESG của bạn  

Minh họa về báo cáo ESG. Nguồn: Vinamilk.

Quý công ty đã sẵn sàng trong hành trình lập báo cáo ESG của mình chưa? AHEAD sẽ đồng hành cùng bạn.  Chúng tôi có các đội ngũ đa năng và nhiệt huyết sẵn sàng cung cấp thông tin chi tiết về các ngành nghề và hỗ trợ Quý công ty trong việc: 

Tư vấn soạn thảo báo cáo ESG/ phát triển bền vững theo chuẩn mực và khung về ESG.

Cung cấp độc lập cho các dữ liệu trên báo cáo phát triển bền vững của Quý công ty, tuân theo các tiêu chuẩn hàng đầu của thị trường như Sáng kiến ​​Báo cáo Toàn cầu (GRI), Kiểm kê phát thải khí nhà kính , CDP,...

Rà soát và tư vấn các chỉ số ESG được các cổ đông tin tưởng.

LIÊN HỆ GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ:

  • SĐT/Zalo: Ms. Tuyết Anh - 03 999 07801 
  • SĐT/Zalo: Ms. Nguyễn Vân - 098 838 2242

Văn Phòng AHEAD

Hà Nội: Số 18 Tam Trinh, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Đà Nẵng: 498 Bùi Trang Chước, Cẩm Lệ, Đà Nẵng.

Hồ Chí Minh: 8/29 Hoàng Hoa Thám, Phường 7, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.

Bình luận:

Trụ sở chính: AHEAD Hà Nội

Số 18 Tam Trinh, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
Phone:

0913567755 - 0919442077

Email:

sale@ahead.com.vn

VPĐD 1: AHEAD Hồ Chí Minh

8/29 Hoàng Hoa Thám, phường 7, quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh
Phone:

0986.077.845

VPĐD 2: AHEAD Đà Nẵng

498 Bùi Trang Chước, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, Tp Đà Nẵng
Phone:

0935.516.518