Trong một thế giới thay đổi hàng ngày, hàng giờ như hiện nay, việc đổi mới ngày càng có vai trò quan trọng hơn vào thành công của một doanh nghiệp. Bởi lẽ, nếu không liên tục nhìn về phía trước, sẵn sàng thích ứng và thay đổi, doanh nghiệp rất dễ dàng bị bỏ lại phía sau và gặp phải thất bại, thậm chí là phá sản.
Vậy làm thế nào để đổi mới và sáng tạo? Bộ tiêu chuẩn ISO 56000 đã được ra đời như một giải pháp hướng dẫn doanh nghiệp tiếp cận việc đối mới, sáng tạo có hệ thống nhằm tích hợp đổi mới vào tất cả các tầng của tổ chức. Từ đó giúp doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt và tạo cơ hội cho việc phát triển các giải pháp, hệ thống, sản phẩm và dịch vụ mới.
ISO 56000 và Hệ thống quản lý đổi mới, sáng tạo
Đổi mới, sáng tạo là việc làm vốn luôn diễn ra trong bất cứ một doanh nghiệp, tổ chức nào. Vậy việc áp dụng hệ thống quản lý đổi mới, sáng tạo trong doanh nghiệp, đặc biệt là theo ISO 56000 có gì khác biệt và liệu có thực sự cần thiết?
Những nội dung sau đây sẽ giúp doanh nghiệp có được cái nhìn tổng thể nhất về ISO 56000 và Hệ thống quản lý đổi mới, sáng tạo.
Thế nào là hệ thống quản lý đổi mới, sáng tạo trong doanh nghiệp?
Hệ thống quản lý đổi mới sáng tạo (Innovation Management System – IMS) có thể hiểu một cách đơn giản nhất là mọi yếu tố cùng tương tác cần thiết cho việc thiết lập khả năng đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp một cách hiệu quả và bền vững.
Về cơ bản, có 7 yếu tố nền tảng cần có trong IMS của 1 doanh nghiệp, lần lượt là:
• Bối cảnh của doanh nghiệp
• Lãnh đạo
• Lập kế hoạch
• Hỗ trợ
• Các hoạt động triển khai
• Đánh giá hiệu suất
• Cải thiện
Nhìn chung, hiệu quả của 1 IMS trong doanh nghiệp có thể bị tác động bởi nhiều hệ thống quản lý khác của doanh nghiệp. Điều này cũng có nghĩa là IMS có thể được tích hợp ở nhiều cấp độ khác nhau.
Cụ thể hơn là tích hợp với các tiêu chuẩn hệ thống quản lý khác. Thậm chí là hợp nhất thành 1 hệ thống quản lý duy nhất - Hệ thống quản lý tích hợp nhằm tối ưu hiệu quả hoạt động kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp.
ISO 56000 là gì?
Nhằm giúp cho IMS của doanh nghiệp có thể đạt được hiệu quả và bền vững, Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn quốc tế ISO/TC 279 đã xây dựng bộ tiêu chuẩn hướng dẫn mới với nội dung Quản lý đổi mới sáng tạo (Innovation Management - IM) và được gọi là ISO 56000.
Bộ tiêu chuẩn ISO 56000 bao gồm nhiều tiêu chuẩn thành phần đề cập tới các thuật ngữ, công cụ, phương pháp và hướng dẫn mang tính định hướng để quản lý các tương tác giữa các đối tác, sở hữu trí tuệ, chiến lược và các ý tưởng.
Có thể nói, ISO 56000 đã đưa ra một cách tiếp cận khá mới, được tiêu chuẩn hoá nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận IMS một cách có hệ thống hơn để đạt được hiệu quả và sự bền vững đã đặt ra.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lưu ý rằng không có 1 mô hình hay hệ thống công việc nào có thể đảm bảo sự thành công tuyệt đối cả. Chính vì vậy, doanh nghiệp chỉ nên coi bộ tiêu chuẩn ISO 56000 nói riêng và các tiêu chuẩn hệ thống quản lý khác nói chung như một giải pháp hữu ích nhằm tối đa hóa xác suất đạt được thành công.
Cụ thể hơn, các yêu cầu trong ISO 56000 tập trung xem xét các cấp độ tác động khác nhau của hoạt động đổi mới sáng tạo thay vì xem xét vào cách thức triển khai cụ thể trong từng doanh nghiệp.
Nói cách khác, bộ tiêu chuẩn này được coi như 1 bản hướng dẫn cung cấp cho các doanh nghiệp những kiến thức cần thiết, một số nguyên tắc chính để hướng dẫn xây dựng một hệ thống làm việc có hiệu quả.
Bộ tiêu chuẩn ISO 56000 gồm những tiêu chuẩn nào?
Bộ tiêu chuẩn ISO 56000 được ban hành từ năm 2019 với 10 tiêu chuẩn thành phần. Trong đó bao gồm cả các tiêu chuẩn đã được ban hành và các tiêu chuẩn tới nay vẫn đang trong quá trình xây dựng. Cụ thể như sau:
• ISO 56000:2020: Quản lý đổi mới - Các nguyên tắc cơ bản và từ vựng
• ISO/AWI 56001: Quản lý đổi mới - Hệ thống quản lý đổi mới - Yêu cầu (đang xây dựng)
• ISO 56002:2019: Quản lý đổi mới - Hệ thống quản lý đổi mới - Hướng dẫn
• ISO 56003:2019: Quản lý đổi mới - Các công cụ và phương pháp để hợp tác đổi mới - Hướng dẫn
• ISO/TR 56004:2019: Đánh giá Quản lý Đổi mới - Hướng dẫn
• ISO 56005:2020: Quản lý đổi mới - Các công cụ và phương pháp quản lý tài sản trí tuệ - Hướng dẫn
• ISO/DIS 56006: Quản lý đổi mới - Các công cụ và phương pháp để quản lý trí tuệ chiến lược - Hướng dẫn (đang xây dựng)
• ISO/ AWI 56007: Quản lý đổi mới - Các công cụ và phương pháp để quản lý ý tưởng - Hướng dẫn (đang xây dựng)
• ISO/ AWI 56008: Quản lý đổi mới - Các công cụ và phương pháp đo lường hoạt động đổi mới - Hướng dẫn (đang xây dựng)
• ISO/WD TS 56010: Quản lý đổi mới - Các ví dụ minh họa về ISO 56000 (đang xây dựng)
ISO 56000 dành cho doanh nghiệp nào?
Cũng như các tiêu chuẩn hệ thống quản lý khác, bộ tiêu chuẩn ISO 56000 được áp dụng cho mọi doanh nghiệp không phân biệt loại hình, quy mô, lĩnh vực hay đối tượng được đổi mới, sáng tạo là gì (có thể là sản phẩm, dịch vụ, quá trình, mô hình, phương pháp…).
Đặc biệt, ISO 56000 được đánh giá là một giải pháp lý tưởng đối với các doanh nghiệp đang tìm kiếm phương pháp để phát triển khả năng quản lý hoạt động đổi mới sáng tạo một cách hiệu quả. Qua đó, giải quyết được các nhu cầu của khách hàng nhằm thúc đẩy quá trình tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp.
Ngoài ra, ISO 56000 cũng có thể được sử dụng bởi những đối tượng sau đây:
• Các khách hàng quan tâm và đang tìm kiếm khả năng đổi mới sáng tạo của một doanh nghiệp.
• Các bên liên quan muốn cải thiện hoạt động giao tiếp thông qua sự hiểu biết chung về IMS.
• Các đơn vị cung cấp hoạt động đào tạo, tư vấn, đánh giá đổi mới sáng tạo.
• Các nhà hoạch định chính sách muốn xây dựng các chương trình hỗ trợ đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp.
Tại sao các doanh nghiệp nên quan tâm đến ISO 56000?
Doanh nghiệp nào cũng cần phải đổi mới sáng tạo và hiểu được đó là một phần không thể thiếu trong tiến trình xây dựng và phát triển. Nhưng với ISO 56000, bộ tiêu chuẩn này khiến cho các doanh nghiệp suy nghĩ nghiêm túc hơn và toàn diện hơn về hoạt động quản lý đổi mới, sáng tạo.
Đặc biệt, khi doanh nghiệp chủ động quản lý các hoạt động đổi mới sáng tạo cũng sẽ đảm bảo hơn về:
• Mối liên kết giữa các hoạt động đổi mới sáng tạo và định hướng chiến lược của doanh nghiệp (bao gồm phân bổ nguồn lực, các chỉ số và theo dõi).
• Tinh linh hoạt và thích ứng của chiến lược và mục tiêu đổi mới sáng tạo gắn với các cơ hội và triển vọng đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp.
• Hiệu suất của các quá trình hiện có được cân bằng và tối ưu hóa.
• Cơ hội thực hiện đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp.
• Văn hóa hỗ trợ các hoạt động đổi mới sáng tạo được thúc đẩy thực hiện để tạo ra các điều kiện thích hợp giúp doanh nghiệp thực hiện đổi mới sáng tạo một cách hiệu quả.
• Các rào cản, tư tưởng “kìm hãm” đối với các sáng kiến và đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp được phá bỏ.
• Các hoạt động đổi mới sáng tạo được đảm bảo dựa trên nhu cầu và mong muốn của xã hội, thị trường, khách hàng và người tiêu dùng.
Hơn nữa, ISO 56000 và ISO 9000 có mối quan hệ mật thiết với nhau. Bởi đổi mới sẽ giúp nâng cao chất lượng. Đồng thời, hệ thống hoạt động có chất lượng thì mới tạo điều kiện cho việc đổi mới diễn ra hiệu quả.
Bởi vậy, mặc dù vẫn đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện, doanh nghiệp vẫn nên quan tâm và bắt đầu triển khai hệ thống quản lý sáng tạo đổi mới theo ISO 56000 để hướng đến sự thành công và bền vững về dài lâu.
ISO 56000 giúp các doanh nghiệp như thế nào?
Đích đến cuối cùng của mỗi doanh nghiệp bao giờ cũng là sự bền vững và trường tồn. Và ISO 56000 sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu này thông qua việc:
• Cải thiện khả năng quản lý cơ hội và rủi ro của doanh nghiệp
• Nâng cao doanh thu, lợi nhuận cũng như năng lực và khả năng cạnh tranh với đối thủ
• Tối ưu năng suất và hiệu quả sử dụng nguồn lực, giảm chi phí và chất thải.
• Củng cố và nâng cao sự hài lòng của khách hàng, đối tác cùng các bên liên quan khác.
• Nâng cao uy tín và giá trị của doanh nghiệp
• Mở rộng cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận và phát triển ra các thị trường mới trên trường quốc tế.
• Tăng cường năng lực tuân thủ các quy định và các yêu cầu.
Làm thế nào để các doanh nghiệp có thể áp dụng ISO 56000 hiệu quả?
Có thể thấy được, ISO 56000 là một bộ tiêu chuẩn đầy tiềm năng và hứa hẹn đem tới nhiều sự thay đổi tích cực cho bất cứ doanh nghiệp nào áp dụng nó.
Để IMS được xây dựng và triển khai một cách hiệu quả, phù hợp với các yêu cầu của bộ tiêu chuẩn ISO 56000, doanh nghiệp cần lưu ý tuân thủ theo 8 nguyên tắc cốt lõi sau đây:
• Nguyên tắc hiện thực hóa giá trị;
• Nguyên tắc tầm nhìn tương lai của nhà lãnh đạo;
• Nguyên tắc định hướng chiến lược;
• Nguyên tắc văn hóa đổi mới sáng tạo;
• Nguyên tắc khai thác tri thức;
• Nguyên tắc quản lý rủi ro;
• Nguyên tắc khả năng thích ứng;
• Nguyên tắc phương pháp tiếp cận hệ thống.
Đồng thời, để việc triển khai IMS có hiệu quả, sự cam kết mạnh mẽ từ ban lãnh đạo là đặc biệt cần thiết. Đây cũng chính là yếu tố giúp thúc đẩy khả năng đổi mới sáng tạo, văn hóa hỗ trợ các hoạt động đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp.
Doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự tìm hiểu và thiết lập IMS theo ISO 56000 sao cho phù hợp với chính doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc thực hiện cụ thể như thế nào, khắc phục các thiết sót, sai lầm ra sao, đó lại là một quá trình đòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc cả về thời gian và chi phí của mỗi doanh nghiệp.
Bởi vậy, thay vì tốn kém thời gian, tiền bạc và nguồn lực để tự mày mò và xây dựng IMS, việc tìm đến một đơn vị chuyên tư vấn - đào tạo về các hệ thống quản lý ISO, cụ thể là ISO 56000 sẽ là giải pháp hữu hiệu hơn cả.
Dịch vụ tư vấn, đào tạo ISO 56000 tại AHEAD
Một trong các đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn, đào tạo các hệ thống quản lý quốc tế mà doanh nghiệp có thể tham khảo chính là AHEAD.
AHEAD có tên đầy đủ là Công ty Tư vấn Quản lý và Phát triển Doanh nghiệp Á Châu (Ahead Consulting & Training Co., Ltd.). Là đơn vị có trên 17 năm hoạt động và phát triển trong lĩnh vực tiêu chuẩn, AHEAD đã và đang đồng hành cùng hơn 2200 doanh nghiệp lớn nhỏ khác nhau và có hơn 500 đối tác thân thiết, tin cậy.
Đến với AHEAD, sự uy tín, chuyên nghiệp và hiệu quả là 3 yếu tố luôn được chú trọng đặc biệt. Lựa chọn AHEAD, doanh nghiệp có thể hoàn toàn an tâm về chất lượng dịch vụ của chúng tôi, bởi:
• Cung cấp đa dạng các dịch vụ với mức chi phí hợp lý, cạnh tranh nhất.
• Phong cách chuyên nghiệp, tư vấn cụ thể, sát thực và luôn đảm bảo tính thuận tiện, chất lượng và hiệu quả khi áp dụng.
• Đội ngũ chuyên gia hàng đầu, giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm.
• Các chuyên gia tại AHEAD đều có chứng chỉ Chuyên gia đánh giá trưởng – Lead Auditor được cấp bởi các tổ chức uy tín trên thế giới.
• Công việc chuyên môn tuân thủ theo quy trình tư vấn quốc tế với sự hỗ trợ kỹ thuật của tổ chức tư vấn JLB Australia.
• Hệ thống quản lý đảm bảo gọn nhẹ, hiệu quả, dễ áp dụng giúp doanh nghiệp thuận lợi nhận được chứng chỉ theo thời gian mong muốn.
• Cam kết đúng tiến độ đề ra, nội dung công việc luôn được lên kế hoạch trước, cung cấp báo cáo tiến hành định kỳ và khắc phục cải tiến liên tục.
• Hỗ trợ từ xa trong các kỳ đánh giá hàng năm của doanh nghiệp (nếu cần)
• Miễn phí hoặc giảm phí cho khách hàng khi tham gia các khóa đào tạo do AHEAD tổ chức.
Quý doanh nghiệp quan tâm và cần được tư vấn, đào tạo về tiêu chuẩn ISO 56000 hay bất cứ tiêu chuẩn quốc tế nào khác, hãy liên hệ ngay với AHEAD qua hotline 0987 953 530 để được hỗ trợ tận tình trong thời gian sớm nhất.
☎️ Liên hệ tư vấn chứng nhận tiêu chuẩn
• Hotline: 0987.953.530
• Email: phuongmkt.ahead@gmail.com
AHEAD Hà Nội (Trụ sở chính): Số 18 Tam Trinh, P. Minh Khai, Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội
AHEAD Hồ Chí Minh (VPĐD 1): 8/29 Hoàng Hoa Thám, P.7, Q. Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh.
AHEAD Đà Nẵng (VPĐD 2): 32 Tôn Thất Đạm, P.Xuân Hà, Q.Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng.
Bình luận: