An toàn thực phẩm sẽ quy về 'một cửa'

An toàn thực phẩm sẽ quy về 'một cửa'

2018-10-03 00:00:00 3307

(TT&VH) - Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm (ATTP), do Bộ Y tế soạn thảo, đang được đem ra lấy ý kiến nhân dân tại cổng thông tin điện tử Chính phủ, trong đó xây dựng nguyên tắc một sản phẩm thực phẩm và cơ sở sản xuất kinh doanh chỉ chịu sự quản lý của một cơ quan quản lý nhà nước về ATTP.
Đây là yêu cầu thực sự cần thiết để công tác quản lý ATTP ở nước ta đi vào nền nếp và phù hợp với cách thức quản lý trong tình hình mới, tránh việc “quả bóng” trách nhiệm trong quản lý nhà nước về ATVSTP bị đá qua, đá lại như những năm vừa qua.
Mỗi năm hơn 5.000 người bị ngộ độc thực phẩm
Ông Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng Cục ATVSTP, “nhạc trưởng gác cổng” vấn đề này của Bộ Y tế cho rằng, hiện cả nước có khoảng 9 triệu hộ sản xuất kinh doanh thực phẩm. Đây cũng là một nguyên nhân khiến vấn đề tồn dư chất bảo quản, hóa chất, chất gây nguy hại sức khỏe người tiêu dùng vẫn chưa được kiểm soát tốt.
Ngoài ra, còn nhiều vấn đề đáng báo động như, giữa lúc dịch tiêu chảy đang bùng phát và cao điểm, lực lượng chức năng đi kiểm tra vẫn phát hiện nhiều cửa hàng thịt chó cố tình kinh doanh mà không hề đảm bảo ATVSTP, hay tình trạng nhiều thực phẩm hết hạn sử dụng, kém chất lượng, vẫn vô tư lưu thông trên thị trường. Gần đây là vấn đề vi phạm ATVSTP trong các lễ hội, nhất là các lễ hội lớn.
Cục trưởng Nguyễn Công Khẩn cho biết, theo thống kê của Bộ Y tế, từ năm 2004 - 2009 cả nước đã xảy ra 1.058 vụ ngộ độc thực phẩm làm 298 người tử vong, với trung bình 176,3 vụ/năm và 5.302 người bị ngộ độc thực phẩm/năm. Riêng năm 2010, cả nước đã xảy ra 175 vụ ngộ độc thực phẩm, trong đó có 34 vụ ngộ độc trên 30 người làm 5.664 người mắc, 42 trường hợp tử vong.
Sẽ truy đến cùng nguồn gốc vi phạm
Trên thực tế việc quản lý nhà nước về lĩnh vực ATTP trong những năm qua vẫn thường xuyên có sự chồng chéo nên mới có chuyện “đá bóng” trách nhiệm cho nhau giữa các bộ, ngành khi có vấn đề xảy ra. Ví dụ tình trạng hoa quả nhập khẩu nhiễm chất bảo quản thực phẩm thì Bộ Y tế cho rằng Bộ NN&PTNT phải chịu trách nhiệm vì hoa quả thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Bộ NN&PTNT đẩy sang Bộ Công thương vì là hoa quả nhập khẩu và lưu thông trên thị trường. Chỉ có người tiêu dùng là bị thiệt thòi vì phải sử dụng sản phẩm thực phẩm không an toàn.
Để khắc phục tình trạng này, dự thảo nghị định hướng dẫn thi hành Luật ATTP do Bộ Y tế soạn thảo đã phân công trách nhiệm quản lý cụ thể các lĩnh vực liên quan đến ATVSTP cho 3 Bộ là Y tế, Công thương và NN&PTNT. Ngoài ra, dự thảo nghị định cũng quy định rõ việc phân cấp quản lý về ATVSTP cho UBND các cấp.
Theo dự thảo, Bộ Y tế có trách nhiệm chính là: thanh, kiểm tra ATTP toàn bộ quy trình, quá trình sản xuất, kinh doanh, xuất - nhập khẩu đối với các sản phẩm thuộc phạm vi quản lý và thuộc bộ ngành khác khi cần thiết; xây dựng quy trình kỹ thuật hợp quy hợp chuẩn về ATTP; giáo dục truyền thông kiến thức về ATTP cho cộng đồng; là đầu mối điều phối các hoạt động và chính sách về ATTP. Đồng thời quản lý ATTP đối với các sản phẩm phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến; nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên; thực phẩm chức năng...
Bộ NN&PTNT quản lý ATTP đối với sản xuất ban đầu các lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, muối; quản lý trong quá trình sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với nhóm thực phẩm có nguồn gốc thực vật, nguồn gốc động vật, nguồn gốc thủy sản, muối, thực phẩm biến đổi gen...
Bộ Công thương quản lý đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột và tinh bột... Trường hợp các nhóm thực phẩm, sản phẩm thực phẩm có chứa nhiều thành phần mà các thành phần này thuộc trách nhiệm quản lý của các bộ khác nhau thì trách nhiệm quản lý thuộc về Bộ quản lý thành phần chính, hoặc thành phần quyết định đặc tính đặc trưng, tên gọi của sản phẩm.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Công Khẩn, mặc dù phân công, phân cấp trách nhiệm như vậy nhưng trên thực tế việc phân định rõ những lĩnh vực quản lý nhà nước của các bộ, ngành không dễ dàng bởi thực phẩm là một chuỗi giao thoa. Do đó, ông Khẩn cho rằng quan trọng nhất vẫn là sự phối hợp chặt chẽ với nhau giữa các bộ, ngành và chính quyền địa phương trong quản lý nhà nước về ATTP để tránh chồng chéo trong công việc.
Nguồn: http://thethaovanhoa.vn

Liên hệ Hotline tư vấn hỗ trợ: 0931796188. Email: vanpham.ahead@gmail.com

  • Từ khóa:

Bình luận:

Trụ sở chính: AHEAD Hà Nội

Số 18 Tam Trinh, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
Phone:

0913567755 - 0919442077

Email:

sale@ahead.com.vn

VPĐD 1: AHEAD Hồ Chí Minh

8/29 Hoàng Hoa Thám, phường 7, quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh
Phone:

0986.077.845

VPĐD 2: AHEAD Đà Nẵng

498 Bùi Trang Chước, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, Tp Đà Nẵng
Phone:

0935.516.518