Nhận diện và loại bỏ 7 loại lãng phí trong sản xuất

Nhận diện và loại bỏ 7 loại lãng phí trong sản xuất

2018-10-03 00:00:00 6523

Bất kỳ một đơn vị nào khi sản xuất kinh doanh đều hướng tới lợi nhuận. Lợi nhuận là mục tiêu để hoạt động và tồn tại của mỗi doanh nghiệp. Lợi nhuận của doanh nghiệp gắn liền với các chi phí sản xuất, chất lượng sản phẩm, doanh thu khách hàng... Ai cũng biết rằng để tăng lợi nhuận thì ngoài việc tăng doanh thu, tăng sản lượng hàng bán được cần phải giảm chi phí trong quá trình sản xuất, kinh doanh của đơn vị.

Để giảm được chi phí thì trước hết các đơn vị phải nhận biết được tại đơn vị mình có những loại chi phí nào. Chi phí nào tạo ra giá trị, chi phí nào không tạo ra giá trị cho mình. Các chi phí tại các đơn vị có thể chia thành hai loại là chi phí chất lượng và chi phí không chất lượng. Chi phí chất lượng là các chi phí góp phần tạo ra giá trị cho đơn vị  (bao gồm các chi phí cho nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, nhân công cho sản xuất, chi phí cho sự phòng ngừa sai sót, chi phí kiểm tra quá trình…), còn chi phí không chất lượng là các chi phí không tạo ra giá trị cho tổ chức (bao gồm các chi phí như chi phí làm lại, phế liệu, chi phí do dừng máy, tai nạn, chi phí giải quyết khiếu nại, sử lý sản phẩm không phù hợp, sản phẩm bị khách hàng trả về…). Những chi phí không chất lượng còn được gọi là các lãng phí trong sản xuất và theo các chuyên gia năng suất các lãng phí trong sản xuất thường có 7 loại sau:

 

1.Lãng phí thời gian do chờ đợi hay trì hoãn

Lãng phí này thường gặp ở các đơn vị sản xuất như một công nhân hay một thiết bị không thể tiến hành công việc của mình do phải chờ một hoạt động khác kết thúc hoặc phải chờ nguyên vật liệu chuyển đến.

2.Lãng phí về vận chuyển hay di chuyển

 Điều này thường xảy ra khi việc sắp xếp nơi làm việc không hợp lý, quy trình sản xuất không phù hợp dẫn đến những vận chuyển hoặc di chuyển không cần thiết gây ra lãng phí

3.Lãng phí trong quá trình hoạt động

Loại lãng phí này có thể coi là khó nhìn thấy rõ và phần lớn là ẩn trong các hoạt động thường ngày của mỗi người. Chẳng hạn, với cùng một công việc mỗi người lại có cách giải quyết khác nhau và thời gian hoàn thành công việc khác nhau. Rõ ràng, cuối cùng mọi người đều đạt đến kết quả nhưng có người phải dùng nhiều thời gian và các nguồn lực khác hơn để hoàn thành công việc.

4.Lãng phí do tồn kho thành phẩm hoặc bán thành phẩm

 Lưu kho quá nhiều tức là doanh nghiệp đang bị tồn đọng vốn mà lẽ ra lượng vốn đó có thể được dùng cho những mục đích quan trọng khác hoặc sẽ không phải trả lãi suất vay cho nguồn vốn đó. Mặt khác, lưu kho nhiều còn dẫn đến các chi phí khác như thuê mặt bằng nhà kho, chi phí bảo quản hoặc các chi phí do hỏng hóc.

5.Lãng phí do các động tác thừa

Khi một người công nhân lấy một chi tiết sản phẩm lên, đặt nó xuống hay tìm kiếm nó thì chỉ tạo ra các cử động. Các cử động này không làm gia tăng giá trị cho chính chi tiết sản phẩm đó.

6.Lãng phí do sản xuất lỗi

Sản phẩm sản xuất ra không đáp ứng được yêu cầu. Sản phẩm lỗi không chỉ dẫn đến các chi phí trực tiếp cho doanh nghiệp mà còn kéo theo cả các chi phí gián tiếp như chi phí khắc phục, chi phí tiêu hủy hay chi phí cho bồi thường giải quyết khiếu nại.

7.Lãng phí do sản xuất thừa

Sản xuất thừa sẽ dẫn đến rất nhiều chi phí bổ sung cho doanh nghiệp. Có thể kể ra một số như: chi phí lưu kho, chi phí bảo quản, chi phí nhân lực, chi phí hành chính, chi phí thiết bị, chi phí tài chính v.v.

=> Việc nhận diện và loại bỏ 7 loại lãng phí trên sẽ giúp cho doanh nghiệp: đáp ứng các yêu cầu đúng thời hạn  (Just in time), sắp xếp và bố trí nơi làm việc hợp lý đạt hiệu quả, đánh giá quá trình sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, mua đúng thứ cần khi thấy cần dùng đến, sản xuất mà không có hàng bị sai lỗi, sản xuất những gì mà doanh nghiệp biết là có thể bán được

 

=> Vậy làm thế nào để nhận diện và loại bỏ được các loại lãng phí này?

Để thực hiện điều này thì mỗi công ty đơn vị cần có định hướng sản xuất, kinh doanh phù hợp; cần xây dựng kế hoạch sản xuất hợp lý đảm bảo đáp ứng yêu cầu khách hàng mà không gây lãng phí cho mình; sắp xếp nơi làm việc hợp lý đảm bảo nguyên tắc: Cái gì cần cho sản xuất thì mới được để nơi sản xuất, đồ đạc – trang thiết bị - dụng cụ - nguyên vật liệu sắp xếp sao cho an toàn, đảm bảo tính sẵn có, thuận tiện cho sản xuất; cần có biện pháp quản lý quá trình phù hợp với đặc điểm của mình để đạt hiệu quả cao trong quản lý….

Một trong những giải pháp đưa ra là nên lựa chọn áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng (như ISO 9000, HACCP, công cụ 5S, Kaizen, cân bằng chuyền..) phù hợp với quy mô, tình hình của đơn vị. Trong đó, nên áp dụng công cụ quản lý trực quan 5S vì công cụ này giúp cho các đơn vị quản lý khu vực sản xuất, làm việc của mình luôn sạch sẽ, đồ dùng, dụng cụ và các vật liên quan đến sản xuất được sắp xếp hợp lý thuận lợi cho quá trình sản xuất giúp giảm lãng phí cho doanh nghiệp.

Liên hệ Hotline tư vấn hỗ trợ: 0931796188. Email: vanpham.ahead@gmail.com

 

  • Từ khóa:

Bình luận:

Trụ sở chính: AHEAD Hà Nội

Số 18 Tam Trinh, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
Phone:

0913567755 - 0919442077

Email:

sale@ahead.com.vn

VPĐD 1: AHEAD Hồ Chí Minh

8/29 Hoàng Hoa Thám, phường 7, quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh
Phone:

0986.077.845

VPĐD 2: AHEAD Đà Nẵng

498 Bùi Trang Chước, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, Tp Đà Nẵng
Phone:

0935.516.518