Chứng nhận BRC (nay là BRCGS) - Bộ KH&CN hỗ trợ chi phí triển khai 2024

Chứng nhận BRC (nay là BRCGS) - Bộ KH&CN hỗ trợ chi phí triển khai 2024

2024-03-18 08:37:17 1043

Trong ngành công nghiệp thực phẩm, có rất nhiều tiêu chuẩn doanh nghiệp cần tuân theo để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, BRC là một trong số đó. Được thiết lập bởi Hiệp hội bán lẻ Anh Quốc (British Retailer Consortium – BRC) vào năm 1998, trải qua hơn 2 thập kỷ phát triển, BRC ngày càng chứng tỏ được tầm quan trọng của mình trong việc đảm bảo an toàn của ngành thực phẩm thế giới. 

Một thời gian trước, BRC đã thay đổi tên và trở thành BRCGS. Sự thay đổi này đã làm thay đổi việc viết tắt BRC từ Ban Thương mại Bán lẻ Anh Quốc (British Retail Consortium) thành Tiêu chuẩn Toàn cầu về Thương hiệu và Uy tín thông qua Tuân thủ (Brand Reputation through Compliance Global Standards).

BRC là gì?

BRC, viết tắt của "British Retail Consortium", là một tập hợp các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm được phát triển bởi Hiệp hội Bán lẻ Anh Quốc, nhằm mục đích kiểm soát và đảm bảo an toàn thực phẩm trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Bộ tiêu chuẩn này cung cấp các yêu cầu cụ thể giúp các doanh nghiệp quản lý hiệu quả dây chuyền sản xuất của mình, từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm cuối cùng, đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.

Trái với một số tiêu chuẩn khác chỉ tập trung vào chất lượng sản phẩm cuối cùng, BRC đặt ra yêu cầu kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất và tiêu thụ. Điều này bao gồm việc tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn được đề ra bởi BRC.

Hiện nay, BRC được xem là một trong những tiêu chuẩn an toàn thực phẩm phổ biến nhất trên thế giới, song song với các hệ thống như HACCP, FSSC 22000, và ISO 22000. Để đạt được chứng nhận BRC, các doanh nghiệp phải trải qua quá trình đánh giá từ các tổ chức uy tín. Trên toàn cầu, có 130 quốc gia với hơn 29.000 cơ sở được chứng nhận BRC, trong đó có cả Việt Nam.

Tiêu chuẩn toàn cầu BRCGS về An toàn Thực phẩm Phiên bản 9 đã được phát hành vào ngày 1 tháng 8 năm 2022; được cập nhật để phản ánh những tiến bộ mới nhất trong thực hành tốt nhất cho sản xuất thực phẩm và đồ uống. Từ ngày 1 tháng 2 năm 2023, các đợt kiểm tra bắt đầu được thực hiện dựa trên các yêu cầu cập nhật của Phiên bản 9.

BRCGS

BRCGS Food - Chứng nhận phổ biến nhất

Như đã đề cập ở trên thì BRC là một bộ các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, bộ tiêu chuẩn này được chia thành nhiều loại khác nhau, trong đó có 3 loại chính là BRC Food, BRC Packaging và BRC Storage & Distribution (nay là BRCGS). Mỗi tiêu chuẩn của BRC (nay là BRCGS) sẽ tập trung vào những vấn đề khác nhau, nhưng do tại nước ta, BRCGS Food là phổ biến nên trong phần này, chúng tôi sẽ đề cập đến BRCGS Food - Tiêu chuẩn thịnh hành và được yêu cầu tương đối nhiều tại Việt Nam.

BRCGS Food là tiêu chuẩn hệ thống quản lý an toàn thực phẩm quốc tế. Đây là tiêu chuẩn đầu tiên trong bộ tiêu chuẩn BRC (nay là BRCGS) được GFSI (tổ chức sáng kiến an toàn thực phẩm toàn cầu) thừa nhận. Tiêu chuẩn này được phát triển tập trung cho nhóm đối tượng là các nhà chế biến thực phẩm, cung cấp một khung để quản lý an toàn sản phẩm, tính chất, tính hợp pháp và chất lượng, cũng như điều khiển vận hành cho các tiêu chí này trong ngành công nghiệp sản xuất, chế biến và đóng gói thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm.

Tiêu chuẩn An toàn Thực phẩm Toàn cầu của BRCGS đã thiết lập một tiêu chuẩn chất lượng trong gần 25 năm qua. Được áp dụng bởi hơn 22.000 cơ sở sản xuất tại hơn 130 quốc gia, tiêu chuẩn này được chấp nhận bởi 70% trong số 10 nhà bán lẻ hàng đầu thế giới, 60% trong số 10 nhà hàng phục vụ nhanh hàng đầu, và 50% trong số 25 nhà sản xuất hàng đầu.

BRC tập trung vào những yếu tố nào?

Mỗi tiêu chuẩn của BRC (nay là BRCGS) sẽ tập trung vào những vấn đề khác nhau, nhưng do tại nước ta, BRCGS Food là phổ biến nên trong phần này, chúng tôi sẽ đề cập đến những yếu tố mà BRCGS Food tập trung. Cụ thể là 7 yếu tố sau:

Cam kết của quản lý cấp cao

Cam kết của quản lý cấp cao là một phần quan trọng trong BRC, việc này đảm bảo nhà quản lý nắm rõ về toàn bộ cách vận hành của tiêu chuẩn, từ đó thực hiện và cải tiến liên tục các quy trình an toàn thực phẩm của doanh nghiệp.

Kế hoạch HACCP

Là một phần của BRC, HACCP cho phép doanh nghiệp có một kế hoạch phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn, từ đó có thể xác định và quản lý bất kỳ mối nguy nào có thể ảnh hưởng đến độ an toàn của thực phẩm doanh nghiệp bạn sản xuất.

Hệ thống quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm

Đảm bảo doanh nghiệp thực phẩm tuân thủ các yêu cầu được đưa ra trong hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001

Tiêu chuẩn nhà xưởng

Các doanh nghiệp phải đảm bảo duy trì một môi trường nhà xưởng đat chuẩn để xử lý và sản xuất thực phẩm. Cụ thể là nhà xưởng phải được bố trí, bảo trì, làm sạch và đảm bảo theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Doanh nghiệp của bạn cũng phải đáp ứng được các yêu cầu kiểm soát sinh vật gây hại và dị vật

Kiểm soát sản phẩm

Doanh nghiệp sẽ cần chứng minh mình đã quản lý đúng cách các chất gây dị ứng, xuất xứ và thử nghiệm sản phẩm để đảm bảo rằng sản phẩm của doanh nghiệp là an toàn

Kiểm soát quy trình

Quy trình kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm phải chặt chẽ, tuân thủ theo kế hoạch HACCP và phải được thực hiện thường xuyên, liên tục để đảm bảo chất lượng sản phẩm

Nhân viên

Nhân viên doanh nghiệp cần được đào tạo bài bản về cách sử dụng các thiết bị phù hợp, định hướng cũng như cách thực hiện các hành vi để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

BRC-chung-nhan

Quy trình xin chứng nhận BRC cho doanh nghiệp

Dưới đây là một số thông tin về quy trình xin chứng nhận BRC cơ bản cho một doanh nghiệp thực phẩm bạn có thể tham khảo:

1. Thành lập ban BRC trong doanh nghiệp

2. Đào tạo tiêu chuẩn BRC cho nhân viên trong ban BRC

3. Hướng dẫn biên soạn tài liệu

4. Hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn BRC

5. Đào tạo đánh giá nội bộ

6. Đánh giá nội bộ

7. Đăng ký chứng nhận

8. Đánh giá chứng nhận chính thức

9. Cấp chứng chỉ BRC

10. Cải tiến liên tục

Bộ KH&CN hỗ trợ chi phí triển khai BRC (nay là BRCGS)

Nằm trong dự án “Thúc đẩy hoạt động năng suất và chất lượng” thuộc Chương trình quốc gia ‘‘Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030’’ (Chương trình 1322), nhiệm vụ ‘‘Nhân rộng áp dụng các hệ thống an toàn thực phẩm kết hợp với công cụ cải tiến năng suất chất lượng cho các doanh nghiệp thực phẩm” của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – Bộ Khoa học và Công nghệ. 

Hiện chương trình đã nhận đơn đăng ký, mời Quý doanh nghiệp xem chi tiết và Đăng ký tham gia ngay tại đây

_____________________________________

Liên hệ tư vấn chứng nhận 

Ms. Tuyết Anh

Số điện thoại/Zalo: 03 999 07801 /0919442077

 

Văn phòng AHEAD:

Hà Nội: Số 18 Tam Trinh, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Đà Nẵng: 498 Bùi Trang Chước, Cẩm Lệ, Đà Nẵng.

Hồ Chí Minh: 8/29 Hoàng Hoa Thám, Phường 7, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.

Bình luận:

Trụ sở chính: AHEAD Hà Nội

Số 18 Tam Trinh, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
Phone:

0913567755 - 0919442077

Email:

sale@ahead.com.vn

VPĐD 1: AHEAD Hồ Chí Minh

8/29 Hoàng Hoa Thám, phường 7, quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh
Phone:

0986.077.845

VPĐD 2: AHEAD Đà Nẵng

498 Bùi Trang Chước, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, Tp Đà Nẵng
Phone:

0935.516.518