SA 8000 xu thế áp dụng trong ngành Thủy sản

SA 8000 xu thế áp dụng trong ngành Thủy sản

2018-10-03 00:00:00 3936

Trách nhiệm xã hội - nền tảng cho sự phát triển bền vững.

Không thể phủ nhận những đóng góp đáng kể của ngành thủy sản vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nhất là trong bối cảnh tình hình kinh tế đang hết sức khó khăn hiện nay, với giá trị xuất khẩu thủy sản đạt hơn 6,1 tỷ USD, tạo công ăn việc làm cho hơn 4 triệu lao động và đóng vai trò quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo... Phó Tổng cục trưởng Thủy sản Nguyễn Huy Điền cho biết ngành thủy sản Việt Nam đang hướng đến các mục tiêu phát triển bền vững, sản xuất ra các sản phẩm an toàn, có chất lượng cao phục vụ người tiêu dùng Việt Nam và thế giới. (Nguồn: http://www.vietnamplus.vn).

Tuy nhiên để đạt được mục tiêu nêu trên, các DN Thủy sản Việt Nam vẫn còn một quãng đường dài đầy thử thách phía trước để đáp ứng các tiêu chuẩn của Liên minh châu Âu, Mỹ và thế giới về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, quyền lợi của công nhân, về bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo vệ hệ sinh thái... Đặc biệt trong vấn đề minh chứng việc thực hiện các trách nhiệm xã hội. Vì giống như ngành Dệt may, Da giày, Thủy sản là một trong số những ngành có đội ngũ lao động lớn, vấn đề quản lý trách nhiệm xã hội, trách nhiệm đối với người lao động cần được đặc biệt quan tâm. Đây chính là nền tảng cho sự phát triển bền vững!

SA 8000 – Xu hướng khẳng định Trách nhiệm Xã hội của ngành thủy sản.

Thị trường Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản ngày càng trở nên hấp dẫn, là những thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam lớn nhất. Tuy nhiên quả là không dễ dàng để trở thành đối tác tin cậy của các doanh nghiệp tại những quốc gia đi đầu trong phong trào bảo vệ Quyền Con Người và ủng hộ Công ước Liên Hiệp Quốc về Quyền trẻ em. Tiêu chuẩn SA8000 gần như trở thành một trong những bằng chứng thể hiện trách nhiệm của Doanh nghiệp Việt Nam, là cơ sở để các doanh nghiệp nhập khẩu tại các thị trường này gián tiếp khẳng định trách nhiệm của mình đối với xã hội. Vì vậy, đạt chứng nhận SA8000 sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam thuận lợi hơn trong việc đàm phán hợp đồng, tăng lợi thế cạnh tranh so với đối thủ, đồng thời tạo giá trị riêng cho chính doanh nghiệp của mình.

Những cập nhật về tiêu chuẩn ASC cho Tôm.

Mặc dù tình hình xuất khẩu tôm vẫn có dấu hiệu tăng nhưng ngành nuôi tôm Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Trước những áp lực cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường, một bộ phận người nuôi chạy theo lợi nhuận đã lạm dụng nhiều loại thuốc, hóa chất… làm ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng kháng dịch bệnh và khả năng hấp thu của tôm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất thu hoạch. Cùng với sự gia tăng diện tích nuôi, lượng chất thải từ các ao nuôi được thải ra ngoài môi trường sau mỗi vụ nuôi ngày càng tăng, làm cho môi trường nước, không khí bị ngày càng bị ô nhiễm nặng, dịch bệnh xảy ra và lây lan khó kiểm soát. Theo Tổng cục Thủy sản nhận định, dịch bệnh xảy ra trầm trọng trên diện rộng là nguyên nhân chính khiến hiệu quả sản xuất năm 2012 bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Thách thức đặt ra là Việt nam cần phải xây dựng giải pháp kỹ thuật an toàn trong nuôi và chế biến sản phẩm tôm, áp dụng quy trình công nghệ nuôi tiên tiến nhằm đạt được sản phẩm ”tôm sạch” an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm tạo ra thị trường xuất khẩu bền vững và ổn định. Và việc áp dụng tiêu chuẩn ASC cho Tôm như là một giải pháp hiệu quả và bền vững cho ngành Tôm Việt Nam.

 Theo BVC Vietnam

Liên hệ Hotline tư vấn hỗ trợ: 0931796188. Email: vanpham.ahead@gmail.com

  • Từ khóa:

Bình luận:

Trụ sở chính: AHEAD Hà Nội

Số 18 Tam Trinh, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
Phone:

0913567755 - 0919442077

Email:

sale@ahead.com.vn

VPĐD 1: AHEAD Hồ Chí Minh

8/29 Hoàng Hoa Thám, phường 7, quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh
Phone:

0986.077.845

VPĐD 2: AHEAD Đà Nẵng

498 Bùi Trang Chước, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, Tp Đà Nẵng
Phone:

0935.516.518