Việc lựa chọn chứng nhận phù hợp trong quản lý an toàn thực phẩm là điều quan trọng đối với doanh nghiệp. Cân nhắc giữa Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 22000:20218 và giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, có nhiều doanh nghiệp thắc mắc; Liệu áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) theo tiêu chuẩn ISO 22000 có thể thay thế cho giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và đâu là lựa chọn tối ưu.
I. Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 22000:20218
Tiêu chẩn ISO 22000:2018 là tiêu chuẩn do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đưa ra, được nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ áp dụng. Do vậy, Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 22000:20218 chứng minh rằng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS) của doanh nghiệp tuân thủ, đáp ứng các yêu cầu điều khoản, quy định trong tiêu chuẩn ISO 22000:2018 - yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm và được Quốc tế công nhận.
II. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là một văn bản bắt buộc đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, và dịch vụ ăn uống tại Việt Nam. Giấy chứng nhận này được cấp bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền theo phân cấp của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, hoặc Bộ Công thương. Giấy chứng nhận này đảm bảo rằng, doanh nghiệp có cơ sở hạ tầng nhà xường,thiết bị dụng cụ sản xuất và con người đáp ứng đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của Việt Nam.
III. Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 22000:20218 có thay thế cho Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm không?
Cả giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 22000:20218 và giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đều giúp doanh nghiệp chứng minh là cơ sở có điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất và kinh doanh sản phẩm thực phẩm và đương nhiên là được phép hoạt động.
Tuy nhiên đi vào cụ thể; nhìn vào chi tiết hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, tập trung những nội dung yêu cầu liên quan đến tư cách pháp nhân, điều kiện cơ sở hạ tầng nhà xưởng, thiết bị dụng cụ và con người…thể hiện bản chất, đúng như cái tên “Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm”:
1 - Bản thiết kế mặt bằng cơ sở;
2 - Đơn đề nghị xin cấp giấy phép VSATTP;
3 - Bản sao công chứng giấy phép kinh doanh;
4 - Bảng thuyết minh CSVC, trang thiết bị & các dụng cụ bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm;
5 - Giấy chứng nhận chủ cơ sở & người trực tiếp tham gia sản xuất có kiến thức VSATTP;
6 - Giấy chứng nhận chủ cơ sở & người trực tiếp tham gia sản xuất đủ sức khỏe;
Như vậy: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm mới chỉ khẳng định cơ sở đủ điều kiện theo quy định để hoạt động kinh doanh lĩnh vực, ngành nghề chế biến, cung ứng thực phẩm;
Về thẩm quyền cấp cũng tùy thuộc vào quy mô, lĩnh vực tham gia trong chuỗi thực phẩm từ các hộ sản xuất kinh doanh cá thể, đến các doanh nghiệp….để phân cấp trong các Bộ chủ quản, bao gồm từ Chi cục, Ban quản lý ATTP của thành phố … đến Chủ tịch UBND, hoặc Lãnh đạo Bộ ký giấy chứng nhận của các Bộ Liên quan, đó là Bộ Y tế, Bộ Công Thương và bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn.
Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 22000:20218 là giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm - yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm được Quốc tế công nhận, bao gồm: UKAS (Vương Quốc Anh), ANAB (Hoa Kỳ) và JAS-ANZ (Úc và New Zealand)…)
Bản chất tiêu chuẩn ISO 22000:2018 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm - yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm được tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO đưa ra để các Quốc gia và vùng lãnh thổ áp dụng và được Việt Nam chấp thuận thành tiêu chuẩn Việt Nam ( tiêu chuẩn TCVN ISO 22000:2018). Tiêu chuẩn ISO 22000:2018, là một tiêu chuẩn xác định và chỉ rõ các yêu cầu để phát triển và thực hiện hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS).
ISO 22000:2018 chỉ ra những gì doanh nghiệp cần làm để chứng minh khả năng kiểm soát các mối nguy về an toàn thực phẩm, nhằm đảm bảo rằng sản phẩm thực phẩm sản xuất kinh doanh là an toàn; Ví dụ, Kiểm soát máy, thiết bị, dụng cụ sản xuất ( điều khoản 7.1.3), kiểm soát việc giám sát và đo lường (điều khoản 8.7); Thiết lập và thực hiện các chương trình kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm – Chương trình tiên quyết (điều khoản 8.2); Yêu cầu phân tích đánh giá mối nguy nguyên liệu, vật tư bao gói thực phẩm và mối nguy ở các công đoạn sản xuất, để xác định những nơi/công đoạn có nguy cơ cao, mất ATTP để đưa ra biên pháp kiểm soát hữu hiệu, nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu mối nguy đến mức có thể chấp nhận được (điều khoản 8.5)…;Tức là các các điều khoản tiêu chuẩn đưa ra các yêu cầu cần kiểm soát sự tuân thủ để sản phẩm thực phẩm sản xuất /kinh doanh, đảm bảo an toàn thực phẩm, không gây hại sức khỏe cho người tiêu dùng. Như vậy, Chứng nhận này không chỉ giúp doanh nghiệp đảm bảo tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm về cơ sở đủ điều kiện ATTP, mà còn đi vào thực chất kiểm soát của cả hệ thống quản lý ATTP,đảm bảo sản xuất, kinh doanh sản phẩm an toàn thực phâm;Từ đó, nâng cao uy tín, tạo sự tin tưởng cho đối tác và khách hàng, đặc biệt khi doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường đến nhiều quốc gia phát triển trên thế giới..
Cũng chính vì vậy, mặc dù, theo quy định của Việt Nam, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là bắt buộc. Nhưng, theo khoản k, điều 12, Nghị định 15/2018/NĐ-CP, ngày 02 tháng 02 năm 2018 chỉ rõ, nếu doanh nghiệp đã sở hữu Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 22000:20218, thì không cần phải xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm !
Điều này có nghĩa là, Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 22000:20218 có thể được chấp nhận như một sự thay thế hợp lệ cho Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
IV. Lựa chọn áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2018 hay giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm?
Doanh nghiệp có thể lựa chọn giữa Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 22000:20218 hoặc Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, tùy thuộc vào quy mô, sản phẩm/dịch vụ cung cấp và mục tiêu của doanh nghiệp.
Trong bối cảnh xu thế toàn cầu hóa hiện nay; Việc cạnh tranh khốc liệt về thị trường ngày càng diễn ra gay gắt ngay trên sân nhà tại Việt Nam và mở rộng thi trường ra Thế giới; Việc sở hữu Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 22000:20218 có thể là một yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín thương hiệu, khă năng cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường và mở rộng quy mô kinh doanh trên thị trường quốc tế. Vì vậy, dù cả hai giấy chứng nhận đều cần thiết và phù hợp với từng mục tiêu cụ thể, doanh nghiệp có thể cân nhắc ưu tiên áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2018 và có Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 22000:20218, khi hướng tới chiến lược mở rộng quy mô và tham gia vào các chuỗi cung ứng thực phẩm toàn câu, đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước.
Xem thêm các chứng nhận về An toàn thực phẩm tại: Các chứng nhận cho doanh nghiệp ngành thực phẩm
Xem chương trình hỗ trợ của Bộ KHT&CN dành cho các doanh nghiệp thực và và chuỗi cung ung ứng ngành thực phẩm tại: Bộ KH&CN hỗ trợ doanh nghiệp thực phẩm
_____________________________________
Liên hệ giải đáp miễn phí
Ms. Tuyết Anh
SĐT/Zalo: 03 999 07801
0919442077
Email: tuyetanh.le@ahead.com.vn
Bình luận: