Tổng quan ISO 56000 - Bộ tiêu chuẩn Đổi Mới Sáng Tạo

Tổng quan ISO 56000 - Bộ tiêu chuẩn Đổi Mới Sáng Tạo

2023-12-17 15:45:19 1439

Nhiều chuyên gia nhận định, hiện nay, cuộc CMCN 4.0 đang loại bỏ dần ưu thế của kinh nghiệm, phương thức quản trị tự phát và mô hình kinh doanh cũ. Đổi mới sáng tạo giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, lợi nhuận, giảm chi phí, tăng sự hài lòng và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh mới, tạo ra thị trường mới, thu hút các nguồn lực tài trợ của các đối tác, sử dụng hiệu quả nguồn lực, giảm lãng phí, nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Đồng thời là yếu tố không thể thiếu góp phần tạo thêm việc làm.

ISO 56000 là gì?

ISO 56000 - Innovation Management Systems, là bộ tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý đổi mới sáng tạo, được Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) – Ban Kỹ thuật ISO/TC 270 xây dựng và ban hành năm 2019, nhằm hỗ trợ các tổ chức thúc đẩy đổi mới một cách có hệ thống. 

Bộ tiêu chuẩn ISO 56000 có thể được áp dụng cho tất cả các tổ chức, bất kể loại hình, khu vực, mức độ trưởng thành hoặc quy mô. Bộ tiêu chuẩn đặc biệt hữu ích đối với các doanh nghiệp có mong muốn đổi mới nhưng còn thiếu bí quyết công nghệ, phương pháp quản trị và nguồn lực để thực hiện các hoạt động đổi mới sáng tạo.

ISO 56000 cung cấp đầy đủ thông tin mà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần để tạo ra một hệ thống đổi mới trong các tổ chức của họ với thông qua phân tích những năng lực cốt lõi của doanh nghiệp trong 5 lĩnh vực gồm: Chiến lược, văn hóa, quá trình, công cụ và kỹ thuật, thước đo.

Những lợi ích khi tuân thủ ISO 56000

➤ Tăng trưởng, tăng doanh thu, lợi nhuận và khả năng cạnh tranh; 

➤ Giảm chi phí và chất thải, tăng năng suất và hiệu quả sử dụng nguồn lực; 

➤ Tăng sự hài lòng của người tiêu dùng, khách hàng, công dân và các lợi ích xã hội; 

➤ Thực hiện đầu tư, đổi mới sáng tạo bền vững; 

➤ Tăng cường phân cấp, trao quyền trong doanh nghiệp; 

➤ Tăng khả năng thu hút tài trợ, đối tác và cộng tác viên;

➤ Nâng cao uy tín và giá trị của doanh nghiệp; 

➤ Tăng cường năng lực tuân thủ các quy định và yêu cầu.

ISO-logo

Những tiêu chuẩn cụ thể trong Bộ ISO 56000

1. ISO 56000:2020 

ISO 56000 tên đầy đủ là Quản lý đổi mới sáng tạo - Nguyên tắc cơ bản và từ vựng (ISO 56000:2020 Innovation Management - Fundamentals and vocabulary).

Hướng dẫn tổ chức và doanh nghiệp xây dựng cơ sở chung cho quản lý đổi mới sáng tạo. Nó giúp hiểu về khái niệm, nguyên tắc, thuật ngữ quan trọng, hỗ trợ thiết lập IMS và tăng cường giao tiếp nội bộ và giữa tổ chức, doanh nghiệp. Tiêu chuẩn này cung cấp cơ sở và nguyên tắc quản lý đổi mới sáng tạo, mô tả lý do tham gia, giới thiệu các khái niệm chính và đề xuất nguyên tắc và cơ sở quản lý hiệu quả IMS.

2. ISO 56002:2019 

ISO 56002 tên đầy đủ là Hệ thống quản lý đổi mới sáng tạo (ISO 56002: 2019 Innovation Management System).

Hướng dẫn việc áp dụng Hệ thống Quản lý Đổi mới sáng tạo (IMS) trong mọi loại tổ chức và doanh nghiệp. Đây là hướng dẫn chung cho các lĩnh vực đổi mới sáng tạo như sản phẩm, dịch vụ, quá trình, mô hình kinh doanh, và tổ chức. IMS giúp xác định tầm nhìn, chiến lược, chính sách và mục tiêu đổi mới sáng tạo, đồng thời thiết lập các quá trình hỗ trợ để đạt được kết quả mong muốn.

3. ISO 56003:2019 

ISO 56003 tên đầy đủ là Quản lý đổi mới sáng tạo - Công cụ và phương pháp đối với quan hệ đối tác đổi mới sáng tạo (ISO 56003:2019 Innovation Management - Tools and methods for innovation partnership).

Hướng dẫn về tham gia quan hệ đối tác để thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Tiêu chuẩn này cung cấp khuôn khổ hợp tác và công cụ cho tổ chức và doanh nghiệp xem xét quyết định, đánh giá, và quản lý mối quan hệ đối tác đổi mới sáng tạo. Quan hệ này tạo ra giá trị bằng cách cập nhật kiến thức, kỹ năng, công nghệ và tài sản trí tuệ, cũng như tăng cường sử dụng nguồn lực và cơ sở hạ tầng để phát triển sản phẩm và dịch vụ mới.

ISO 56003:2019 hướng dẫn áp dụng cho mọi loại tổ chức và doanh nghiệp, bao gồm các loại, kích cỡ, sản phẩm, và dịch vụ khác nhau.

4. ISO/TR 56004:2019 

ISO/TR 56004 tên đầy đủ là Đánh giá quản lý đổi mới sáng tạo (ISO/TR 56004:2019 Innovation Management Assessment).

Hướng dẫn triển khai đánh giá Quản lý Đổi mới sáng tạo (IMA). Nó tập trung vào lý do triển khai IMA, kết quả dự kiến, và cách thức thực hiện kế hoạch hành động dựa trên kết quả của IMA. Mục tiêu là giúp tổ chức, doanh nghiệp hiểu giá trị và lợi ích của IMA, nguyên tắc triển khai IMA đồng bộ, cách tiếp cận khác nhau, quy trình thực hiện IMA, tác động đối với tổ chức, và tiềm năng cải thiện. Áp dụng cho mọi loại tổ chức và doanh nghiệp, không phụ thuộc vào ngành nghề, quy mô, hay quốc gia.

ISO-56000

5. ISO/DIS 56005 

Quản lý hiệu quả Tài sản Trí tuệ (IP) là chìa khóa quan trọng cho quá trình đổi mới sáng tạo và cũng là yếu tố cạnh tranh quan trọng.

ISO/DIS 56005 tên đầy đủ là Quản lý đổi mới sáng tạo - Quản lý tài sản trí tuệ (ISO/DIS 56005 Innovation Management - Intellectual property management), nhằm đề xuất hướng dẫn quản lý IP trong một Hệ thống Quản lý Đổi mới sáng tạo (IMS). Tiêu chuẩn này tập trung vào xây dựng chiến lược IP, thiết lập quản lý IP, và áp dụng công cụ quản lý IP trong đổi mới sáng tạo. Áp dụng cho mọi loại hoạt động đổi mới sáng tạo.

6. ISO/CD 56006 

ISO/CD 56006 tên đầy đủ là Quản lý đổi mới sáng tạo - Quản lý chiến lược thông minh (ISO/CD 56006 Innovation Management - Strategic intelligence management).

Hướng dẫn quản lý chiến lược thông minh, chìa khóa quan trọng giúp tổ chức và doanh nghiệp thích ứng và tăng trưởng chiến lược. Tiêu chuẩn này là một phần của Hệ thống Quản lý (IMS) và cung cấp hướng dẫn cho lãnh đạo về cách triển khai quản lý chiến lược thông minh, ảnh hưởng đến tầm nhìn, sứ mệnh, và đổi mới sáng tạo. Nó hỗ trợ thu thập thông tin, sử dụng công cụ như khai thác dữ liệu, phân tích, và dự đoán, cũng như quản lý dữ liệu, thông tin, và kiến thức. Tiêu chuẩn này xem xét các yếu tố đẩy mạnh đổi mới sáng tạo như yêu cầu pháp lý, tiêu chuẩn quốc tế, và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo.

Hướng dẫn chung của ISO/CD 56006 áp dụng cho mọi loại tổ chức và doanh nghiệp quan tâm đến xây dựng văn hóa quản lý chiến lược thông minh. Đòi hỏi kế hoạch, triển khai, đo lường, và cải tiến liên tục

7. ISO/AWI 56007 

Nền tảng cơ bản cho đổi mới sáng tạo, sự tồn tại và phát triển của tổ chức, doanh nghiệp đặt ở khả năng tạo ra, lựa chọn, và phát triển ý tưởng mới. Các ý tưởng mới thúc đẩy cải tiến, nâng cao hiệu suất và đánh giá lại mô hình kinh doanh tổ chức, doanh nghiệp.

ISO/AWI 56007 tên đầy đủ là Quản lý đổi mới sáng tạo - Quản lý ý tưởng (ISO/AWI 56007 Innovation Management - Idea management), cung cấp hướng dẫn quản lý ý tưởng và lợi ích của chúng, tập trung vào cấp chiến lược và triển khai thực tế. Nó bao gồm văn hóa và lãnh đạo tổ chức, quản lý cơ hội và rủi ro, giải quyết vấn đề, và công cụ, phương pháp để quản lý ý tưởng và sự sáng tạo.

Thách thức khi áp dụng ISO 56000 của doanh nghiệp

Không tồn tại một mô hình chuẩn về đổi mới sáng tạo áp dụng cho mọi doanh nghiệp. Do đó, quan trọng nhất là mỗi doanh nghiệp phải tìm ra bước tiến phù hợp với khả năng, nguồn lực, và trình độ của mình. Bởi quyết định này ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ rủi ro khi doanh nghiệp đầu tư vào đổi mới sáng tạo.

Một trong những thách thức phổ biến mà doanh nghiệp thường gặp phải là máy móc và thiết bị. Các doanh nghiệp sản xuất lâu năm thường sở hữu máy móc và thiết bị có nguồn gốc từ nhiều quốc gia và thời kỳ khác nhau. Do đó, trong quá trình đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp cần tìm ra giải pháp công nghệ để tích hợp một cách tối ưu các nền tảng công nghệ và máy móc.

Ngoài ra, vấn đề tài chính cũng là một thách thức, do yêu cầu đầu tư lớn cho quá trình đổi mới. Doanh nghiệp cần có hệ thống điều hành và nhà máy thông minh để tận dụng hiệu quả nguồn lực, nhưng chi phí cho những giải pháp này thường lớn và có thể vượt quá khả năng tài chính của doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại.

ANH-03

Vì sao chọn AHEAD tư vấn chứng nhận

AHEAD cam kết hỗ trợ nhiệt tình, cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, đồng hành tới khi khách hàng đạt chứng chỉ

AHEAD bảo hành dịch vụ một năm sau khi sử dụng dịch vụ

AHEAD cung cấp chương trình đào tạo được cá nhân hóa phù hợp với từng khách hàng

AHEAD có mạng lưới đối tác chứng nhận uy tín trên toàn cầu, cung cấp dịch vụ trọn gói cho khách hàng.

_____________________________________

Liên hệ tư vấn chứng nhận 

Ms. Tuyết Anh

Số điện thoại/Zalo: 03 999 07801 /0919442077

Văn phòng AHEAD:

Hà Nội: Số 18 Tam Trinh, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Đà Nẵng: 498 Bùi Trang Chước, Cẩm Lệ, Đà Nẵng.

Hồ Chí Minh: 8/29 Hoàng Hoa Thám, Phường 7, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.

 

Bình luận:

Trụ sở chính: AHEAD Hà Nội

Số 18 Tam Trinh, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
Phone:

0913567755 - 0919442077

Email:

sale@ahead.com.vn

VPĐD 1: AHEAD Hồ Chí Minh

8/29 Hoàng Hoa Thám, phường 7, quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh
Phone:

0986.077.845

VPĐD 2: AHEAD Đà Nẵng

498 Bùi Trang Chước, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, Tp Đà Nẵng
Phone:

0935.516.518