Giải pháp đảm bảo an toàn thông tin trong tình hình hiện nay

Giải pháp đảm bảo an toàn thông tin trong tình hình hiện nay

2018-10-18 00:00:00 6241

         Tình trạng vi phạm sở hữu trí tuệ, đánh cắp công nghệ, bản quyền trên Internet ngày càng tăng, nguy cơ gián điệp mạng, tội phạm mạng trở nên phức tạp, nguy hiểm. Vấn đề an ninh mạng, an ninh thông tin đồng thời đặt ra các vấn đề với những tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.

An toàn thông tin (ATTT) đồng thời đặt ra các vấn đề với các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân. Đặc biệt, với đặc trưng có mặt ở khắp nơi, có khả năng cảm biến, liên tục thu thập thông tin về hoạt động của con người, môi trường chung quanh và liên tục kết nối, hàng chục tỷ thiết bị “Internet của vạn vật” (IoT) đang hoạt động trên thế giới có thể bị lợi dụng để tạo ra những mạng lưới thu thập thông tin với phạm vi hoạt động cực rộng, len lỏi vào từng khía cạnh của đời sống con người, tạo ra những nguy cơ chưa từng có với các tổ chức, cá nhân trước hoạt động của bọn tội phạm mạng. Có thể nói, đề tài về bảo đảm ATTT quốc tế đang là một trong những vấn đề được ưu tiên toàn cầu, khu vực và mỗi quốc gia.

Để chủ động ứng phó các thách thức này, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm ATTT cần làm tốt một số mặt công tác sau:

- Một là, thống nhất và nâng cao nhận thức về ATTT trong thời kỳ kỹ thuật số. Xác định công tác bảo đảm ATTT, phòng, chống vi phạm và tội phạm công nghệ cao là một bộ phận trọng yếu của cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, là trách nhiệm của các cấp, các ngành, trong đó lực lượng công an giữ vai trò nòng cốt. Về phía mỗi cá nhân, tổ chức trước hết cần tự đề cao cảnh giác, chủ động tham khảo, tìm hiểu và triển khai các biện pháp bảo đảm ATTT, lựa chọn, sàng lọc, kiểm tra thông tin cho mình.

- Hai là, tăng cường năng lực và nâng cao một bước hiệu quả quản lý nhà nước về công nghệ thông tin và truyền thông, về ATTT. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về ATTT, quy chuẩn về ATTT. Kiện toàn tổ chức bộ máy thực thi quản lý nhà nước về an ninh, an toàn mạng thông tin quốc gia, hệ thống các đơn vị chuyên trách về ATTT, công nghệ thông tin. Chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh có hiệu quả với mọi âm mưu, hoạt động phạm tội trên không gian mạng. Tăng cường các biện pháp bảo vệ cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng. Nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện hệ thống quản lý ATTT theo pháp luật, bảo đảm mở và minh bạch, tạo điều kiện xử lý nghiêm các hành vi vi phạm phát luật trên không gian mạng.

- Ba là, coi trọng đẩy mạnh việc xây dựng nguồn nhân lực ATTT Việt Nam cả về số lượng lẫn chất lượng. Tập trung triển khai hiệu quả Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đạt chuẩn quốc tế, bảo đảm đáp ứng nhu cầu trong nước về số lượng và chất lượng, có khả năng cung cấp nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao cho khu vực và thế giới; Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 (Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 1-6-2009).

- Bốn là, đẩy mạnh hợp tác, phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành, địa phương trong bảo đảm ATTT, đồng thời chủ động, tích cực tham gia hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an ninh mạng, ATTT. Tính chất phức tạp và nguy hiểm của vấn đề an ninh mạng, ATTT, tội phạm mạng cho thấy cần đạt được đồng thuận giữa các quốc gia và cộng đồng quốc tế về những nguyên tắc, quy tắc và chuẩn mực chung, đặt dưới sự dẫn dắt của Liên hợp quốc để nâng cao trách nhiệm cũng như thái độ ứng xử của mỗi quốc gia trong môi trường thông tin quốc tế, nhất là các quốc gia có ưu thế về công nghệ, trách nhiệm của các nhà cung cấp dịch vụ mạng, internet.

Trên phạm vi thế giới, để xây dựng được một hệ thống quản lý về đảm bảo an toàn thông tin đầy đủ và luôn luôn được kiểm soát thực hiện hiệu lực và cải tiến liên tục như vậy, rất nhiều các tổ chức đặt biệt là các tổ chức thuộc lĩnh vực hàng đầu trong ngành kinh tế đang tin tưởng lựa chọn và xây dựng, triển khai hệ thống quản lý an toàn thông tin theo tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 27001:2013, tiêu chuẩn đưa ra một mô hình cho việc thiết lập, triển khai, điều hành, giám sát, xem xét, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý an toàn thông tin để đảm bảo an toàn thông tin trước những rủi ro có thể xảy ra với các hoạt động của một tổ chức. Việc áp dụng hệ thống quản lý an toàn thông tin đã và đang trở thành yêu cầu cấp thiết trong các ngành trọng yếu của quốc gia như: an ninh quốc phòng, giao thông vận tải, tài chính ngân hàng, y tế, điện lực, công nghệ thông tin...

[AHEAD Tổng hợp & Biên tập]

  • Từ khóa:

Bình luận:

Trụ sở chính: AHEAD Hà Nội

Số 18 Tam Trinh, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
Phone:

0913567755 - 0919442077

Email:

sale@ahead.com.vn

VPĐD 1: AHEAD Hồ Chí Minh

8/29 Hoàng Hoa Thám, phường 7, quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh
Phone:

0986.077.845

VPĐD 2: AHEAD Đà Nẵng

498 Bùi Trang Chước, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, Tp Đà Nẵng
Phone:

0935.516.518