Cơ hội từ Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTTP

Cơ hội từ Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTTP

2018-10-19 00:00:00 1488

        Sau hơn 7 năm đàm phán, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP) vừa đã được ký kết tại Chile có tính toàn diện và tiêu chuẩn cao, trên cơ sở cân bằng các lợi ích của các nước thành viên mang lại cơ hội thương mại, đầu tư và lợi ích cốt lõi cho các nước thành viên trong đó có Việt Nam. 
Nguyên thủ các nước tại lễ ký kết Hiệp định

      CPTPP được xem là hiệp định thương mại tự do dựa trên nền tảng định hướng mới cho sự phát triển thịnh vượng, cải cách nền kinh tế Việt nam và góp phần tạo kết nối và hòa nhập, tăng cường năng lực hợp tác với những nền kinh tế trọng điểm, thúc đẩy tự do thương mại giữa Việt Nam với các nền kinh tế trên thế giới.

      Các hiệp định tự do thương mại và CPTPP sẽ tạo ra những cơ hội mới và thách thức rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp tham gia trong chuỗi cung ứng toàn cầu mà Việt nam có lợi thế quan trọng như: lĩnh vực dệt may, da giầy, thủy sản, nông sản, hàng tiêu dùng…

      Như vậy, năm 2018 khi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vừa được ký kết sẽ là giai đoạn chuẩn bị cho các doanh nghiệp Việt nam tiếp cận với một thị trường rộng lớn hơn. CPTPP sẽ giảm thuế nhập khẩu tại 11 quốc gia có tổng GDP hơn 10.000 tỷ USD, chiếm hơn 13% toàn cầu. Với gần 500 triệu dân, đây là một trong những thỏa thuận thương mại lớn nhất thế giới.

 CPTPP được xem là hiệp định thương mại tự do dựa trên nền tảng định hướng mới cho sự phát triển thịnh vượng

      Tuy nhiên, để đáp ứng các yêu cầu thách thức hội nhập kinh tế Quốc tế và các hiệp định tự do thương mại FTA mà Việt nam đã ký như: Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), Tổ chức thương mại Thế giới (WTO), FTA với EU, Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á – Âu (EEC) và CPTPP thì các doanh nghiệp Việt Nam cần phải thiết lập, xây dựng và duy trì thực hiện áp dụng một trong các bộ tiêu chuẩn Quốc tế quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu cụ thể như:

  • Bộ quy tắc Trách nhiệm tuân thủ WRAP (được phát triển bởi các thành viên của Hiệp hội May mặc & Da giày Hoa Kỳ AAFA (American Apparel Footwear Association)
  • Bộ quy tắc Ứng xử BSCI: 2014 (Business Social Compliance  Initiative), Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh do Hiệp hội Thương mại Nước ngoài FTA (Foreign Trade Association) ban hành.
  • Bộ quy phạm thực hành tốt đạo đức trong kinh doanh SMETA (Sedex Members Ethical Trade Audit)
  • Bộ quy Tắc Ứng Xử của Liên Minh Doanh Nghiệp Có Trách Nhiệm RBA (Responsible Business Alliance), trước đây là Electronic Industry Citizenship Coalition (EICC), đưa ra các tiêu chuẩn để đảm bảo rằng điều kiện làm việc trong ngành hoặc các ngành điện tử, trong đó điện tử là thành phần chính yếu và các chuỗi cung ứng của ngành được an toàn, người lao động được đối xử tôn trọng và các hoạt động kinh doanh được tiến hành có trách nhiệm với môi trường và có đạo đức. 

  • Tiêu chuẩn Tái chế toàn cầu GRS (Global Recycled Standard) 

  • Các tiêu chuẩn khác như: DISNEY/ILS FAMA, ICTI, ISO 9001:2015, ISO 14001:2015, IATF 16949:2016/VDA, ISO 22000: 2018/FSSC 22000/HALAL, ISO 45001:2018, ISO 13485:2016…

 

  • Từ khóa:

Bình luận:

Trụ sở chính: AHEAD Hà Nội

Số 18 Tam Trinh, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
Phone:

0913567755 - 0919442077

Email:

sale@ahead.com.vn

VPĐD 1: AHEAD Hồ Chí Minh

8/29 Hoàng Hoa Thám, phường 7, quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh
Phone:

0986.077.845

VPĐD 2: AHEAD Đà Nẵng

498 Bùi Trang Chước, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, Tp Đà Nẵng
Phone:

0935.516.518