SAF là gì? Chứng nhận ISCC cho nhiên liệu hàng không bền vững (SAF)

SAF là gì? Chứng nhận ISCC cho nhiên liệu hàng không bền vững (SAF)

2024-11-30 11:21:44 315

SAF - Chìa Khóa Cho Tương Lai Hàng Không Xanh

Ngành hàng không, dù chỉ chiếm khoảng 2% lượng khí thải CO2 toàn cầu, lại là lĩnh vực đóng góp lớn vào lượng phát thải từ vận tải (chiếm 12%). Trước áp lực giảm phát thải và các mục tiêu phát triển bền vững, nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) đã nổi lên như một giải pháp mang tính cách mạng. SAF không chỉ giúp giảm phát thải khí nhà kính mà còn thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế nghiêm ngặt, hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.


SAF Là Gì?

Nhiên liệu hàng không bền vững (Sustainable Aviation Fuel – SAF) là thuật ngữ chính được ngành hàng không sử dụng để mô tả nhiên liệu hàng không phi truyền thống, phân biệt với loại nhiên liệu hydro carbon truyền thống có nguồn gốc từ hóa thạch như Jet A-1. Thay vì khai thác dầu thô từ lòng đất và tinh chế để làm nhiên liệu phản lực, các nhà sản xuất SAF sử dụng những gì có sẵn – nghĩa là không khai thác thêm tài nguyên từ lòng đất.

SAF được sản xuất từ nhiên liệu tái tạo hoặc chất thải, giúp giảm tới 80% (94% trong một số trường hợp) lượng khí thải CO2 trong vòng đời so với nhiên liệu hàng không truyền thống. 

SAF có các đặc tính vật lý, hoá học, thành phần gần như giống hệt với các đặc tính của nhiên liệu truyền thống Jet A-1 và chúng có thể được trộn an toàn với nhiên liệu Jet A-1 ở các mức độ khác nhau, sử dụng cùng một cơ sở hạ tầng cung cấp hiện tại và không yêu cầu phải điều chỉnh máy bay hoặc động cơ. Nhờ có thành phần hóa học tương tự, SAF hoàn toàn tương thích với động cơ và cơ sở hạ tầng hiện tại, cho phép các hãng hàng không sử dụng mà không cần đầu tư thêm chi phí thay đổi.

Các nguồn nguyên liệu chính để sản xuất SAF

          ▶ Dầu phế thải: Dầu ăn đã qua sử dụng và các loại dầu thải từ thực vật hoặc động vật (không chứa dầu cọ).

          ▶ Rác thải rắn sinh hoạt: Bao bì, thực phẩm thừa, giấy, vải,....

          ▶ Phế liệu nông nghiệp và rừng: Rơm rạ, trấu, và gỗ thải, và phụ phẩm nông nghiệp.

          ▶ Thực vật: Các loại thực vật tăng trưởng nhanh và tảo được trồng chuyên biệt để sản xuất nhiên liệu sinh học.

SAF không chỉ mang lại lợi ích về môi trường mà còn đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế như CORSIA, hỗ trợ ngành hàng không giảm yêu cầu bù đắp khí thải và thúc đẩy phát triển bền vững toàn cầu.


Vì Sao SAF Quan Trọng?

  1. Giảm phát thải khí nhà kính:
    SAF có khả năng giảm tới 94% lượng khí thải CO2 trong vòng đời, (Một chuyến bay khứ hồi giữa London và San Francisco tạo ra gần 1 tấn CO2e cho mỗi hành khách. Trong bối cảnh lượng khí thải từ ngành hàng không ngày càng tăng, SAF mang đến một giải pháp cụ thể để giảm thiểu lượng phát thải này.)

  2. Tương thích hoàn toàn:
    SAF có thể phối trộn với nhiên liệu Jet A-1 mà không cần thay đổi cơ sở hạ tầng hay động cơ.

  3. Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn:
    Sản xuất SAF từ chất thải nông nghiệp và đô thị không chỉ giảm thiểu rác thải, giảm áp lực xử lý rác mà còn tạo giá trị kinh tế mới. 

  4. Tăng tính cạnh tranh quốc tế:
    SAF giúp các hãng hàng không tuân thủ quy định quốc tế và nâng cao hình ảnh bền vững.

  5. Phù hợp với các mục tiêu toàn cầu:
    SAF hỗ trợ ngành hàng không đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

 

Tầm Nhìn Toàn Cầu Và Ứng Dụng Tại Việt Nam

Tình hình ứng dụng SAF trên thế giới

Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) đã xây dựng khung chiến lược toàn cầu để phát triển SAF. Khung này bao gồm:

          ▶ Chính sách và kế hoạch: Hỗ trợ các quốc gia xây dựng mục tiêu SAF, triển khai các sáng kiến giảm phát thải và cải thiện khả năng tiếp cận tài chính.

          ▶ Khung quy định: Tiêu chuẩn hóa các tiêu chí bền vững và phương pháp đánh giá vòng đời SAF, đảm bảo tính minh bạch và công bằng trên toàn cầu.

Liên minh châu Âu (EU) cũng đã đặt mục tiêu tăng tỷ lệ sử dụng SAF lên 70% vào năm 2050, từ mức 2% bắt buộc từ năm 2025, áp dụng với cả các chuyến bay từ Việt Nam vào EU.

Thách Thức và Tiềm Năng Phát Triển SAF Tại Việt Nam

chi phí sản xuất SAF cao gấp 2-4 lần so với Jet A-1, Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển SAF nhờ nguồn nguyên liệu dồi dào như rơm rạ và trấu.

Các động thái đáng chú ý:

          ▶ Vietnam Airlines: Chuyến bay đầu tiên sử dụng SAF từ Singapore đến Hà Nội (5/2024).

          ▶ Vietjet: Sử dụng SAF trên chuyến bay đến Melbourne và Seoul (10/2024).

          ▶ Petrolimex Aviation: Dự kiến cung cấp SAF tại sân bay Tân Sơn Nhất vào cuối năm 2024.

SAF-nhien-lieu-hang-khong-ben-vung


Chứng nhận ISCC cho nhiên liệu sinh khối bền vững

ISCC (International Sustainability and Carbon Certification) là chứng nhận toàn cầu đảm bảo tính bền vững của sản phẩm, bao gồm SAF. 

          ▶ ISCC EU: Có yêu cầu kiểm kê khí nhà kính, áp dụng cho những đơn vị có hoạt động trong EU.

          ▶ ISCC PLUS: Áp dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau, cho những đơn vị hoạt động ngoài EU.

        ▶ ISCC Corsia: Hỗ trợ ngành hàng không trong việc chứng nhận SAF theo chương trình Giảm bù đắp và Phát thải Carbon cho Hàng không Quốc tế (CORSIA).

Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn và đào tạo bền vững, AHEAD đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp đạt chứng nhận ISCC, đồng thời hướng dẫn tuân thủ ISCC trên toàn chuỗi cung ứng sử dụng nhiên liệu bền vững.

SAF-net-zero


Hướng Đến Một Tương Lai Hàng Không Bền Vững

Nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) không chỉ là giải pháp cho bài toán giảm phát thải mà còn mở ra cơ hội phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Sự kết hợp giữa công nghệ hiện đại, các tiêu chuẩn quốc tế, và chiến lược bền vững sẽ đưa ngành hàng không Việt Nam tiến xa hơn trên bản đồ thế giới.

AHEAD cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp trên hành trình hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững. Liên hệ ngay để khám phá tiềm năng SAF và cùng xây dựng một ngành hàng không xanh hơn!

_____________________________________

Liên hệ tư vấn chứng nhận 

Ms. Tuyết Anh

Email: tuyetanh.le@ahead.com.vn 

Số điện thoại/Zalo: 03 999 07801

                                     0919442077

Văn phòng AHEAD:

Hà Nội: Số 18 Tam Trinh, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Đà Nẵng: 498 Bùi Trang Chước, Cẩm Lệ, Đà Nẵng.

Hồ Chí Minh: 8/29 Hoàng Hoa Thám, Phường 7, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.

Bình luận:

Trụ sở chính: AHEAD Hà Nội

Số 18 Tam Trinh, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
Phone:

0913567755 - 0919442077

Email:

sale@ahead.com.vn

VPĐD 1: AHEAD Hồ Chí Minh

8/29 Hoàng Hoa Thám, phường 7, quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh
Phone:

0986.077.845

VPĐD 2: AHEAD Đà Nẵng

498 Bùi Trang Chước, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, Tp Đà Nẵng
Phone:

0935.516.518